Khủng hoảng tài chính Hồng Kong và ảnh hưởng của nó lên nên điện ảnh

Chúng ta nghĩ rằng, điện ảnh Hồng Kong dần suy yếu kể từ cuộc trao trả của Anh về cho Trung Quốc năm 1997. Ngay thời điểm bàn giao, đã có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á ập đến Hồng Kong. Vậy, có phải chính vì sự trao trả này khiến cho ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kong trở nên tê liệt không?
Doanh thu phòng vé từ năm 1990-1999
Doanh thu phòng vé từ năm 1990-1999
Từ bảng này, chúng ta có thể thấy được từ năm 1997, ngành công nghiệp phim ảnh Hồng Kong bắt đầu tuột dốc cho đến tận năm 2000. Sự sụt giảm doanh thu ở các phòng chiếu phim bắt đầu ngay trước cả khi được trao trả về Trung Quốc từ năm 1994 - 1999. Khủng hoảng đã bắt đầu từ rất sớm và trở nên hiển hiện từ sau khi được trao trả về. Vậy, nếu như chúng ta không đổ lỗi cho việc trao quyền cho Trung Quốc, điều gì khiến cho ngành công nghiệp phim ảnh Hong Kong bị suy giảm, điều gì tạo nên sự khủng hoảng năm 1998-1999?

Đâu là lý do dẫn đến cuộc khủng hoảng ngành điện ảnh từ năm 1996-1999?

Mất đi thị trường nước ngoài

Sự bùng nổ của ngành điện ảnh Hong Kong năm 1992 có thể giải thích là nhờ một phần từ thành công của nó tại thị trường Đài Loan và Đông Á. Đáng chú ý là thành tích phòng vé bên ngoài Hồng Kông đã giảm mạnh từ 11,6 trăm triệu đô la HK xuống chỉ còn 4,3 trăm triệu từ năm 1995 đến 1996.
*Đông Á: bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mông Cổ, Triều Tiên và Hàn Quốc.
Việc mất thị trường Đài Loan và Đông Á là một nguyên nhân quan trọng khiến ngành điện ảnh nước này bị suy giảm. Từ năm 1988, Xinbao của Đài Loan đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất phim Hồng Kông. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan quyết định đẩy mạnh việc sản xuất phim trong nước đã chấm dứt tình trạng đó.
Trước năm 1994, một bộ phim do Hồng Kông sản xuất có thể bù lại tất cả các chi phí sản xuất chỉ đơn giản bằng doanh thu từ Đài Loan. Việc mất thị trường Đài Loan đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành điện ảnh Hong Kong. Một ví dụ rõ ràng về sự thất bại là Mr. Nice Guy (1998), là bộ phim đầu tiên của Thành Long (Jackie Chan) được viết kịch bản và quay bằng tiếng Anh. Bộ phim chỉ nhận được 43,1 triệu đô la Hồng Kông phòng vé. Nỗ lực thất bại trong việc tái gia nhập thị trường toàn cầu sau khi Hollywood thắt chặt quyền kiểm soát đối với các thị trường Đông Á.
imdb
imdb

Giảm chất lượng

Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của Đài Loan và dễ dàng tiếp cận thị trường nước ngoài trong những năm 1970, số lượng phim được sản xuất đã tăng lên rất nhiều. Dưới đây là bảng liệt kê số lượng phim được sản xuất mỗi năm ở Hồng Kông từ 1969-1981.
Số lượng phim được sản xuất từ 1970-1980
Số lượng phim được sản xuất từ 1970-1980
Chúng ta có thể thấy rằng đỉnh điểm vào năm 1973, số lượng phim được sản xuất mỗi năm lên đến con số khổng lồ là 220. Điều này phản ánh nhu cầu cao ở thị trường Đông Á. Mặt khác, tốc độ gia tăng khiến số lượng đạo diễn điện ảnh có kinh nghiệm lâu năm trong nghề không thể theo kịp nhu cầu. Kết quả là, phim được sản xuất có chất lượng trung bình giảm dần. Khi Hollywood hướng sự chú ý sang Đông Á, thất bại là điều đã được đảm bảo cho các bộ phim Hồng Kông.

Gia tăng cạnh tranh ở nước ngoài

Sau sức nóng của Jurrasic Park (1996), Hollywood bắt đầu đánh chiếm Đài Loan và hầu hết các rạp chiếu phim Đông Á vốn từng là thị trường chủ yếu của Hồng Kông.
cow missing
cow missing

Mất xác nhận về văn hóa và phương hướng

Vào năm sắp chuyển giao, các nhà làm phim Hồng Kông dần miễn cưỡng trong việc mang bản sắc Trung Quốc vào phim của mình như Lý Tiểu Long đã từng làm, bằng cách đan xen triết lý Khổng Tử vào các bộ phim. Việc mất quyền đại diện cho văn hóa Trung Quốc đã làm giảm đáng kể sức hút của phim Hồng Kông tại thị trường nước ngoài.
scmp
scmp
Những yếu tố nêu trên là một số tác nhân trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng năm 1998. Tuy nhiên, chỉ một năm sau cuộc khủng hoảng, nhiều người tuyên bố rằng “Ngành điện ảnh Hồng Kông đã chết". Điều gì làm cho cuộc khủng hoảng này khác với những cuộc khủng hoảng trước đây? Chỉ là trao trả về Trung Quốc thôi mà. Tuy nhiên, để hiểu cuộc khủng hoảng một cách toàn diện hơn, chúng ta cần tóm tắt ba vấn đề của ngành điện ảnh Hồng Kông:

Nhiều vấn đề tích tụ qua các thời kỳ

- Ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông dựa trên sự sụp đổ của ngành điện ảnh Thượng Hải.
- Hồng Kông phát triển khiến cho điện ảnh Quảng Đông vốn chỉ từ thiểu số trở thành đại diện của điện ảnh châu Á.
- Phim Hồng Kông thành công ở nước ngoài nhờ tuyên bố về danh tính Trung Hoa.

Tác động của việc trao trả đối với ngành điện ảnh Hồng Kông

Lo lắng rằng đại lục sẽ sáp nhập Hồng Kông để trở thành một nền kinh tế chung đã không trở thành hiện thực. Trên thực tế, bản thân đại lục đã chuyển sang kinh tế thị trường kể từ cuộc Cách mạng Kinh tế năm 1978. Chính sách một nước hai hệ thống không hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh Hồng Kông bên ngoài đại lục theo bất kỳ cách nào. Vì vậy, không phải sự sáp nhập của Trung Hoa sẽ trực tiếp 'giết chết' ngành điện ảnh. Bởi lẽ ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong vốn phải 'chết', thì cho dù Hong Kong có quay trở lại đại lục hay không cũng sẽ 'chết'.

Thoát ly khỏi đại lục trong 50 năm qua

Việc phát triển nền công nghiệp điện ảnh của hầu hết các nước Đông Á kết hợp với tác động của Hollywood khiến Hồng Kông gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trở về với đại lục và ký hiệp ước "CEPA" với đại lục mang đến một con đường dẫn đến tương lai: sản xuất phim cho Thị trường Trung Quốc.
*Hiệp định Tăng cường Đối tác Kinh tế (CEPA) nhằm mở rộng tự do thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư được hưởng ưu đãi ở thị trường Trung Quốc trong các khu vực dịch vụ khác nhau.
Tuy nhiên, Hong Kong đã quay lưng lại với đại lục kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc. Là một phần của thuộc địa vương miện, Hong Kong thậm chí còn nằm ở phía khác của bức tường sắt. Còn đối với phim thương mại, vốn là hình thức chủ đạo của phim Hong Kong, chiều theo sự quan tâm của khán giả là điều kiện tiên quyết quan trọng để thành công. Sự thiếu thông tin về sở thích của khán giả đại lục là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp điện ảnh Hong Kong sau thời kỳ trao trả.

Nhiều hướng đi khác nhau

Hợp tác sản xuất trở thành cơ hội để ngành điện ảnh Hong Kong tồn tại. Các nhà làm phim Hong Kong có hai hướng đi: Đại lục hoặc Tây tiến. Ngọa hổ tàng long (2000) là một ví dụ về bộ phim được đầu tư chỉn chu dành cho khán giả phương Tây. Bộ phim đoạt giải Oscar này thậm chí còn không lọt vào top 10 phim ăn khách nhất ở đại lục. Nhiều người cáo buộc bộ phim sử dụng các yếu tố sáo rỗng của Trung Quốc để thỏa mãn sự tò mò của phương Tây.
imdb
imdb
Ở chiều hướng khác, bộ phim Internal affairs(2002) do Hồng Kông hợp tác sản xuất đã đạt được 55,1 triệu HKD chỉ riêng ở Hồng Kông đã vực dậy ngành Điện ảnh suy thoái kéo dài. Bộ phim Internal affairs nhanh chóng được coi là bước ngoặt của HongKong. Trước đó, yếu tố hài được sử dụng rộng rãi ngay cả khi phim có chủ đề nghiêm túc. Phải đến Internal affairs(2002) thì chủ đề hành động nghiêm túc mới bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo.
Innocently Affairs (2002)
Innocently Affairs (2002)
Bộ phim Kungfu Hustle 2004 của đạo diễn Châu Tinh Trì (Steven Chow) sử dụng các tác phẩm máy quay và cấu trúc câu chuyện giống truyện tranh chưa từng có. Kungfu Hustle đạt doanh thu hơn trăm tỷ HKD. Tuy nhiên, 15 năm sau bộ phim, tác phẩm tiếp theo như Kungfu Hustle vẫn chưa thấy đâu.

Kết luận

Là một biểu tượng văn hóa, điện ảnh Hồng Kông giờ không còn nữa. Phim Hong Kong giờ đây thiên về hoài niệm và sự lặp lại của quá khứ, cho tới giờ vẫn có rất ít sự đổi mới. Sự trao trả Hồng Kông vào năm 1997 có thể là một thời điểm mang dấu ấn cho lịch sử Hồng Kông, nhưng đó không phải là thời điểm bắt đầu cho cái “chết” của ngành điện ảnh Hồng Kông, nguyên nhân dẫn đến cái chết của các bộ phim Hồng Kông đã bắt nguồn từ 50 năm trước khi trao trả lại cho đại lục.
Khái niệm điện ảnh Hồng Kông bị khai tử không có nghĩa là việc sản xuất phim Hồng Kông sẽ dừng lại. Hồng Kông sẽ tiếp tục là một địa điểm sản xuất phim quan trọng do lịch sử lâu đời của nó là 86 năm. Đạo diễn điện ảnh Hồng Kông sẽ vẫn quan trọng. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi. Phim tiếng Quảng Đông sẽ trở lại vị trí ban đầu của nó là phim phương ngữ, dành cho một địa phương nhất định.
https://mediakron.bc.edu/edges/2019-final-projects/the-boundary-of-hong-kong-cinema/integration-the-fall-of-hongkong-films-after-1997#:~:text=Loss%20of%20external%20markets&text=It%20is%20worth%20noting%20that,the%20decline%20of%20the%20industry