Đi qua bóng tối - Mình đã vượt qua trầm cảm như thế nào?
Bạn có thể nghe bài viết dưới dạng podcast tại đây: * Anchor : Bên Hiên Nhà * Spotify: Bên Hiên Nhà Mình đã chần...
Bạn có thể nghe bài viết dưới dạng podcast tại đây:
* Anchor : Bên Hiên Nhà
* Spotify: Bên Hiên Nhà
Mình đã chần chừ rất nhiều lần rằng mình nên thu tập podcast này hay không vì mình nghĩ bản thân đã vượt qua được cảm xúc đó, rằng mình nên chối bỏ một tôi - rất khác vẫn luôn tồn tại trong con người mình, rằng mình đã từng bị trầm cảm.
Nhưng cái mong muốn được giải bày, được chữa lành, được chia sẻ thôi thúc mình làm tập podcast này. Cá nhân mình vẫn đang chiến đấu từng ngày với những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần do lo âu, căng thẳng gây ra, nhưng mình ý thức được rằng muốn tự chữa lành, mình phải tự tìm cách. Trong tập podcast này mình sẽ mang đến 4 cách mà mình đã và đang áp dụng để vực dậy tinh thần sau mỗi đợt sóng dữ mang tên trầm cảm.
Chào bạn, mình là Moon, 27 tuổi- một người từng có nỗi đau giống bạn.
Mình có ngoại hình khá ổn, đang làm nhân viên kinh doanh kiêm freelancer. Chế độ đãi ngộ của công ty cũng không có gì phải phàn nàn. Còn công việc freelancer mang đến cho mình nhiều trải nghiệm mới mẻ - thứ mà mình đã từng ao ước trước đây. Nếu bắt gặp mình ở đâu đó trên mạng xã hội hay ngoài đời, chắc chắn bạn không thể nhận ra rằng mình từng bị trầm cảm.
Mình phát hiện ra bản thân có dấu hiệu rối loạn lưỡng cực cách đây hơn hai năm. Mình không còn thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống như trước kia nữa, mà hay ở trạng thái lo lắng, căng thẳng, dù chẳng có gì xảy ra cả. Từ một người vui vẻ, hòa đồng, mình dần trở thành người có cảm xúc lên xuống thất thường, có thể òa khóc một mình ngay sau khi vừa nói cười vui vẻ với mọi người.
Mình phát hiện ra bản thân có dấu hiệu rối loạn lưỡng cực cách đây hơn hai năm. Mình không còn thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống như trước kia nữa, mà hay ở trạng thái lo lắng, căng thẳng, dù chẳng có gì xảy ra cả. Từ một người vui vẻ, hòa đồng, mình dần trở thành người có cảm xúc lên xuống thất thường, có thể òa khóc một mình ngay sau khi vừa nói cười vui vẻ với mọi người.
Chính mình cũng không lý giải được tại sao từ một người lạc quan, sảng khoái, nhiều năng lượng, mình lại trở thành như bây giờ. Mình đã thử tâm sự với người yêu và một vài người bạn nhưng họ đều chỉ cho là mình bị stress công việc quá. Mình cũng đã từng có ý định tự sát, không phải một mà là nhiều lần, nhưng may mắn là mình vẫn còn ngồi đây để chia sẻ với các bạn những dòng này.
Mình biết, rất khó để thay đổi tình trạng hiện tại của mình, nhưng mình vẫn luôn cố gắng hằng ngày để tự chữa lành. Ngay cả bây giờ, khi trò chuyện với bạn mình vẫn chưa thực sự thoát ra chuỗi ngày ám ảnh đó. Nhưng chí ít, nó giúp mình vực dậy, thoát ra khỏi những thứ giằng xé nội tâm và cả thể xác của mình.
Dưới đây là một vài cách mà mình áp dụng mỗi khi những suy nghĩ tiêu cực hiện ra trong đầu, hy vọng chúng sẽ giúp phần nào các bạn cùng cảnh ngộ.
1. Vận động thể chất:
Mình biết, rất khó để thay đổi tình trạng hiện tại của mình, nhưng mình vẫn luôn cố gắng hằng ngày để tự chữa lành. Ngay cả bây giờ, khi trò chuyện với bạn mình vẫn chưa thực sự thoát ra chuỗi ngày ám ảnh đó. Nhưng chí ít, nó giúp mình vực dậy, thoát ra khỏi những thứ giằng xé nội tâm và cả thể xác của mình.
Dưới đây là một vài cách mà mình áp dụng mỗi khi những suy nghĩ tiêu cực hiện ra trong đầu, hy vọng chúng sẽ giúp phần nào các bạn cùng cảnh ngộ.
1. Vận động thể chất:
Mình đã thử rất nhiều thứ để tìm lại niềm vui, đi hội thảo, học vẽ, học đàn, chạy bộ, boxing, Zumba… và cuối cùng mình thấy thể thao là hữu ích nhất. Khi cơ thể vận động, tâm trí của mình sẽ được thư giãn hơn nhiều. Mình không bận tâm quá nhiều về việc chọn môn gì, chỉ cần dùng một đôi giày mòn đế để đi bộ cũng được. Mình thấy mười lăm, hai mươi phút hoạt động mỗi ngày đã có thể xoa dịu được những tiêu cực trong đầu mình.
Một phần là đặc tính nghề nghiệp, một phần là thói quen, nên mình thường viết ra những suy nghĩ trong đầu. Viết ra giấy, gõ trên máy tính hay trên điện thoại, không quan trọng là hay hay dở. Mình viết xuống vào những lúc bức bối nhất mà không biết tâm sự, chia sẻ cùng ai, và thấy sau đó tâm trạng của mình phần nào lắng lại, bớt xao động hơn, bớt đau đớn hơn.
3. Dọn dẹp nhà cửa:
3. Dọn dẹp nhà cửa:
Mình dành hàng giờ đồng hồ chỉ để lau sàn, cọ toilet, tưới cây. Hoạt động cơ thể và sự tập trung tâm trí khi đó giúp cho những cảm xúc bên trong mình dịu lại, và tâm trạng của mình bình ổn hơn.
4. Quan sát cuộc sống xung quanh:
4. Quan sát cuộc sống xung quanh:
Mình hay tự hỏi sống để làm gì, và cảm giác cuộc sống vô nghĩa thường khiến mình đau buồn. Nhưng những khi quan sát một cô bé sinh viên gầy gò len lỏi giữa dòng xe để phát tờ rơi, một cô bán bánh mì nở nụ cười chào mời, một chú Grab tranh thủ nhận thêm cuốc khách, tự nhiên mình thức tỉnh.
Người ta còn khốn khó hơn mình gấp bao lần mà họ còn cố gắng mỗi ngày thì hà cớ gì mình lại từ bỏ cuộc sống này. Mình biết điều này rất khó, khi đã rơi vào trạng thái trầm cảm rồi thì còn quan tâm gì tới thế giới xung quanh nữa, nhưng mình hy vọng rằng, vào những lúc cùng cực nhất, bạn vẫn cố gắng ngắm nhìn thế giới xung quanh. Biết đâu được, chính những con người bình dị ngoài kia có thể níu giữ bạn lại với cuộc sống này.
Mình hi vọng những chia sẻ nho nhỏ này sẽ giúp bạn vượt qua những lúc bế tắc nhất. Mình vẫn đang cố gắng đấu tranh với bản thân để vui sống mỗi ngày, để tiếp tục nuôi hy vọng rằng một ngày nào đó tâm trí của mình sẽ bình ổn hơn.
Mình và bạn, chúng ta không có cô đơn đâu.
Từ Moon- một người từng có nỗi đau giống bạn.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất