Dạo gần đây, mình thực sự suy nghĩ nghiêm túc về việc tại sao mình luôn đứng ở giữa ranh giới phân loại điểm số, luôn là một mức gần sát nhưng chẳng bao giờ chạm tới.
Rồi mình nhận ra, Đại học không phải là nơi đầu tiên ghi dấu những câu chuyện ấm ức như vậy của mình. Mà nó đã xuất hiện từ lâu, rất lâu rồi. Từ khi mình bắt đầu học cấp 2, khi kết quả học tập được ghi nhận một cách cụ thể và chính xác hơn qua các bài kiểm tra và tính hệ số, khi các môn học không chỉ còn loanh quanh và dễ dàng như tiểu học.
Từ những kỳ học đầu tiên của cấp 2, mình đã luôn luôn ở mức 8.8, 8.9 điểm tổng kết, chưa bao giờ hơn, và mức đạt xuất sắc là 9.0. Khi đó mình luôn tự an ủi rằng bởi vì mình bỏ bê, mình không học những môn phụ nên kết quả là như vậy. Những con số này cứ tiếp tục theo mình đến hết cả những năm cấp 3.
Lên ĐH, chương trình học khác, không phân biệt môn chính hay môn phụ, mình tưởng sẽ chẳng có những câu chuyện như vậy nữa. Thế nhưng, vấn đề khác nảy sinh. Thay vì ranh giới học sinh xuất sắc thì giờ đây, ranh giới là các mốc điểm tử thần để mình được A thay vì B rất cao, được B thay vì C gần sát B. Điều này còn khổ tâm hơn nhiều. Và mình tiếp tục rơi vào những con số ấy. Luôn là ngấp nghé, là dằn vặt, là tự hỏi tại sao. Không phải mình không hiểu bài, càng không phải mình không học, thế nhưng kết quả vẫn không như mình muốn, đặc biệt khi so sánh với những con người học cùng mình.
Mình không hay để ý chuyện điểm số. Nhưng khi nhìn kết quả của mình và nhìn sang những người bạn, nhìn lại những gì mình bỏ ra, nhìn lại những gì mình đã học và hiểu, mình lại cảm thấy buồn và khó chấp nhận được. Vấn đề của mình là nằm ở đâu chứ?
Haizzz lan man một chút ngày buồn :( mình chẳng muốn so bì. Chỉ là đôi lúc thật chạnh lòng.