1. Hai quan niệm trên mang ý nghĩa gì?

Để có thể phân biệt 2 quan niệm này thì ta phải hiểu nghĩa của nó, vậy thì nó mang ý nghĩa gì?
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa ^.^
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa ^.^
Đầu xuôi xuôi lọt:
Khái niệm: Mở đầu mà xuôn sẻ thì kết thúc cũng sẽ xuôn sẻ. VD như mở tiệm vào ngày khai trương mà càng đông khách thì việc làm ăn sau này sẽ rất phát đạt.
Thực tế: Nhưng không phải lúc nào đầu xuôi thì đuôi cũng lọt. Bởi ta rất dễ trở nên tự mãn với thành công ban đầu mà dẫn đến những thất bại sau này.
Vạn sự khởi đầu nan:
Khái niệm: Khi ta bắt đầu làm một thứ gì đó mới thì bao giờ thì cũng khó khăn. Ngụ ý khuyên ta đừng chóng chán. Mà hãy cố gắng vượt qua giai đoạn khởi đầu khó khăn thì ắt sẽ thành công. Cùng một VD như trên là mở tiệm vào ngày khai trương có không đông khách thì cũng phải biết cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, cải thiện những thứ thiếu sót. Để có thể buôn bán tốt hơn.
Thực tế: Bên cạnh đó, không phải bất cứ việc gì cũng bắt đầu bằng gian nan. Có những việc sinh ra ta đã có thể làm tốt hơn đa số những người khác. Đó chính là tài năng của bản thân hoặc kĩ năng mà mình đã được rèn luyện một cách vô thức.
P/S: Những VD này sẽ không đầy đủ, bởi khi kinh doanh thì sẽ có rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động. Nên mình xin phép được rút gọn nó để có thể minh họa cho dễ hiểu ^^

2. Vậy thì quan niệm nào đúng?

Theo mình, quan niệm nào cũng đúng cả. Nó đều là kinh nghiệm tích lũy của ông cha ta đã được đúc kết thành một câu thành ngữ ngắn gọn.
Tuy vậy NHƯNG những quan niệm này phải được đặt đúng lúc, đúng nơi. Ta phải biết vận dụng một cách linh hoạt, chứ không phải lúc nào cũng đầu xuôi thì đuôi mới lọt hoặc là tự huyễn hoặc chính mình: Cái gì bắt đầu cũng khó khăn nên ta cứ đâm đầu lao vào một cái "bãi shit" mà chính bản thân mình cũng không biết.

3. Bài học rút ra là gì?

Phải luôn có góc nhìn đa chiều. Đừng bó buộc tư duy của chính mình. Phải biết linh hoạt áp dụng nó vào cuộc sống của chính mình. Mình cũng biết là đây là một lời khuyên khá phổ biến, nhưng tin mình đi. Để áp dụng được nó vào cuộc sống thì không dễ chút nào. Đối với chính bản thân mình cũng vậy. Nên hãy cố gắng rèn luyện nó mỗi ngày bằng một ít gợi ý của mình nếu bạn thật sự muốn mình trở nên nhạy bén hơn. Hay nói cách khác là bạn sẽ khó bị "cuộc đời" bịp hơn :))

4. Những cách mình trui luyện khả năng phản biện

Tip 1: Phải biết đặt câu hỏi? Phải biết nghi ngờ, chớ đừng ngây thơ mà tin sái cổ vào bất cứ thông tin nào, kể cả nó đến từ người thân. Trong thời đại tràn lan thông tin như bây giờ thì ít nhất phải biết đặt câu hỏi nghi vấn cho bất cứ vấn đề gì. Nó như là một cái tường lửa giúp ngăn chặn bạn khỏi nhưng luồng tin sai lệch.
Tip 2: Hãy đọc. Đọc sách, đọc báo đọc bất cứ thứ gì bạn cho là hữu ích cho khả năng phản biện của bản thân. Khi bạn nắm được nhiều thông tin hơn thì tắt nhiên là khả năng tư duy sẽ nhạy bén hơn nhiều. Khi đó, mỗi khi tiếp nhận thông tin não bạn sẽ liên kết, so sánh để kiểm chứng thông tin đó.
Tip 3: Hãy học cách đào sâu vào vấn đề. Ý của mình là nếu được thì hãy tập cách đào sâu, sâu vào tận gốc :)). Theo quan sát của mình thì bây giờ mọi người thường không thích đào sâu vào vấn đề mà thường chỉ lướt qua thông tin. Thích số lượng để giải trí chứ không thích chất lượng.

5. Lời nói cuối

Nếu bạn đã đọc tới đây của bài viết thì mình không biết nói gì hơn ngoài câu cảm ơn bạn rất nhiều. Trên đây chỉ là chút hiểu biết nhỏ nhoi của mình. Nên mình rất mong nhận được sự góp ý hoặc chia sẻ trải nghiệm của mọi người ^^
Sắp thi - 16/02/2023 - KTX 102
Thằng Khờ