Nahh, đéo có đâu.
Trừ khi bạn là một thiên tài, nếu giống với 95% số người còn lại, thì, xin chúc mừng bạn luôn là người "rage quit" bất kỳ mục tiêu nào sau 2 tuần.
Bạn lên kế hoạch để "bán một cái gì đó", hay làm một cái sản phẩm "hay hay" chắc chắn sẽ có nhiều người dùng?. Hay đơn giản là sáng sớm chạy bộ một tý?
Thường sẽ thế này: một ngày không đẹp trời cho lắm mình nhìn thấy một vấn đề có thể của cá nhân hay của xã hội, mình thậm chí còn nghĩ ra cách giải quyết vấn đề đó và rồi hừng hực khí thế đi giải quyết vấn đề đó. Nhưng sau khi vượt qua vùng hứng thú với cái kế hoạch đó thì mình bỏ bê nó và thường là sau 2 tuần, mình còn chẳng nhớ nổi nữa cơ.
Sau khi nhớ và quên quá nhiều kế hoạch hay ho, mình quyết tâm tìm hiểu xem tại sao một quyết tâm thay đổi thế giới hóa thành đống giấy vụn. 
Câu trả lời ngắn gọn là sự thay đổi trạng thái:  lúc mà thấy cần phải thay đổi nhất -> lên kế hoạch để thay đổi -> đúng rồi, có follow theo một chút, kiểu như 2 - 3 ngày đầu tiên có chạy bộ chỉ để làm mình cảm thấy "hài lòng" với cuộc sống hiện tại -> sau khi hài lòng xong thì hết hứng thú với kế hoạch ( lúc này không còn là một kế hoạch vĩ đại), cảm thấy bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Điều đáng sợ là nếu không ghi lại nhật ký, thì chu trình này diễn ra ngắn và thầm lặng đến không ngờ. Mình thậm chí còn không nhận ra  mọi kế hoạch của mình đều bị kết thúc sớm trong một tâm trạng "hài lòng" đến như thế.
Một mục tiêu thường được hình thành - thực hiện - từ bỏ theo các chu kỳ phân rã sau:
1. Ý thức được vấn đề
Mình nhận ra cần phải thay đổi cái gì đó ( vấn đề): dạo này mình béo quá rồi? Muốn kiếm được nhiều tiền hơn? Muốn học một ngôn ngữ mới ? Tóm lại là tự thấy không hài lòng về một khía cạnh nào đó của cuộc sống, hoặc của chính mình. 
Rồi sao? mình bắt đầu học, chạy bộ, lập kế hoạch kiếm tiền? Không không, có những lúc bạn đã biết nhưng chỉ là thoáng qua thôi. Vẫn sống tốt mà - bạn nghĩ.
2. Bắt đầu khó chịu
Vài ngày, vài tuần thậm chí vài tháng trôi qua, mìnhbắt đầu thấy khó chịu dần. Thường là sẽ có những việc khiến mình tạm thời quên đi vấn đề.
3. Giọt nước tràn ly
Bởi vì nó là vấn đề thực, nên nó sẽ quay lại . Và như một giọt nước làm tràn ly đã đến lúc phải thay đổi rồi.
 4. Lên hẳn một kế hoạch cho nó chuyên nghiệp
Thay đổi không phải là chuyện đùa, để có thể thực hiện một cách "chuyên nghiệp", mình mường tượng và nghĩ ra hẳn một kế hoạch.
5. Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua
Ưu điểm (hay nhược điểm) tuyệt vời của bộ não con người là chúng ta dần dần sẽ cảm thấy "quen thuộc" với bất cứ cảm xúc nào. Lúc này, khi cảm xúc đã lắng xuống, mình follow theo kế hoạch được một thời gian và cũng không còn cảm thấy khó chịu ở mức "không còn chịu được nữa" mà đã khá hơn rất nhiều.
6. Đã qua rồi thì thôi cho nó ... qua luôn đi
Vì sau một thời gian thì ... sống như cũ cũng được mà.
7. Bắt đầu thấy kế hoạch ban đầu có vẻ "khó chịu"
Mình bắt đầu nửa muốn theo kế hoạch, nửa còn lại thì thấy vấn đề cũng không còn quá to tát, bằng chứng là mình đang cảm thấy sống như cũ vẫn "OK". 
8. Và kế hoạch đổ vỡ mà mình cũng chẳng thèm quan tâm
Cuộc sống trở lại như xưa, vấn đề vẫn còn đó và nó sẽ quay lại theo "chu kỳ" 8 bước này.
    .    .    .    .    .    .    .
Mình có ghi lại đầy đủ chu kỳ này của mình, của bạn mình và của một nhân viên của mình. Tất cả đều chỉ diễn ra dưới 2 tuần, mỗi lần lặp lại có thể dài hơn một chút. Nhưng không có lần nào là quá 2 tuần, ngắn đến bất ngờ.
Vậy làm sao để thay đổi cái chu trình này? theo mình có 2 vấn đề:
Vấn đề thứ 1: Mình không biết mình muốn gì
Đây có lẽ nguồn gốc của mọi vấn đề, cái đích mà mình muốn nhắm tới thực ra không phải cái mà mình thực sự muốn. Không phải mục tiêu nào cũng sai nhưng đa phần, chúng ta thiết lập mục tiêu sai, đặc biệt là những mục tiêu mà chúng ta cảm thấy sẽ khiến cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều.
Thường mục tiêu của mình sẽ bị ảnh hưởng bởi cái mà người khác đánh giá mình, thứ mà bố mẹ muốn mình trở thành. Không nên đặt mục tiêu chỉ vì bạn bè, người thân muốn bạn trở nên như thế, những mục tiêu loại này rất dễ thất bại vì nếu bố mẹ muốn bạn làm kỹ sư trong khi bạn muốn làm họa sỹ. Thì mình cho rằng bạn rất khó ( nếu như muốn nói là không thể) trở thành top kỹ sư được. 
Đừng nghĩ rằng bạn đang muốn có thân hình 6 múi, cái bạn thực sự muốn có khi chỉ là ăn ít mỡ đi, nhiều rau quả hơn một chút. Chạy bộ tầm 10 phút hàng ngày chứ không phải 30 phút như các bài post facebook của bạn bè hay khoe.
Tương tự như thế, bạn muốn có hàng tấn tiền nhưng thực tế bạn đang sống tốt, tiền lương đủ thuê nhà, ăn uống vui chơi thì rất khó để có thể đạt mục tiêu hàng tấn tiền vì tiềm thức của bạn cho rằng bạn có tiêu đến hàng tấn đâu? mới tiêu đến hàng triệu à. Không hề có động lực "đủ lớn" để bạn kiếm hàng tấn tiền, và hệ quả là một mục tiêu mà bạn thực sự không muốn. Mục tiêu bạn muốn và dễ dàng đạt được hơn có lẽ là quản lý chi tiêu tốt hơn, bằng những việc nhỏ nhặt hơn như biết được tổng chi, tổng thu của hôm nay, tuần này, tháng này.
Đa số mong muốn của chúng ta đều rất giản đơn.

Vấn đề thứ 2: Mình không biết làm sao để hoàn thành kế hoạch
Đây là hệ quả của vấn đề 1, mìnhlập một mục tiêu quá lớn trong khi nhu cầu thực sự thì nhỏ hơn nhiều. Và chính vì mục tiêu quá lớn nên kế hoạch để thực hiện trở lên khó khăn và phức tạp quá mức cần thiết vì mình sợ, sợ không hoàn thành được mục tiêu đó ( kiếm hàng tấn tiền cơ mà)
Sau khi đơn giản mục tiêu, mình thay đổi bản kế hoạch ban đầu từ việc "sẽ làm việc A và hoàn thành vào ngày X" thành sẽ thêm việc A' hàng ngày, hàng tuần, và cứ thế làm cho đến hết đời.
Lúc này thì việc A' của mình đơn giản hơn rất nhiều ( vì mình lười nên mình định nghĩa việc A' trở nên nhỏ xíu xíu) và lần đầu tiên mình keep được việc A' thành thói quen, kế hoạch tạm thời thành kế hoạch suốt đời.
Lặp lại chu trình mới này, mình tin là các bạn sẽ có một cuộc sống khác, tốt đẹp hơn chỉ sau 2 tuần. Đây chắc chắn là chu trình khó, nhưng cuộc sống sẽ chỉ có khó khăn hơn nữa nếu các bạn đứng đó và không làm gì đúng không?