Xin chào bạn đọc thân mến, mình là Miles.D đến từ Sput-NiKk. Vào thời điểm gần đây, chắc hẳn các bạn đọc đã ít nhiều biết đến các vụ bạo hành trên các trang thông tin, trang mạng xã hội, nổi tiếng nhất có lẽ là bé gái 8 tuổi tử vong ở Tp.HCM và gần đây nhất là một bé gái 3 tuổi ở Hà Nội bị người tình của mẹ đóng 9 cái đinh vào đầu cùng nhiều lần hành hạ dã man khác. Khi đọc được những thông tin trên, mình cũng giống rất nhiều người khác, vô cùng bất xúc và phẫn nộ vì những hành vi ác tính. Bài viết hôm nay là vài dòng suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm làm cha mẹ ở thời hiện tại cũng như nguồn cơn của hành vi bạo hành theo góc nhìn của mình. Mình xin nhấn mạnh rằng, tất cả ý  kiến mình đưa ra đều từ góc nhìn chủ quan của chính bản thân mình - Miles.D. Nếu bạn đọc cảm thấy không phù hợp, có thể để lại những ý kiến riêng dưới phần bình luận, rồi chúng ta có thể cùng thảo luận một cách văn minh nhất. Mình không dài dòng thêm nữa, hãy bắt đầu thôi
Poster by Sput-NiKk
Poster by Sput-NiKk

Hành vi của những “kẻ” không thể làm cha làm mẹ – Nguồn cơn của sự ác tính.

Trong khuôn khổ bài viết này, Mình sẽ xét theo 2 vụ bạo hành gần đây nhất.
Bé gái 8 tuổi tại tp HCM đã từng có cuộc sống rất hạnh phúc bên ba mẹ. Nhưng khi ba của bé có gian díu với “dì ghẻ”, cuộc sống yên bình từ từ đổ vỡ và dẫn đến ly hôn. Mẹ bé phải dọn đi cùng người con trai út và để bé lại sống cùng với bố. Mọi việc bắt đầu xảy ra tại đây, bé V.A nhiều lần bị “dì ghẻ” bạo hành tàn nhẫn rồi dẫn đến tử vong.
Bé gái 3 tuổi ở Hà Nội cũng có một cuộc sống đầy sống gió cùng với bố mẹ. 2 người nhiều lần cãi nhau rồi quyết định đi đến ly hôn. Người mẹ dọn cùng với bé dọn đến sống chung cùng người tình mới. Những hành vi bạo hành lại một lần nữa xuất phát từ chính người phụ huynh “ghẻ”. Bé từng phải nhập viện nhiều lần với nhiều nguyên nhân khác nhau: có dị vật ở mũi, uống phải thuốc trừ sâu, nuốt đinh vít,… Đỉnh điểm là lần nhập viện gần nhất với dấu hiệu 9 chiếc đinh bị đóng trên đầu của cháu bé. Thật quá đau xót cho hoàn cảnh của hai bé.
Có thể thấy đặc điểm chung của 2 vụ bạo hành trên đều đến từ cha và mẹ “ghẻ”. Họ đến với cuộc đời của những đứa trẻ xấu số thông qua những cuộc hôn nhân đổ vỡ. Có thể nói, ly hôn là nguyên nhân sâu xa của những vụ bạo hành dã man, nhưng mình không trút hết nguyên nhân lên ly hôn. Mà là do hành vi xuất phát từ bản tính “dã thú” của các cha “dượng”, dì “ghẻ”.
Bản thân mình từ trước khi sinh ra đã không được hưởng trọn tình yêu từ người “cha” như bao bạn khác. Nhưng may mắn hơn, mình được nhà ngoại chấp nhận, nuôi nấng và dành hết tình yêu thương cho mình. Tình thương của nhà ngoại , cộng với những kiến thức về tình cảm mà họ đã dạy cho mình xuyên suốt quá trình lớn lên. Để giờ đây mình có thể tự tin viết bài này với tư cách của một đứa con sinh ra từ chính sự “ly hôn”. Mà có khi, nó còn tồi tệ hơn ly hôn, chỉ khi đã kết hôn thì mới có ly hơn, nhưng với “cha” mẹ mình thì không như thế. Nhưng mấu chốt ở đây là, ly hôn chỉ là một nguyên nhân rất sâu xa và không rõ ràng. Nhận thức, bản tính và hành vi xuất phát từ các cha “dượng” dì ”ghẻ” mới là thứ đáng nhắc tới.
Bé V.A 8 tuổi tại TP.HCM sống trong một gia đình khá giả, ở một căn chung cư đắt tiền. Bố mẹ em cũng là người có học thức và có việc làm ổn định. Dì “ghẻ” của em cũng là từng làm MC, diễn viên đóng MV và đặc biệt có một gia thế khá “khủng” theo như mình tìm hiểu.
Bé gái 8 tuổi ở Hà Nội lại không được hành phúc như thế. Cha em mê cờ bạc nên mới dẫn đến ly hôn và chuyển đến sống chung với người tình mới. Người tình này thì cũng không khá khẩm hơn, và đặc biệt là có sở thích nói đạo lý và chia sẻ cách chăm con trên Mạng xã hội.
Dù ở bất cứ tầng lớp xã hội nào, dù sang trọng hay nghèo hèn, thì đều có thể xuất hiện những hành vi bạo hành dã man. Cho nên, nguyên do vẫn tuyệt nhiên không phải điều kiện hoàn cảnh.  Như mẹ ghẻ bé V.A đấy thôi, có một gia thế khủng, thường xuyên đi du lịch khắp nơi mà vẫn hành hạ con riêng không nhẹ nhàng hơn vụ bé gái ở Hà Nội là bao, thậm chí còn nghiêm trọng hơn vì đã làm bé tử vong. Bởi vì bản tính vốn có đã thế, sự độc ác đã ngấm sâu trong người. Quan trọng hơn, họ không có một chút xót thương nào dành cho những cô bé còn đang độ tuổi tiểu học chứ chưa nói đến tình cảm của người cha, người mẹ kế nên dành cho đứa con riêng. Hậu quả của một mối quan hệ cha – con không có tình cảm là thấy rõ, vô cùng thương tâm và đau xót. Cho nên, tình cảm giữa các thành viên là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong thời kì hiện tại, nơi mà cuộc sống có quá nhiều cám giỗ và luôn chực chờ để phá tan hạnh phúc trong mỗi gia đình. Tình cảm ấy đôi khi không nhất thiết phải xuất phát từ bố mẹ, cũng có thể từ ông bà hay những người họ hàng thân thuộc. Miễn sao mỗi đứa trẻ được sinh ra, chúng cảm nhận được thứ tình cảm thiêng liêng ấy từ thuở lọt lòng cho đến khi trưởng thành và sẵn sàng tiếp nối sứ mệnh làm cha làm mẹ. Để rồi lại tiếp tục lan truyền tình cảm gia đình cho nhiều thế hệ về sau. Có lẽ các cha mẹ “ghẻ” trong 2 vụ án trên thiếu tình cảm gia đình một cách trầm trọng. Và hậu quả là, để lại ám ảnh, đau thương bởi chính những hành vi tàn độc mà họ đã giáng xuống những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.

Sự “thờ ơ’ của người lớn xung quanh

Lý do mình để thờ ơ trong ngoặc kép cũng có thể hiểu rằng:
- Rất nhiều người lớn xung quanh vụ việc không quan tâm sâu sắc đến vết thương mà những đứa trẻ phải nhận,
- Cũng có rất nhiều người có sự quan tâm nhưng chưa triệt để. Chỉ nghĩ gia đình hàng xóm mình chỉ đang dạy con bằng phương pháp “đòn roi” truyền thống.
- Các tổ chức bảo vệ trẻ em chưa thực hiện đúng chức năng của họ. Mình chỉ thấy đường dây nóng bảo vệ trẻ em “111” chỉ được xuất hiện vào thời điểm các vụ án bảo hành nghiêm trọng đã xảy ra. Trước đấy thì mình tuyệt nhiên không biết một tí thông tin nào về đường dây nào hay sự tồn tại của Tổng đài bảo vệ trẻ em. Đối với mình, quyền bảo vệ trẻ em ở nước ta còn tương đối kém và các cơ quan đảm nhiệm quyền ấy vẫn làm việc không triệt để. Nên tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau.  
- Gia đình của những cha mẹ “ghẻ” có hành vi bao che cho hành vi sai trái. Việc bảo vệ người thân mình là việc không thể tránh khỏi, đấy là sự chủ quan trong mỗi con người. Nhưng cái cách mà họ bao che cho cái độc ác một cách tiêu cực như vậy, mình thấy không thể chấp nhận được. Gia đình “quyền lực” của người dì “ghẻ” ở TP.HCM tìm mọi cách để minh oan và bưng bít vụ việc hay người cha ruột của đứa bé có hành động xóa video từ camera an ninh. Chỉ với vài chi tiết như vậy, mình hiểu ra rằng quá nhiều người đang là cái khiên cho những kẻ xấu núp sau, không dám đối diện sự thật một cách thẳng thắn . Việc đấy có vẻ như đã thành công, vì thông tin cuối cùng mình vừa tham khảo chỉ là mức án 3 năm tù cho người mẹ ghẻ và vụ án vẫn được đang mở rộng và điều tra.
Trên đây là một vài suy nghĩ của chính bản thân mình được lấy ra từ những vụ bạo hành dã man xuất hiện gần đây. Mình xin nhắc lại một lần nữa, những ý kiến trên chỉ là góc nhìn chủ quan và rất cá nhân. Nó có thể đúng, có thể sai. Nếu ý kiến trên không phù hợp góc nhìn của bạn đọc, hay sai ở điểm nào đó, bạn đọc hãy mạnh dạn để lại ý kiến dưới phần bình luận để cùng thảo luận với bọn mình nhé. Cảm ơn bạn đọc đã dành cho thời gian cho bài viết và hãy tiếp tục ủng hộ Sput-NiKk trong thời gian sắp tới nhé.