"Dễ tổn thương" trở thành một từ thông dụng hơn trong nền văn hoá đại chúng nhưng thường bị bóp méo thành một thứ mà nó không phải là. Đây là định nghĩa thật sự dễ tổn thương là gì, những gì nó có thể và không thể làm cho bạn.
Có thể bạn là một trong những người co rúm lại khi nghe đến từ "dễ tổn thương". Có thể rất nhiều ý kiến về việc trở nên dễ tổn thương hơn khiến bạn buồn nôn, gợi lên hình ảnh những người nắm tay nhau đứng quanh đống lửa trại trong khi bạn thì khóc lóc, kể về việc người bạn thân nhất không thích bạn như bạn thích anh ta ra sao hay đại loại thế.
Vâng, tôi ở đây để nói cho bạn rằng dễ tổn thương đơn giản, thế tục hơn thế rất nhiều và nó mạnh mẽ hơn tất thảy những hiểu biết bạn đã từng có, các khái niệm mơ hồ mà bạn có thể có.
Cười vào mặt tôi một tí rồi đọc qua danh sách bên dưới và nói cho tôi nếu bất kì điều nào ứng nghiệm với bạn:
- Bạn liên tục rơi vào các chủ đề trò chuyện nhàm chán bởi chúng "an toàn", hời hợt và bạn không phải liều lĩnh xúc phạm hay kích động bất kì ai khi ở với họ.
- Bạn mắc kẹt vào một công việc hay lối sống bạn không thực sự thích bởi những người khác luôn nói với bạn rằng nó là một ý tưởng tốt và bạn thì không muốn làm người khác tức giận hay thất vọng.
- Bạn không tập thể dục hay chăm sóc cơ thể của mình hết mức bạn có thể bởi bạn không muốn gây sự chú ý quá nhiều.
- Ăn mặc đẹp làm bạn cảm thấy không thoải mái.
- Cười với người lạ làm bạn cảm thấy rùng mình.
- Cái ý tưởng hỏi thẳng một người đi chơi với bạn làm bạn hoảng sợ bởi vì có thể bị từ chối. 
Tất các những điều trên là dấu hiệu của một vấn đề cốt lõi: không có khả năng để làm bản thân dễ tổn thương.
Nhiều trong số chúng ta không được dạy thể hiện cảm xúc của mình một cách tự do là như thế nào. Vì bất kì lý do gì - có thể là hoàn cảnh gia đình, các tổn thương tinh thần lúc còn nhỏ, cha mẹ cũng không thể hiện cảm xúc của họ - và chúng ta lớn lên với thói quen đã ăn sâu vào bên trong để ngăn cản và kìm hãm việc thể hiện chúng ra bên ngoài.
Đừng có tranh cãi gì cả. Đừng trở nên khác biệt. Đừng làm điều gì "điên khùng", "ngu ngốc" hay "ích kỉ".
Tôi cũng được dạy dỗ theo cùng cách đó. Toàn bộ quãng đời tuổi trẻ, tôi khiếp đảm cái cảnh không ai thích tôi cả. Những suy nghĩ vụn vặt về việc một người ghét tôi, cho dù là trai hay gái, đều làm tôi thức trắng cả đêm. Và lẽ dĩ nhiên, mọi khía cạnh của cuộc đời tôi gắn liền với việc làm hài lòng người khác, giấu đi khuyết điểm của bản thân, che đậy những việc làm của bản thân, cũng như đổ lỗi cho người khác.
Tất cả điều này nghe có vẻ uỷ mị và như một chân trời mới. Tin tôi đi, nó không phải thế đâu.
Kết nối với người khác theo cách này bằng việc trở nên dễ tổn thương - trái ngược với cố gắng quá đà và cố làm cho mọi người thích bạn - điều sẽ đưa đến kết quả là các tương tác và mối quan hệ tuyệt vời nhất trong cuộc đời của bạn.
Dễ tổn thương là khái niệm nền tảng trong phần lớn công việc viết lách của tôi, từ hẹn hò, các mối quan hệ, đến tìm kiếm công việc mà bạn thích, hay kết nối với thế giới xung quanh bạn - tất cả chúng.
Nó đồng thời cũng là một trong những khái niệm bị hiểu sai nhất mà tôi viết ra. Cho nên tôi ở đây để cố gắng sửa chữa điều đó.
Đừng lo, tôi không buộc bạn phải ngồi xuống quanh đống lửa trại với tôi và hát các bài hát về việc bên trong chúng ta nó tuyệt như thế nào đâu ... mặc dù, thi thoảng nó hơi khó chịu chút đó.
Nhưng tôi hứa với bạn điều này: cuối cùng thì nó xứng đáng. Tin tôi.

1

Dễ tổn thương thật sự là gì

Rất nhiều người - đặc biệt là những người dành phần lớn cuộc đời họ để che đậy cảm xúc của chính mình - sẽ có khoảng thời gian khó khăn khi biết chính xác dễ tổn thương là gì.
Nó có thể hiểu được. Rất nhiều hành vi có thể trông giống như thể hiện dễ tổn thương ở trên bề mặt nhưng thật ra chỉ là sự thao túng một cách đáng kinh ngạc và (hoặc) bị luỵ, ... đối lập với việc trở nên dễ tổn thương.
Chúng ta sẽ đến đó sớm thôi nhưng trước tiên, tôi muốn rõ ràng về dễ tổn thương chính xác là gì:
Dễ tổn thương là lựa chọn có ý thức việc KHÔNG che dấu cảm xúc hay khao khát của bạn với người khác.
Nó là như thế đấy. Bạn đơn giản tự do thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, khao khát và ý kiến của bạn, bất kể người khác nghĩ gì về bạn.
Điều này có thể đơn giản như việc khen một người nào đó họ đẹp như thế nào, bắt chuyện với một người lạ hấp dẫn mà bạn không hề biết về họ, thiết lập các ranh giới rõ ràng và mạnh mẽ, hay thể hiện tình yêu thầm kín của bạn đến với một người.
Nó có nghĩa đặt bản thân vào nơi mà bạn có thể bị từ chối, nói một câu đùa mà có thể chẳng vui tẹo nào cả, khẳng định một quan điểm mà có thể làm  một người nào đó khó chịu, tham gia vào một bàn toàn những người lạ, nói với một người rằng bạn bị họ thu hút.
Thực hành dễ tổn thuơng thực sự đơn giản chỉ bằng việc làm những điều đó. Nhưng trong khi trở nên dễ tổn thương hơn thì đơn giản nhưng không phải khi nào cũng dễ dàng.
Đó là bởi tất cả những điều trên yêu cầu bạn tỉnh táo, tách bản thân khỏi cảm xúc của chính mình theo một cách nào đó. Nó khá là mạo hiểm và đó thường là hậu quả thật sự của việc trở nên dễ tổn thương.
Nhưng chìa khoá để dễ tổn thương một cách chính xác là bạn bằng lòng chấp nhận mọi hậu quả, bất kể là gì đi nữa.
Bạn sẽ làm một vài người khó chịu. Bạn sẽ làm một vài người mất hứng. Bạn có thể đánh mất một người bạn, một khách hàng hay bạn tình của mình.
Nhưng dễ tổn thương là con đường dẫn đến kết nối thật sự giữa hai người. Như Robert Glover từng nói trong No More Mr. Nice Guy, "Con người thu hút nhau bởi khuyết điểm của nhau."
Phơi bày khuyết điểm của bạn. Ngừng việc cố gắng trở nên hoàn hảo. Bộc lộ cái tôi thực sự của bạn và chia sẻ bản thân mà không kiềm chế. Đón nhận sự từ chối và tất cả rồi tiến lên bởi bạn là một người mạnh mẽ, tráng kiện. 

2

Cách để trở nên dễ tổn thuơng hơn

Giờ đây bạn nghĩ về việc ôm chặt sự dễ tổn thương và bắt đầu con đường để có được sự kết nối thật sự giữa hai con người, vậy thì để tôi chia sẻ với bạn vài cách để trở nên dễ tổn thương hơn trong đời sống hàng ngày của mình. Hy vọng những ví dụ đó sẽ giúp bạn thấy được sự tinh tế và cả vẻ đẹp của việc trở nên dễ tổn thương hơn bằng việc phơi bày ra cho thế giới thấy những thiếu sót của bạn.
Thừa nhận bạn tệ thứ gì đó
Nghĩ về nó đi: nếu một người rõ ràng là tệ một thứ gì đó - bất kể nó là đánh gôn hay các cuộc đàm phám kinh doanh cân não đi nữa - không có gì đáng ghét hơn khi họ cứ ra rả về việc họ giỏi về chúng như thế nào.
Nhưng khi một người cởi mở thừa nhận rằng họ tệ một thứ gì đó thì đến cuối cùng bạn lại tôn trọng họ nhiều hơn vì điều đó( dĩ nhiên, miễn là họ không quá tuyệt vọng về nó).
Nếu bạn tệ trong việc hẹn hò, nói với một người bạn về nó và hỏi người đó xem bạn có thể làm gì để trở nên tốt hơn.
Nếu bạn không giỏi kết nối với mọi người ở nơi làm việc và bạn nghĩ nó ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của bạn, nói chuyện với một vài đồng nghiệp rằng bạn có khoảng thời gian khó khăn và xem xét nếu họ có bất kì lời khuyên nào cho bạn.
Điểm mấu chốt là bạn không cố gắng để trở thành một thứ không phải là chính bản thân mình. Bạn chấp nhận mình là ai, các khuyết điểm và tất cả. Mọi người sẽ nhìn những điều đó là các hành vi vô cùng tự tin và phản hồi một cách tích cực.
Chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi cho người khác
Chúng ta đều biết một người nào đó, người dường như luôn đổ lỗi cho một người nào đó (hoặc tất cả những người khác) về vấn đề của họ:
- Một người đàn ông đổ tất cả các vấn đề trong mối quan hệ hiện tại cho "con người yêu cũ dối trá, lười biếng". Anh ta sẽ tốt hơn nhiều nếu chỉ đơn giản thừa nhận những thứ đó không ổn và rằng anh ta nhiều lúc là một người yêu tệ hại và rồi làm gì đó để cải thiện chúng lên.
- Một đồng nghiệp, người luôn không đạt các mục tiêu về hiệu suất công việc và đổ lỗi cho văn hoá ở văn phòng, nền kinh tế hay cơ bản mọi thứ trừ sự kém cỏi của anh ta. Chỉ cần thừa nhận khi bạn cần giúp đỡ cho một thứ gì đó và tìm một ai đó có thể giúp bạn trở nên tốt hơn.
- Một người phụ nữ đổ lỗi cho tất cả bọn đàn ông - không chỉ là một người mà là tất cả - vì đời sống hẹn hò tệ hại của cô ta. Nói chung, nếu bạn cố gắng để hiểu ra rằng nếu giữa việc một nửa dân số có cùng một vấn đề hoặc nó có lẽ chỉ là bạn - thì rõ rồi, tôi có tin xấu cho bạn đây: Tôi làm toán và nó chỉ ra rằng đó là bạn. Cho nên bắt đầu từ đây.
Lý do chịu trách nhiệm cho vấn đề của bạn quyền lực đến thế là bởi nó đặt bạn vào việc kiểm soát giải pháp cho vấn đề. Khi bạn đổ lỗi cho người khác, bạn trao quyền kiểm soát đó tới mọi người và mọi thứ xung quanh bạn -cảnh báo tiết lộ thật sự - bạn không thể kiểm soát mọi người và mọi thứ xung quanh bạn.
Bạn có thể không đổ lỗi cho hoàn cảnh tệ hại hiện tại của bạn, nhưng bước tới và nói rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm cho chúng là một bước đi hết sức quyền lực. Một bước đi quyền lực đó.
Nó thể hiện rằng bạn không bối rối bởi các sức ép từ bên ngoài để nhìn, hành động hay cảm nhận theo một hướng nào đó - mà thay vào đó bạn chấp nhận thực tại của nó vốn dĩ thế và đưa ra những việc bạn có thể làm.
Và nó là một ví dụ xuất xắc của dễ tổn thương bởi bạn có thể nói rằng "Tôi có vấn đề này. Tôi không hoàn hảo nhưng ổn cả. Tôi có thể giải quyết nó và tôi sẽ giải quyết nó"

Nói với một người rằng họ gây tổn thương/vô tâm
Điều này có thể xem như một cách hiển nhiên để trở nên dễ tổn thương và nên là một điều bình thường, nhưng thật sự không bình thường như bạn nghĩ. Rất nhiều người cố gắng trét lên trên mặt một lớp phấn dày cộp, cười teo toét và chịu đựng nó trong khi mọi người châm chọc ta bằng một thứ mà ta thấy khó chịu hay một sự day dứt nào đó.
Đó có thể đơn giản như một người bình luận mà không có suy nghĩ gì trước cả, đùa cợt về bạn hay một người gần với bạn đi hơi xa một tí. Hay có thể thỉnh thoảng người yêu của bạn vô tâm như thế nào (họ có thể không biết họ vô tâm, gì cũng được). Hay nó có thể là một tên khốn phân biệt giới tính/ sắc tộc ở cuối quán bar, người không chịu ngậm miệng lại.
Thông báo tới họ khi họ thật sự vượt qua các làn ranh làm cho bạn dễ tổn thuơng. Bạn cho người khác biết các cảm xúc và ý kiến của mình về điều đó. Điều đó thật liều lĩnh. Điều đó có thể dẫn đến sự leo thang. Một vài người thì thù dai hơn những người khác. Và một vài người có thể tức giận rằng bạn đã "đụng vào ổ kiến lửa" hay bất kì thứ gì.
Nhưng nếu bạn biết mình chịu đựng cái gì và vì sao bạn chịu đựng nó thì đó là một hình thái mạnh mẽ của dễ tổn thương.
Lưu ý, ở một chừng mực nào đó, có một sự khác biệt giữa thông báo tới một người vì sự tàn nhẫn hay sự gây hại của họ với việc thông báo tới một người bởi bạn bất đồng với họ. Vế sau thì vớ vẫn và làm mọi thứ tệ hơn chứ không tốt lên đâu. 
Nói với một người bạn cảm kích/ ngưỡng mộ/tôn trọng/yêu họ
Điều này có thể trở thành hình thái cuối cùng của dễ tổn thương và có lẽ cũng dễ bị làm bung bét nhất (và điều đó sẽ sớm thôi).
Điều này có thể đơn giản lựa chọn việc nói với một người rằng bạn nghĩ họ dễ thương, cho bạn bè của bạn biết bạn thật sự ngưỡng mộ họ bởi con người của họ, thể hiện sự tôn trọng và tình yêu bạn dành cho người yêu của mình và thậm chí thú nhận tình yêu thần kín, bất biến dành cho một người. 
Tất cả những thứ đó yêu cầu bạn trở nên dễ tổn thương bởi bạn không bao giờ biết chính xác một người cảm thấy thế nào về bạn, do đó điều đó có nghĩa họ cảm thấy không hợp với bạn, và rồi tạo ra một mối quan hệ không cân bằng, từ đó có thể thay đổi động lực của mối quan hệ, vân vân.
Nhưng trước khi bạn vội vã và bắt đầu thổ lộ tình yêu thầm kín đến một người lạ nóng bỏng kế bên bạn, chúng ta cần nói một tí về ranh giới mỏng manh giữa dễ tổn thương và bệnh lý cảm xúc.

3

Dễ tổn thương không phải là 

Lại một lần nữa, rất nhiều người sẽ đọc bài này mà vẫn không hiểu thấu dễ tổn thương thật sự là gì. Nhìn chung, sự nhầm lẫn trong việc thực hiện điều đó rơi vào một trong hai dạng sau: 1) sử dụng dễ tổn thương như một "mẹo" khác để làm mọi người thích bạn/ thấy bạn thu hút/ngủ với bạn/ cho bạn tiền,.. hoặc 2) sử dụng sự tuôn trào cảm xúc như một cách để trở nên dễ tổn thương.
Cùng thảo luận từng vấn đề đó nào.
Dễ tổn thương không phải là một "mẹo"
Một vấn đề rất phổ biến mà những người mắc phải là họ xem dễ tổn thương như một mẹo khác họ có thể "sử dụng" đối với người khác để làm cho người kia nhìn họ theo một hướng nào đó. 
Họ nghĩ, "OK, Mark nói với tôi chỉ cần nói với một người về những thứ bình thường tôi không nói với mọi người và rồi họ sẽ thích tôi/tăng lương cho tôi/muốn ngủ với tôi/có con với tôi/vân vân."
Sai rồi nhé.
Nếu bạn nói với một người về việc bạn cảm thấy như thế nào khi con chó của bạn chết, mối quan hệ của bạn với ba của mình căng thẳng như thế nào, hay bạn thật sự quý mến người bạn của mình như thế nào khi hai người cùng leo lên các đỉnh núi ở Peru... nhưng bạn làm tất cả những điều đó chỉ để làm cho họ thích bạn hơn - thì, đó không phải là dễ tổn thương. Đó là sự thao túng.
Vấn đề ở đây là nó không chân thật và do đó nó không phải là dễ tổn thương. Không chỉ bởi bạn tiếp tục giả dối và không thành thật mà bạn giờ đây lấy những kỷ niệm cuộc sống đáng nhớ của mình để đổi lấy việc cố gắng làm cho một người thích bạn hay thậm chí ngủ với bạn.
Chúc mừng. Bạn thật quá liều lĩnh rồi đó.
Dễ tổn thuơng một cách thành thật không phải là về những gì bạn làm, nó là về việc tại sao bạn làm điều đó. Mục đích đằng sau cách hành xử của bạn mới làm nó thật sự dễ tổn thương (hay là không).
Bạn làm một trò gì đó buồn cười bởi bạn nghĩ nó vui(đó là dễ tổn thương) hay bởi bạn muốn người khác cười và nghĩ bạn hài hước(đó là bị luỵ)?
Bạn nói với một người bạn bị thu hút về sở thích hơi dị của mình đơn giản vì muốn chia sẻ bản thân với họ (đó là dễ tổn thương) hay bạn làm điều đó để cho họ thấy "mặt nhạy cảm" của bạn (đó là bị luỵ)?
Bạn bắt đầu công việc kinh doanh bởi bạn chán chường với công việc hàng ngày của mình và tìm thấy một thứ gì đó bạn thực sự muốn thử(đó là dễ tổn thương) hay bởi bạn đọc một cuốn sách và nó bảo bạn rằng cách duy nhất để thành công là sở hữu một công việc kinh doanh và bạn muốn gây ấn tượng với mọi người( thì điều đó thật đáng buồn lắm đó, anh bạn ạ)?
Mục tiêu của dễ tổn thương một cách chân thật là không phải làm cho nó trông dễ tổn thương hơn, mà đơn giản thể hiện bản thân thành thật nhất có thể.
Sự tuôn trào cảm xúc và dễ tổn thương
Một vấn đề khác mà mọi người thường mắc phải là sử dụng sự tuôn trào cảm xúc như một cách để trở nên dễ tổn thương.
Sự tuôn trào cảm xúc là khi bạn đột nhiên bộc lộ một lượng cảm xúc và các sự kiện cá nhân không thích hợp vào cuộc nói chuyện, thường gây một sự khiếp sợ ghê gớm cho người nghe.
Sự tuôn trào cảm xúc khó khăn bởi một mặt, nó dễ tổn thương một cách chân thành, nhưng mặt khác, nó làm người khác khó chịu và kém hấp dẫn. Kết quả, bạn cởi mở và thành thật về việc bạn bị luỵ và đáng khinh như thế nào. Và dù che dấu hay thể hiện ra, thì sự bị luỵ không bao giờ thu hút cả. 
Cho nên tôi nhận rất nhiều email nói rằng, "Tôi đã tỏ ra dễ tổn thương, tôi thao thao về việc tôi yêu người yêu cũ của tôi như thế nào và nó làm họ mất hứng. Chuyện gì xảy ra vậy?"
Điều khó khăn với tuôn trào cảm xúc là nếu bạn che giấu nhiều sự bị luỵ thì nó cần được thể hiện ra theo một cách nào đó để bạn có thể giải quyết nó. Đây là thứ tôi gọi là giai đoạn đau đớn.

Tôi có tuôn trào cảm xúc về người cũ của mình một vài lần đến một vài người, và trong phần lớn các trường hợp, điều đó chỉ nhận được sự thương xót và trong trường hợp của phụ nữ, làm họ mất hứng hoàn toàn.
Sai lầm mọi người mắc phải với tuôn trào cảm xúc là họ mong chờ hành động đơn giản của việc tuôn trào nó ra để rồi đột nhiên sửa chữa tất thảy các vấn đề của họ. Nhưng điểm mấu chốt của tuôn trào cảm xúc là làm bạn nhận ra các vấn đề của mình để rồi bạn có thể sửa chữa chúng.
Khi tôi thao thao bất tuyệt về con người yêu cũ dối trá, ngu ngốc và đĩ điếm như thế nào, tất cả sự giận dữ đó không sửa chữa sự bị luỵ của tôi. Những gì nó làm là khiến tôi thấy mình đã trở nên tức giận và khó ưa như thế nào mà tôi không hề hay biết.
Khi chúng ta bị cô lập trong những bức tường đệm êm ái của tâm trí, thì dễ để tin rằng chúng ta có lý do chính đáng trong mọi thứ chúng ta nghĩ hay cảm nhận. Nó là khi chúng ta phơi bày các suy nghĩ và cảm xúc đó ra ánh sáng để rồi nhận ra rằng chúng ta đi chệch hướng ra sao và nó cho phép chúng ta điều chỉnh lại trong tương lai. 
Và đó là những gì tôi nhận ra. Tôi nhận ra rằng tôi giận dữ như thế nào, tôi không còn chắc mình có gần như "trên cơ cô ấy" như tôi nghĩ. Cùng khoảng thời gian đó, tôi tham gia trị liệu, điều giúp tôi nhận ra rằng sự giận dữ của tôi dành cho người yêu cũ thậm chí còn sâu sắc hơn và cũng có liên quan đến các vấn đề gia đình của tôi.
Rốt cuộc, sau nhiều sự suy ngẫm và bình tĩnh hơn một tí, tôi có thể nhận ra rằng thật ra tôi đã đặt ra một kỳ vọng quá mức cho người yêu cũ và tôi cũng chẳng là thằng bạn trai tuyệt vời cho lắm. Điều này có hiệu quả trong việc giải quyết nhiều vấn đề của tôi, nhiều trong số những giận dữ tôi dành cho cô ấy và cho phụ nữ nói chung. Nhưng thật sự khó khăn và đau đớn để đến được đó.
Tuôn trào cảm xúc cho tôi một sự nhận thức để chữa lành cho bản thân, nhưng nó không tự chữa lành chính bản thân nó. Rốt cuộc thì bạn phải chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình và làm việc với chúng. Nếu không thì bạn chỉ tiếp tục trở nên giận dữ và thất vọng, làm cho những người bạn gặp mệt mỏi mà thôi.

4

Sức mạnh trong dễ tổn thương

Nếu bạn chú ý thật kỹ thì bạn sẽ nhận ra rằng dễ tổn thương thật sự, chân thành đại diện cho hình thái của quyền lực - một hình thái sâu sắc và tinh tế.
Brene Brown nói về điều này trong cuốn sách của mình, Daring Greatly (tạm dịch Dũng cảm tổn thương). Một người có thể làm bản thân trở nên dễ tổn thương, phơi bày điểm yếu của mình mà không có bất kì sự quan tâm nào về những gì người khác sẽ nghĩ về họ, rồi nói với thế giới, "Tôi không quan tâm bạn nghĩ gì về tôi. Đây là con người tôi và tôi từ chối việc trở thành bất kì ai."
Đó là luật giật lùi trong thực tế: để trở nên bền bỉ hơn, khó vượt qua hơn, bạn trước hết phải không che đậy các thiếu sót và điểm yếu của mình để cho thế giới nhìn thấy. Làm như vậy, họ đánh mất sức mạnh quyền lực đối với bạn, cho phép bạn sống một cuộc đời thành thật và có mục đích hơn.
Cởi mở bản thân với dễ tổn thương, rèn huyện bản thân trở nên thoải mái hơn với cảm xúc, khuyết điểm của bản thân và thể hiện bản thân mà không có kiềm chế không xảy ra sau một đêm. Nó là một quá trình. Và nó luôn là một quá trình mệt mỏi.
Nhưng tôi có thể cam đoan với bạn, nếu bạn đặt tâm huyết vào điều đó - nếu bạn có những cuộc nói chuyện khó khăn, nếu bạn thể hiện bản thân thành thật thậm chí khi nó thật mạo hiểm để làm, nếu bạn nói với thế giới "đây là con người tôi và tôi từ chối việc trở thành bất kì ai" - bạn sẽ tìm thấy một sự sâu sắc mới trong các mối quan hệ của bạn. Tất cả các mối quan hệ của bạn.
Và bạn sẽ bước ra ngoài kia mà không ngại ngùng về những sai sót của bản thân cũng như việc bạn là ai.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Vulnerability: The Key to Better Relationships