Khi những ngôi sao thẳng hàng một cách hoàn hảo, một ca khúc về nỗi đau khổ cá nhân sẽ trở thành một thánh ca cho cả một thời đại, thậm chí là thế hệ. Con người của những năm 60 hoàn toàn không có khái niệm về những bài hát kiểu này. Năm 2005, Wake Me Up When September Ends không những trở thành một trong những bài hát hay nhất của họ, mà còn trở nên đặc biệt theo thời gian.


Ý nghĩa đầu tiên của Wake Me Up When September Ends là nói về cái  chết của cha Billy Joe Armstrong.(Armstrong là một trong những người  viết những ca khúc và cũng là hát chính cho Green Day).
Armstrong không thể biết được thế nào là một nỗi đau đớn tột cùng mãi cho đến khi tròn năm tuổi, sau khi bố của ông qua đời vào năm 1982.




Wake Me Up When September Ends - Green Day
Summer has come and passed
Mùa hè đến và đi
The innocent can never last
Ngây thơ có thể chẳng còn mãi
Wake me up when September ends
Nào hãy đánh thức tôi khi tháng chín qua đi
Like my father’s come to pass
Như sự ra đi của người cha yêu dấu
Seven years has gone so fast
Bảy năm trôi qua sao thật nhanh
Wake me up when September ends
Nào hãy đánh thức tôi khi tháng chín qua đi
Here comes the rain again
Và cơn mưa lại đến
Falling from the stars
Rơi xuống từ những vì sao
Drenched in my pain again
Làm thấm ướt nỗi đau trong tôi lần nữa
Becoming who we are
Trở thành người ta muốn
As my memory rests
Từ nơi ký ức ngủ yên
But never forgets what I lost
Nhưng đừng quên những gì tôi đã mất
Wake me up when September ends
Nào hãy đánh thức tôi khi tháng chín qua đi

Ca khúc sâu lắng và ý nghĩa theo một cách riêng, giống như một chú  chim nhỏ đậu trên cành cây mục nát, có thể chết vì rơi xuống, nhưng cũng  chẳng thể thoát vì chú chẳng bay xa được. Và chuyện gì cũng sẽ qua,  Armstrong đã trưởng thành và tìm được lối thoát cho con tim nhờ sự giúp  đỡ của những người bạn trong ban nhạc. Ca khúc để lại cho chúng ta những  suy nghĩ. Rằng những nổi đau sẽ không bao giờ được chữa lành hoàn toàn.


Có một khoảng thời gian khi Green Day xoay vòng đi tìm hướng đi cho nhóm. Mất một khoảng thời gian quá dài để thay đổi. Và American Idiot như một phát nổ bắt đầu sự sống, với sự xuất hiện của Wake Me Up When September Ends.
Armstrong đã từng nói: “Nếu có một bài hát không cùng chủ đề trong album, thì đó chính là Wake Me Up When September Ends. Nó là câu chuyện của tôi. Tôi không bao giờ cảm thấy khó chịu khi hát  về cha tôi. Tôi rất sợ khi hát, nhưng nó là liều thuốc cho vết thương  lòng, vì nó giúp bạn vượt qua sự ra đi của người bạn yêu.



Cả album mang màu sắc phản chiến. Cho những thế hệ trưởng thành từ sự kiện 11/9. Phía sau những cuộc chiến “phiêu lưu” của tổng thống Bush, chúng ta – thế hệ trẻ trở thành những kẻ hoang tưởng, mơ mộng hão huyền  về cái di sản không có thật. Thay vì tập tập trung vào lợi ích quốc gia  và mang đến sự công bằng, thì chúng ta lại tiến hành một cuộc chiến vô  nghĩa trên những nước Châu Á xa xôi. Tệ hại hơn không chỉ sự phá hủy của  bom đạn, mà chính từng con người cũng hoá điên theo chúng. Một cuộc  chiến phá hủy xã hội từ bên trong nơi những vùng đất xa xôi.
Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới đang bốc cháy
Wake Me Up When September Ends, dù thời gian có qua đi và nó dần  trôi vào quên lãng. Nhưng ngọn lửa của nó vẫn âm ỉ cháy để nói lên tư  tưởng phản chiến. Dù máu đổ, thịt tan, sự phí hoài tiền bạc và thậm chí  cả mạng sống không được đề cập qua những ca từ.(Nội dung MV kể về sự  chia ly của một đôi uyên ương khi chiến tranh Iraq xảy ra). Nhưng vượt  lên trên hết mọi thứ, tình yêu của đôi trẻ trao cho ca khúc một ý nghĩa  khác, nhân văn và đẹp đẽ hơn.
Wake Me Up When September Ends tình cờ trở thành một ca khúc phản chiến và đầy tinh thần yêu nước quan trọng. Một bài hát mang ý nghĩa cá nhân đã lan rộng tới cộng đồng.
Và sự tình cờ ngẫu nhiên đó trở nên kỳ lạ khi sự kiện 11/9 khủng khiếp  xảy ra. Nó trở thành một định mệnh khi con trai của Armstrong sinh ra  vào ngày 12 tháng 9.
Thứ âm nhạc của Wake Me Up When September Ends thật ấn tượng,  một sự phối hợp hoàn hảo từ electric-acoustic Folk khúc dạo đầu cho đến Punkish riff phần điệp khúc, thêm vào đó là tiếng trống không thể quên  được của Green Day ngày trước.
Giọng hát của Armstrong thật truyền cảm biết bao. Chúng ta leo lên  con tàu cuộc đời của ông và với tiếng guitar vang lên, mọi thứ hoà lẫn  dày đặc sự hối hận và giận dữ.
Khi ca khúc bắt đầu, bài hát rơi vào một giai điệu Folk nhẹ nhàng,  sau đó chuyển qua giai điệu Punk phóng túng, vòng lặp lại tiếp tục kéo  theo những xúc cảm giống như đạp xe trên những vùng đồi nhấp nhô. Bài  hát kết thúc bằng âm thanh nhỏ và dần vang xa. Rất khó để diễn tả ca  khúc làm ta cảm thấy thế nào. Một người nghe nhạc lão luyện nhất có thể  nói sau khi nghe bài hát. Đó là “sobering”.(tôi nghĩ là điềm tĩnh và nhẹ  nhàng, một cảm xúc không phải là vô cảm mà là chấp nhận trước những  thay đổi trong cuộc sống).
Và bạn biết không, bài hát của chúng ta lại tiếp tục cuộc hành trình của nó.

Wake Me Up When September Ends đã trở lại trong thảm kịch bão Katrina vào cuối tháng 8 năm 2005. (Ca khúc được phát hành và tháng 6 cùng năm)
Ngày 24 Tháng 9 Năm 2005, The New York Times:
“…Một ca khúc cũ nhưng mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Hai tuần trước, Karmagrrrl, một blogger cũng được biết đến như là Zadi, đã kết hợp bài  hát của Greenday với chương trình tin tức về bão Katrina và đưa nó lên  trang blog của cô ấy. Thật bất ngờ rằng nó phù hợp đến kỳ lạ.”
Có khoảng 90,000 người dân của New Orleans vẫn chưa quay trở lại, chiếm 20% dân số.
Sự hoang tàn, nghèo đói và bần cùng của New Orleans như một nhát đâm cho chính phủ và cộng đồng quốc tế. Một thành phố chìm trong biển nước và đổ nát.

Wake Me Up When September Ends là một ca khúc không thể quên. Vì  ba câu chuyện của nó và là cột mốc cho sự trưởng thành của Armstrong và Green Day, biến họ từ những thằng vô lại hát về “dicks” của mình trở thành một nhóm nhạc cùng những ca khúc day dứt về cái chết, mất mát, và tình cờ đóng vai trò tinh thần trong hai thảm kịch của nước Mỹ.



Nhà thơ Anh W.H.Auden từng nói:
The words of a dead man
Are modified in the guts of the living
Lời của một người chết
Được thay đổi trong lòng sự sống



Armstrong đã không biết rằng khi ông ấy đặt bút viết thì những ca từ ấy còn có ý nghĩa nhiều hơn là sự mất mát người thân.


Ring out the bells again
Hãy rung hồi chuông một lần nữa
Like we did when spring began
Giống như chúng ta đã từng làm khi mùa xuân đến
Wake me up when September ends
Hãy đánh thức tôi khi tháng chín qua đi

Nguồn: Wake Me Up When September Ends | Song Mango
http://songmango.com/wake-me-up-when-september-ends-by-green-day-review/