Phía dưới là hiểu biết của tôi về 3 thời kỳ và bản chất của con người hiện đại từ đó hình thành nên câu hỏi tiêu đề
Thứ nhất từ hình thái nhà nước đầu tiên. Khi người ta có lẽ là chưa ham muốn sự công bằng.
Dù có thế nào bạn cũng phải công nhận với tôi là chính con người đã đạp đổ sự công bằng để phát triển hơn. Minh trứng là ở hình thái bộ lạc nguyên thủy khi mà con người làm ngang nhau và hưởng thành quả bằng nhau. Con người phát triển bằng cách tích trữ của cải và hình thành hình thức phân chia giai cấp đầu tiên là kẻ có của để và kẻ không. Thời kỳ này là tự do nhất khi pháp luật chỉ là những luật lệ đơn giản.
Thứ 2 là vào thời chung đại. Khi giá trị con người chưa được coi trọng.
Ở thời kỳ này người ta khao khát sự công bằng khi phải chịu quá nhiều sự phân chia giai cấp. Nhưng khi có cơ hội thực hiện sự công bằng chính họ cũng tự đạp đổ. Lấy ví dụ là một cuộc khởi nghĩa thành công thì người đứng đầu cuộc khởi nghĩa luôn được tôn làm vua. Ở đây đáng lẽ ra mọi người tham gia cuộc khởi nghĩa đều có quyền được lên làm vua. Nhưng hiển nhiên người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là người có tiếng nhất trong nhóm được mọi người tôn lên làm vua vì chính những người tham gia từ bỏ quyền lợi vì những gì họ tin. Xét theo định nghĩa bây giờ thì thời kỳ này tự do rất thấp ki người dân phải tuân thủ và nghe theo mọi mệnh lệnh từ quý tộc và vua chúa.
Thứ 3 thời cận đại đến hiện đại. khi giá trị con người được coi trọng và bảo vệ
Đây chính là thời kỳ được nghi lại rõ nhất nên không cần nói nhiều về nó. Sự công bằng trong xã hội gần như không còn nhưng mong muốn về nó thì lại tăng lên tột cùng. Để đáp ưng nhu cầu đó chế độ cộng sản bao cấp ra đời 1 xã hội công bằng về quyền lợi và thành quả ra đời. Nhưng nó vướng phải một yếu tố được hình thành trong thời cận đại tư tưởng tự do. Sự tự do được tính bằng chế độ chính trị và quan hệ với siêu cường Mỹ.
Thứ 4 con người là sinh vật tham lam.
Tại thời điểm hiện tại công bằng được mô phỏng qua luật pháp thứ kìm kẹp sự tự do. Con người vừa muốn tư do thứ mà sự công bằng không cho phép, vừa muốn công bằng thứ không thể tự do. Và khi 2 thứ đó cân bằng thì họ lại thấy không đủ tự do.