Định kiến giới và những hệ lụy
"Cái bẫy rập mang tên phẩm hạnh giăng ra quá lớn, đến mức những nạn nhân của nó mắc kẹt và không biết tự vùng thoát khỏi nó, hay thậm chí, không biết mình là nạn nhân."
Nhưng mà mình vừa xem vài clip trên Facebook Watch. Một clip của một chị tự xưng là Life Coach, bàn về vấn đề phái nữ ai cũng quan tâm như "Có nên chia tiền vớ bạn trai không" hay "Có nên xài tiền của bạn trai không."
Dưới comment nhiều người đồng tình chị nói hay nói đúng. Rằng đàn ông xài tiền cho phụ nữ thì mới tính là yêu, mới tình lâu dài cùng cô ấy. Đàn ông không xài tiền cho mình là không nghiêm túc với mình. Các thứ các kiểu.
Trong lúc ấy, nạn nhân của một tên quấy rối chịu sự chỉ trích vì cách mà cô giao tiếp với kẻ quấy rối mình. Họ hỏi, sao cô mềm mỏng và "đẩy đưa" như vậy, cô đang bị quấy rối mà. Chi tiết về vụ việc đã có nhiều, mình không đề cập nữa. Mình chỉ muốn viết về quá trình chúng ta đi đến điều này.
Sẽ ra sao nếu mình nói, họ, phụ nữ. Họ, mình đây. Chúng mình không thể nào phân biệt rõ ranh giới của việc quấy rối và không quấy rối như trắng với đen, bởi chúng đã bị làm mờ quá tinh vi.Cô life coach luôn nói về chuyện phụ nữ nên để đàn ông chi tiền vì mình. Ừ, nghe hợp lý mà, nghe như thể cô ấy đang được trân trọng.
Ở phía ngược lại, liệu cô gái ấy có bị tố cáo là đào mỏ vì đã trót xài tiền của bạn trai cô không? Mình nghĩ có đấy. Nhưng, tất cả chọn thỏa hiệp, vì có gì to tát đâu. Và nhìn xem, nó dẫn đến điều gì.
Bây giờ, ai cũng nghĩ đàn ông tiêu tiền vì người yêu là hiển nhiên - bởi cái lập luận đó đều được cả hai giới mặc nhiên chấp nhận. Việc tố cáo một kẻ quấy rối mình cũng như vậy đấy. Những cô gái không được dạy cách để phân biệt đâu là hành vi sai trái, ngụ ý gì đằng sau lời khen về ngoại hình của cô hay một bình phẩm vu vơ nào đó từ giới còn lại. Họ đâu thể hỏi tất cả những gã đàn ông đang, đã giao tiếp với họ, rằng "anh có định quấy rối tôi không". Ngay cả việc họ chia tiền trong lần hẹn hò cũng bị xem là red flag, và việc được bạn trai chi tiền cho được xem như một phước lành, thì còn nói gì được nữa?
Tất cả những điều không nên bình thường hóa đều được bình thường hóa! Đáng buồn thay, mình phải nói như thế.
Hay, hãy đặt câu hỏi thế này: tại sao có vẻ như phụ nữ luôn phải lo nghĩ về một điều thuộc phạm trù trách nhiệm của hai người? Cô ấy phải cẩn thận với đối tượng mình giao tiếp, rồi phải đừng tỏ ra quá độc lập, đừng bày tỏ mong muốn chia tiền. Cô ấy phải là người làm điều đó, mà không phải là ai khác.
"Cái bẫy rập mang tên phẩm hạnh giăng ra quá lớn, đến mức những nạn nhân của nó mắc kẹt và không biết tự vùng thoát khỏi nó, hay thậm chí, không biết mình là nạn nhân."
Bạn thấy đấy, không chỉ trắng và đen, mà là sự tích lũy của rất nhiều nhận định về vai trò giới và thực hành xã hội. Không hề chỉ trắng và đen, chuyện không diễn ra như vậy.
Vậy nên, điều mình nghĩ mình có thể làm, là làm việc với niềm tin. Xem lại những định nghĩa mà bản thân cho là hiển nhiên. Và biết đâu, mình sẽ nhìn thấy điều bấy lâu nay bị giấu che khỏi mắt.
Những thứ ấy là thứ mình thực lòng tin, hay bị buộc phải tin?
Xin hãy cẩn trọng. Và đồng cảm hơn. Ít nhất, xin hãy làm như thế.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất