Mua sắm là nhu cầu thiết yếu của con người. Cần thì mới mua và chắc chắn rằng nó làm mình thỏa mãn.
 Vậy như thế nào là thỏa mản hợp lý và thỏa mãn không hợp lý?
Người ta thường hiểu lầm việc mua sắm một món đồ là thỏa mán mong muốn cá nhân và để tích trữ cho tương lại sẽ dùng đến. Điều đó không hoàn toàn sai. Nhưng nó cũng chưa hẳn là đúng.
by xadik
  Chúng ta mua sắm với mức chi tiêu không cho phép, dẫn đến sau khi nhận được tiền lương hoặc tiền trợ cấp từ gia đình. Tất cả mau chóng kết thúc thành con số không, lúc này bạn chợt nhận ra giá trị đồng tiền liệu đã tiêu xài hợp lý chưa. Với một số cá nhân tiêu tiền hợp lý họ sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình có vì đó là tiền dành dụm được để mua. Nó rất khác với việc tiền vừa nhận được để chi tiêu cho nhiều vấn đề thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày để mua và đó gọi là thỏa mãn không hợp lý.
  Từ thỏa mãn không hợp lý dẫn đến điều gì?
   Nói đến đây chắc ít nhiều người sẽ đồng tình với việc nhịn ăn, nhịn uống, nhịn mua những nhu yếu phẩm, hoặc có mua nhưng với số lương ít hoặc giá trị không cao để tiêu. Và Cái giá phải trả chưa dừng tại đó mà dẫn theo là nếu không đủ đáp ứng nhu cầu hằng ngày bạn sẽ tạo ra thêm cái gọi là khoản âm. Ở đây không gọi là khoản nợ, vì tiền đó có thể là tiền xin thêm, tiên cho mượn từ trước và giờ xin lại, tiền mượn bạn bè, gia đình người thân.
   Dù phải trả hay không phải trả thì đó vẫn là tiền âm. Giá trị bản thân cũng nằm ở mức độ mượn và trả. Bạn mượn và sau đó bạn trả là chuyện bình thường, nhưng nó sẽ rất không hay nếu bạn thường xuyên mượn một người họ cũng sẽ có chút e dè khi biết bạn mượn tiền, mặc dù không có ý xấu, nhưng tâm lý đó gọi là quá trình tạo nên thói quen.

   Khi tiền âm càng nhiều, nếu bắt buộc phải trả thì sau khi nhận thêm tiền mỗi tháng, tiền mỗi tuần( mỗi ngày) bạn đều phải trả(Theo nhiều cách) và tiền tích trữ lúc này sẽ luôn ở mức thấp hoặc không có. Hệ quả là cái vòng luẩn quẩn đó lại tiếp tục tái diễn. Cũng vì tất cả yếu tố đó bạn khó có thể giàu lên được.
  Nhiều người vẫn hay bảo với nhau rằng: "Tôi thậm chí còn không mua một gói thuốc, không nhậu nhẹt, không la cà hàng quán. Nhưng sao tôi vẫn không khá lên được". 
   Đó là vấn đề nhiều người mắc phải. Vậy làm sao để khác phục mặc dù đã nhận ra được nhưng không làm được?
  Lúc này định hạn thời gian mua là câu trả lời cho mọi vấn đề. 
  Ta nhìn thấy một món hàng muốn mua, trước hết là suy nghĩ đến số tiền thu nhập của mình kế đến là tiền đang có và sau là tính đến là thời hạn bán, số lượng của món hàng có giữ được lâu hay không. Đưa ra kế hoạch tiết kiệm từ trước, tránh tiêu lặt vặt quá nhiều. Và quan trọng nhất lá món hàng đó phù hợp với môi trường, khung cảnh của mình hay không (Tránh tạo ra tâm lý Diderot, google để biết thêm), giá đã hợp lý chưa, có nhất thiết phải có hay không và dám chắc rằng nó là một món hàng không vì sở thích một cái gì đó mà mua hay không. Tóm lại bạn thật sự phải có nó bây giờ hay không. Để đưa ra mức dự trù.
   Xác định ngày sẽ mua: Đã xác định được là sẽ mua thì cũng đã xác định được mức tiệt kiệm.
(Ở đây tôi chỉ nói đến vấn đề tiết kiệm trong việc mua sắm, điều quan trọng để không bị âm tiền)
"Đừng cố nói điều này với những người không hiểu chuyện. Vì họ sẽ không quan tâm đến nó. Ngược lại bạn sẽ là người không hiểu chuyện chứ không phải họ."