Dịch: Lý do tôi quyết định kết hôn (của Nobita from Japan – Nobita người Nhật Bổn :v)
Trans note:
Hai, domo! wibu cancerlator desu :v
Mình dịch bài này vì thấy khá là nhiều điểm mình tìm được sự đồng điệu với hoàn cảnh của tác giả. Bản thân mình luôn cảm thấy mình có ti tỉ khiếm khuyết không biết khắc phục như thế nào cho xuể, là một con người cực kỳ kém hoàn hảo nếu không muốn nói là tồi tệ, và nếu mình kiếm được người yêu hay lấy được ai thì đó quả là cú lừa thế kỷ còn hơn cả thương vụ Athletic Bilbao bán Kepa cho Chelsea nữa :v. Tuy nhiên thì mình cũng tin rằng hiện tại đang có nhiều bạn cũng đang cảm thấy như mình, và trong tương lai thì sẽ càng nhiều người hơn nữa cảm thấy bất an về bản thân như vậy, đặc biệt là trong giai đoạn sắp tới với sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và các vấn đề tâm lý trong giới trẻ. Nên có thể sẽ có người cảm thấy bài này hữu ích :3.  
Và như mọi khi thì vẫn là tại trans bị rảnh háng :v
Tất nhiên là video được đặt trong bối cảnh của Nhật Bản và một phần mục đích của video là để giới thiệu hiện trạng tại Nhật Bản nên sẽ có đôi phần khập khiễng so với ở Việt Nam. (Đặc biệt là về chuyện Ly dị. Mặc dù hiện nay đúng là ở Việt Nam đã ly dị nhiều hơn nhưng mà mình nghĩ là nó không xảy ra dễ dàng cho lắm và hệ lụy thì có lẽ cũng phức tạp hơn. Đồng thời đối với bối cảnh ở Việt Nam ít có các điều kiện để bảo vệ bạn hơn nên bạn cũng sẽ khó hồi phục hơn khi dính phải vào một cuộc hôn nhân tệ).
Đôi nét về Nobita from Japan (Dịch từ website của ổng luôn, chứ tui hông có biết viết sến súa kiểu này =.= https://find-your-love.tsubasakaiser.com/)
“Nobita sinh ra và lớn lên tại một vùng ngoại ô của Tokyo. Toàn bộ tuổi thơ và thời niên thiếu của anh dành cho đam mê bóng đá. Sau khi bị dính một chấn thương của đầu gối, anh buộc phải từ bỏ bóng đá, và từ đó anh mất đi cảm hứng trong cuộc sống và hoàn toàn gục ngã.
Tuy nhiên, may mắn là anh đã tìm, đó là YouTube.
Một vài năm trước anh lập ra kênh Youtube của mình với vốn tiếng Anh ít ỏi. Tại thời điểm đó, anh hoàn toàn không có định hướng gì về việc mình đang làm, nhưng rồi dần dần anh cảm thấy hứng thú và rồi sau này anh đã tìm được cho mình một đam mê mãnh liệt mới: đó là sự nghiệp nhà báo và chia sẻ tiếng nói của người Nhật.”
Các video phóng sự của Nobita tập trung vào 3 chủ đề chính:
"1. Các vấn đề xã hội – chính trị - những điều ít người nói đến và những góc khuất của “nước Nhật hoàn mỹ”.
2. Tiếng nói của người Nhật – Những góc nhìn và những câu chuyện đời độc đáo.
3. Các xu hướng và đặc điểm văn hóa – Những điều khiến cho Nhật Bản thật độc đáo và thú vị”
Disclaimer: Mình k có hiểu tiếng Nhật. Nhưng mà engsub thì là của ông Nobita tự dịch nên vẫn là nguyên văn của ổng thôi. Các phần trong ngoặc vuông […] là phần phỏng vấn. Còn trong ngoặc tròn (…) là các từ nối và các cụm diễn đạt thay thế mà mình cảm thấy cần thiết để câu gốc rõ nghĩa hơn, và đôi khi là mấy cái nerd joke của trans-lầy-tờ nữa :v.
Anw, here we go.

Bài dịch:

Nobita:
Xin chào. Lại là tôi. Nobita đây.
Như tiêu đề của video đã nói, tôi đã quyết định đi đến hôn nhân với một người bạn gái sau khi chúng tôi đã yêu nhau trong nhiều năm. Ngoại trừ việc “Con rồ nào lại đi cưới cái thằng mặt như củ từ này!?”, thì các bạn cũng lẽ cũng sẽ thắc mắc tại sao tôi lại đưa ra được quyết định đó, vì thế ngày hôm nay tôi sẽ xin chia sẻ điều đó. Nhưng có lẽ tôi sẽ xin lỗi trước nếu những gì tôi nói nghe giống như đang thúc giục các bạn cưới. Tôi thật sự không hề có ý định làm như thế và càng không có ý định làm video khoe couple nào (say no to couple-porn, bois =)))) ). Chuyện đó sẽ không xảy ra, và kênh này sẽ vẫn theo sát chủ đề chủ đạo của nó: đó là các vấn đề xã hội và các xu hướng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, tôi sẽ chia sẻ những giác ngộ của tôi với các bạn ngày hôm nay, bởi vì ngày nay chúng ta thấy rất nhiều nam giới tại Nhật Bản không mặn mà với chuyện hôn nhân và tỉ lệ hôn nhân/tỉ lệ sinh đang ngày càng giảm, đặc biệt là tại Nhật Bản. Nếu bạn không ủng hộ hôn nhân, điều đó hoàn toàn ổn, và chẳng ai đang ép bạn phải cưới ai cả. Tất cả những gì đang làm là chia sẻ với các bạn quan điểm của tôi về hôn nhân vào lúc này là như thế nào, và có thể nhiều nam thanh niên ở Nhật Bản sẽ cảm thấy có sự đồng điệu. Nói về bối cảnh thì, nhiều người đã chỉ ra rằng các video gần đây của tôi đôi phần có xu hướng bài xích hôn nhân, và điều này thì khiến tôi khá là áy náy. Do đó, hy vọng rằng video này sẽ giúp cán cân trở nên cân bằng hơn đôi chút.
Khi còn ở độ tuổi 20, thực sự tôi không bao giờ tính đến chuyện đi đến hôn nhân, và khi đó tôi từng nghĩ hôn nhân là một lựa chọn tồi. Vậy đầu tiên tôi sẽ xin phép chia sẻ nguyên nhân tại sao tôi lại suy nghĩ như vậy, bởi vì điều đó sẽ phần nào giúp giải thích tại sao tôi lại lựa chọn đi đến hôn nhân. Về cơ bản thì có 3 lý do khiến trước kia tôi không muốn kết hôn. Lý do thứ nhất là Ly dị. Ngày nay thì chúng ta thấy vô cùng nhiều người ly dị, và ấn tượng của tôi đối với Ly dị thì vô cùng tệ: Ấn tượng đó như thế này này: Một sự thất bại toàn tập, đầy sự hổ thẹn, đau khổ và thất vọng. “Cách tốt nhất để không phải ly dị là đừng kết hôn”, đó chính xác là cách tôi từng nghĩ. Tuy nhiên, trong một vài năm vừa qua, tôi đã có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi với rất nhiều người từng trải qua ly dị. Và quả thực, mặc dù đó là một ngộ nhận sai lầm và có phần vô lễ với những người từng ly dị nữa, nhưng đúng là tôi từng nghĩ những người đó sẽ luôn sống trong sầu khổ, tuyệt vọng. Nhưng điều đó hóa ra lại không hẳn đúng. Khi nói chuyện với những người đó, tôi nhận ra rằng dù có từng ly dị hay không thì bạn vẫn hoàn toàn có thể có được hạnh phúc trọn vẹn. Nhận ra điều này giúp tôi cởi được gánh nặng trong lòng và cảm thấy bớt lo sợ hơn. Giờ đây tôi đã hiểu rằng ly dị không phải là điều gì quá tồi tệ không thể vượt qua được, và cũng không đồng nghĩa với việc bạn là một kẻ thất bại. Tôi biết điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng không phải chỉ mình tôi có suy nghĩ này. Nhiều nam thanh niên trẻ ở Nhật Bản cũng rất sợ nguy cơ xảy ra ly dị. Và có lẽ bản thân các bạn cũng đang có trải nghiệm tương tự - “Ông ba bị mang tên Ly dị”. Tất nhiên tôi vẫn nghĩ rằng ly dị là một điều gì đó rất bất tiện và không nên được khuyến khích quá nhiều. Về phần vợ chồng chúng tôi thì cả 2 đều muốn tránh không để điều đó xảy ra, và vì thế cả 2 bên sẽ cần nỗ lực để điều đó không xảy ra. Tuy nhiên thì không ai có thể đoán định trước điều gì đang đón chờ ở tương lai, và kể cả nếu không may có phải ly dị, thì đó chắc chắn không phải là tận cùng của thế giới. Tôi tin tưởng rằng chúng tôi vẫn sẽ có thể đứng lên một lần nữa và cuối cùng xây dựng được cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
[G.s. Jaime (Giáo sư tại Đại học Kanazawa. Tới từ Baltimore, Mỹ).
“Vẫn sẽ luôn có khả năng đó, nhưng chúng ta luôn có thể hy vọng rằng nó sẽ không xảy ra, và về phần mình thì tôi nghĩ nếu các bạn chủ động nỗ lực để cho mối quan hệ hôn nhân không chấm dứt, thì khả năng cao là các bạn sẽ thành công. Hôn nhân chắc chắn, chắc chắn không phải là đích đến cuối cùng. ‘Sau khi bạn kết hôn bạn sẽ được giải thoát, bạn không còn gì phải làm với các mối quan hệ nữa’, tôi nghĩ mọi chuyện không hề giống như vậy một chút nào.”]
Nobita (tiếp):
Lý do thứ 2 là tiền. Nói ra xấu hổ, thu nhập của tôi thì khá là eo hẹp. Mà, theo tôi nghĩ thì, có lẽ dưới mức thu nhập trung bình tại Nhật Bản. Mặc dù nếu chỉ có 1 mình thì tôi nuôi thân cũng ổn thôi, nhưng tôi không dám chắc rằng mình có thể làm ra đủ tiền để nuôi sống một gia đình. Trên thực tế, nguyên nhân số 1 khiến cho đàn ông Nhật Bản rất ngần ngại lấy vợ chính là an ninh tài chính, và tôi là 1 trong những người đàn ông như thế. May mắn là, bạn đời của tôi có công việc và cô ấy cũng có thu nhập không hề kém tôi. Cô ấy sống hoàn toàn độc lập và chưa từng bao giờ phàn nàn về mức thu nhập khiêm tốn của tôi cả.  Nhưng có lẽ điều đó ngày nay cũng không hẳn là quá hiếm. Bản thân tôi cũng có biết nhiều người phụ nữ sống hoàn toàn độc lập hoàn toàn không phải phụ thuộc vào chồng của họ. Tôi từng nghĩ rằng “nếu như bạn không giàu, thì bạn không đủ điều kiện cho hôn nhân”. Nhưng bây giờ thì tôi nghĩ rằng nếu như bạn không làm ra nhiều tiền, bạn vẫn có thể có những cách khác để đóng góp cho gia đình của mình, như là (chui chạn) quán xuyến việc nhà hay trợ giúp vợ trong công việc, v.v.
[G.s. Jaime:
“ ‘Bạn không có đủ tiền để tính chuyên hôn nhân’ – chẳng ai trên đời này có lúc nào cảm thấy mình có đủ tiền để làm hầu hết tất cả mọi việc họ làm trên đời. Nếu bạn làm ra 10 triệu yên 1 năm, bạn sẽ nghĩ ‘Giá mà tôi có nhiều tiền hơn một chút, thì tôi có thể làm việc này’. bạn làm ra 20 triệu yên 1 năm, bạn sẽ nghĩ ‘Giá mà tôi có nhiều tiền hơn một chút, thì việc kia sẽ trở lên dễ dàng hơn nhiều’. Thế nên, tôi không nghĩ là sẽ có bất cứ con số màu nhiệm nào là thỏa mãn cả.
Cậu biết đấy, sẽ là một câu chuyện khác nếu, chẳng hạn như, cậu không có nổi đủ tiền để chi trả tiền ăn uống, điện nước, v.v.. Nhưng tôi không nghĩ là cậu rơi vào trường hợp đó. Cậu sẽ đi từ thu nhập một người lên thành thu nhập 2 người. Dù là thu nhập của bọn cậu cũng không phải là cao lắm đi nữa, thì cậu cũng sẽ có một người bạn đời đồng hành với mình trong việc lao động để nuôi sống gia đình.]
Nobita (tiếp):
Nguyên nhân thứ ba là thiếu niềm tin vào bản thân. Trong cuộc đời tôi đã từng phạm không biết bao nhiêu sai lầm và gặp không biết bao nhiêu là thất bại, có lẽ là nhiều hơn hết thảy mọi người, trên hầu như mọi mặt của cuộc sống, một cách ê chề và thảm hại. Càng phạm nhiều sai lầm, tôi càng ý thức nhiều hơn những khiếm khuyết của mình, và tôi không dám tin tưởng rằng mình có thể  làm cô ấy hạnh phúc. Nếu như tôi là người duy nhất phải chịu hậu quả vì sự kém cỏi của mình thì cũng ổn thôi, nhưng mà gia đình tôi thì chắc chắn là không xứng đáng phải gánh chịu điều đó. Ý nghĩ đó thật đáng sợ. Nếu bạn là một thằng lesor như tôi, có lẽ bạn cũng sẽ lo lắng “Nếu như cuộc sống của cô ấy trở nên bất hạnh vì mình thì sao?”
[Jaime:
Bất kể hoàn cảnh của cô ấy như thế nào, tính cách cô ấy ra sao hay là những thứ khác đại loại như vậy, thì ở giải đoạn này của cuộc đời, việc có những cảm giác như của cậu là hoàn toàn bình thường.
Nobita: Vậy anh sẽ cho tôi lời khuyên như thế nào?
Jaime: Tôi cũng sẽ đưa ra lời khuyên tương tự như lời khuyên tôi cho các sinh viên của mình về sự tự tin: ‘Đừng có lo lắng quá nhiều về sự tự tin. Hãy cứ lo tập trung làm tốt những việc bạn phải làm’. Mức độ tự tin của bạn là một tùy biến mà bạn không thể kiểm soát được, nhưng cách mà bạn đối xử với bạn đời của mình thì là một thứ hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Bạn không cần phải quá tự tin. Bạn chỉ cần làm những điều đúng đắn, và thường thì chỉ cần như vậy là mọi thứ sẽ ổn. Nhân tiện nói về chủ đề này, tôi thấy rằng nhiều người thường có tư duy chưa mua ngựa đã đòi mua xe, **** (thua xD) (Nobita: Ooohhh). Thay vì mua ngựa về để kéo xe, thì họ lại đi mua cái xe trước nhưng mà sau đó lại không có tiền để mua con ngựa, vì thế cái xe trở thành vô dụng và chả đi đâu được cả. Chẳng hạn như thế này, họ quan sát Michael Jordan, rồi họ tự bảo mình ‘Ồ, anh chàng kia thật là tự tin biết bao. Nếu mà tôi có được tự tin như thế, hẳn là tôi sẽ trở thành một siêu sao bóng rổ … ơ mà khoan đã?’ Đúng ra thì bạn phải trở thành siêu sao bóng rổ, rồi sau đó bạn mởi có được sự tự tin đó. Thậm chí có nhiều những người cực kỳ giỏi trong lĩnh vực của mình, lại không bao giờ tự tin vào chính mình; nhưng họ đã phấn đấu thành công để trở nên giỏi trong công việc của mình, và đó mới là điều thực sự quan trọng.]
Nobita (tiếp):
Jaime phần nào đã giúp tôi tin tưởng rằng có lẽ tôi không cần phải chắc cú quá như vậy. Nếu bạn quá ăn chắc mặc bền về chuyện đó, thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy sẵn sàng cho việc kết hôn cả. Về phần mình thì tôi cảm thấy bản thân vẫn còn đầy những khiếm khuyết và sự kém cỏi, và thậm chí cho đến lúc này thì tôi vẫn không nghĩ mình đủ điều kiện cho việc kết hôn, nhưng chính vì lý do đó tôi muốn lấy đó làm động lực để nỗ lực phấn đấu và phát triển trưởng thành hơn con người của mình. Khi bạn kết hôn, thì có một điều này sẽ trở nên rõ ràng: Là một người chồng, bạn chắc chắn sẽ không muốn làm một điều gì làm tổn hại đến vợ, bố mẹ vợ và bản thân bạn. Tôi hy vọng rằng trên phương diện đó, hôn nhân sẽ có những tác động tích cực.
1. Ly dị không phải là điều gì quá khủng khiếp không thể vượt qua được. Đó có thể là một trải nghiệm sẽ dạy cho bạn những bài học tốt trên đường đời.
2. Bạn không nhất thiết phải giàu có, và (ngoài kiếm ra nhiều tiền) còn có những cách khác để giúp đỡ gia đình của bạn.
3. Hãy lấy đó làm một nguồn lực to lớn để phấn đấu làm việc chăm chỉ hơn và cải thiện bản thân.
Vậy là video lần này theo một phong cách khá là khác với các video mọi khi của tôi, và thành thật xin lỗi nếu như bạn cảm thấy nó không có ích nhiều cho bạn. Nhưng tôi hy vọng nó sẽ giúp ích cho những nam thanh niên trẻ, dù chỉ chút ít thôi cũng được, nếu như họ cảm thấy ngần ngại không muốn kết hôn như tôi trước kia. Kết hôn không phải là sự chấm dứt, mà ngược lại nó là một sự khởi đầu mới. Tôi tin rằng nó là một bước khởi đầu cho một chặng đường mới thực sự trong cuộc sống. Bằng cách tiếp tục phấn đấu, nỗ lực, tôi hy vọng tôi sẽ càng ngày càng tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành một người đàn ông có thể mang lại hạnh phúc cho gia đình của mình.

Bản gốc:
Why I chose to get married (by Nobita from Japan)

Nobita:
Hi. It’s me, Nobita.
As the title says, I decided to get married with a woman I’ve been in a relationship with. Aside from “Who the f*ck is gonna marry this ugly guy!?”, you may wonder why I made up my mind, so let me share that today. But my apology in advance if I sounded forcing you to get married. I don’t really have any intention of it or doing any couple videos. That will never happen, and this channel will stick to the theme: social issues and trends in Japan. But I decided to share my realizations with you today because nowadays we see many young man against marriage and marriage/birth rate has been dropping especially in Japan. If you’re against marriage, it is totally ok, and you do not have to change your mind. All I do is just give you how I see marriage now, and many young men in Japan might relate to it. To give you some context, many people pointed out (that) my recent videos have been kinda discouraging marriage, (for) which I feel bad. So hopefully, this video will make it fair (balance it out) a little bit.
When I was in my 20s, marriage never came to my mind, and I thought marriage was a terrible choice. Let me talk about why, because it kinda explains the reason why I chose to get married. I had three reasons why I didn’t really want to get married. No.1 is divorce. We see so many people getting divorce nowadays, and my image of divorce is extremely bad. The image was like: a lot of failure, embarrassment, misery and disappointment. “The best way to avoid divorce is not to get married in the first place”, that’s exactly what I used to think. But over the past few years, I’ve had chance to talk to many people who went through divorce. This was a bad assumption and kinda rude, but I thought those people would be unhappy and depressed. But that wasn’t really true. Talking with those people, I noticed whether or not you got divorced, you can be the happiest person in the world. The realization made me relieved and much less anxious. I understand now (that) divorce isn’t the end of the world and it doesn’t mean that you failed. I know it sounds so obvious, but (it was) apparently not just me. Many young men in Japan are very afraid of the possibility of divorce. Maybe it applies to you as well. “The big fear of divorce”. I still think that divorce is kinda (an) unpleasant thing and shouldn’t be so encouraged. We both want to avoid it, so both need to make effort not to make it happen. But we don’t know what’s gonna happen, and even if devorce happens, it wouldn’t be the end of the world. I believe we could bounce back and have a happy life in the end.
[Jaime (Professor at Kanazawa University. From Baltimore, U.S.).
“It’s always a possibility, but hopefully it won’t happen, and I think if you actively keep working toward not letting it end, you’re more likely to be successful. Marriage is definitely not, it’s not the final goal. “Once you get married then you are free, you are done with your relationship”, I don’t think it’s like that at all.”]
Nobita (cont.):
No. 2 is money. This is embarassing, but I have a income. I mean, probably below the average income in Japan. Although I can take care of myself, I’m not sure if I could make money enough to support my family. Actually, the No.1 reason why Japanese men hesitated to get married is financial stability, and I’m one of them. Fortunately, she works and make money as much as me. She’s totally independent and has never complaint about my low income. But maybe it’s not so rare today. I personally know many women who are totally independent and don’t rely on their husbands at all. I used to think that if you’re not married then, you’re not qualified for marriage. But now I think that even if you don’t make much money, you can still contribute to your family, like doing housework or helping her job, etc.
[Jaime:
“ ‘You don’t have enough money to get married’ - nobody has enough money for almost anything that they do. If you made 10 million yen per year, you’d probably think ‘If I had a little bit more money, I could do this’. And if you made 20 million yen per year, ‘If I had a little bit more money, this would be much easier’. Thus, I don’t think there is any magic number.
You know, it’s different if, like, you can’t afford food, you will run out of electricity. But I don’t think you’re in that spot. You’ll go from one income to two income. Even if it’s not a big income, you’ll have a partner in working toward supporting a family.]
Nobita (cont.):
No. 3 is simply the lack of confidence. I’ve made a ton of mistakes and failures, probably more than anyone else, in all aspects of my life, so embarrassingly and miserably. The more mistakes I made, the more witnesses I realized, and I couldn’t have any confident to make her happy. If I was the only one who suffers from my incompetence, that’s fine, but my family definitely doesn’t deserve that. It’s very terrifying. If you’re a low-quality guy like me, you may be also worried “What if she become unhappy because of me?”
[Jaime:
Regardless of how she is, no matter how her personality is or anything like that, at this point in your life, it’s totally nature to feel what you’re feeling.
Nobita: What kind of adovaisu (advice xD) would you give?
Jaime: I would give the same advice that I give my students about confidence: ‘Don’t worry too much about confidence. Just worry about being good at what you’re doing’. Your own level of confidence is not something that you can control, but how you treat your partner is something that you can control. You don’t need to be confident. Just do the right thing, and usually it will work out. On the same topic, I think there are a lot of people who get the cart before the horse, **** (tkua xD). Instead of having the horse pull the cart, first they get the cart but then they can’t afford the horse, (Nobita: Ooohhh) so the cart just stay put, it can’t go anywhere. Like, they see Michael Jordan, ‘That person is really confident. If I had this level of confidence, I would be the best at basketball … Wait a minute, wait a minute’. You have to be the best at basketball, and then you get that confidence. Even for a lot of people who are really really good at stuffs, they never have confidence; they managed to get very good, and that’s enough.]
Nobita (cont.)
Jaime kinda convinced me to think that maybe I don’t need to be so confident. If you cared about it too much, you’d never be ready to get married. I still have a lot of weakness and incompetence, and honestly I still don’t feel (like) I’m qualified for marriage, but that’s why I’d like to use this as the motivation to work hard and grow up as a person. If you got married, one thing is clear: As a married man, you really don’t want to do something disappointing (that disappoints) your wife and her parents and yourself. I hope marriage will work positively in that sense.
1. Divorce is not the end of the word. It could be a good life lesson.
2. No need to be rich and there’s another way to contribute to your family.
3. Let’s use it as a big motivation to work hard and improve yourself.
 So this video was a quite different style from my usual ones, and I’m sorry if it wasn’t helpful for you. But I hope it will help young men even (just for) a bit if they’re hesitating to get married just like I was. Marriage is not the end, but the start actually. I think this the real start in life. (By) Keep working hard, I hope I can get closer to (become) a person that could make my family happy.