Đấu trí với 'giặc' tin giả
Từ giữa tháng 2/2020, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới và lan rộng ở nhiều quốc gia, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới...
Từ giữa tháng 2/2020, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn thế giới và lan rộng ở nhiều quốc gia, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo một cuộc chiến vô cùng nguy hiểm đó là tin giả (fake news).
Cùng với cơn bão đại dịch mang tên Covid-19, thông tin thất thiệt tràn lan trên mạng xã hội cũng được đánh giá như một loại “giặc” nguy hiểm đòi hỏi sự “cân trí” để dập dịch.
Tin giả có thể gây ra một cuộc “đại loạn” không trừ bất kỳ quốc gia nào. Với tâm lý vốn hoang hoang và dễ bị kích động của một số người dân, chỉ cần một nguồn tin thất thiệt nào phát ra cũng như “mồi lửa” làm cháy bùng một khu rừng khô.
Chẳng cần đến “sự giả mạo” cao siêu, phức tạp mà tin thất thiệt vẫn có thể khiến cộng đồng hoang mang và làm nhiều người nghe theo như việc uống cồn công nghiệp có thể chữa Covid-19 ở Iran hay chống virus bằng cách uống nước tiểu và phân bò ở Ấn Độ.
Tại Mỹ có không ít nạn nhân nghe theo các tài khoản “lang băm” tự đưa ra hướng dẫn chữa Covid-19 bằng tỏi, chất tẩy trắng, thậm chí cả cocaine. Tưởng như hoang đường mà vẫn có không ít nạn nhân chịu hậu quả từ những nguồn tin thất thiệt này.
Bên cạnh mục đích câu view, câu like, được nổi tiếng thì tin giả được coi là “thị trường béo bở” cho các tội phạm trực tuyến, tội phạm qua mạng. Tin tức giả mạo như con virus, dễ dàng lan rộng và phát tán, nhưng hậu quả để lại thì không “giả” chút nào. Tại tỉnh Bình Dương, một số đối tượng xấu đã giả mạo cơ quan Bảo hiểm Xã hội để trục lợi, mua bán sổ bảo hiểm trái pháp luật khiến nhiều người “tiền mất tật mang”. Chiến đấu với dịch bệnh đã khó khăn, giờ đối phó với cả “giặc” tin giả càng làm cuộc chiến phức tạp và gian nan hơn.
Cùng với sự vào cuộc của chính quyền hay các ông trùm công nghệ, không gì hiệu quả bằng việc chính mỗi người dân tự mình “cách ly xã hội” với các nguồn tin không chính thống. Việc cẩn thận và khôn ngoan trong tiếp thu và lựa chọn tin tức là vô cùng cần thiết để mỗi người tự xây dựng cho mình hệ miễn dịch với “virus tin giả”.
Cuộc “đấu trí” với tin giả lúc này không còn của riêng một cộng đồng hay một quốc gia nào. Sự đoàn kết từ các chính phủ, tập đoàn công nghệ cho đến bản thân mỗi người dân chính là chìa khóa giành chiến thắng trong trận chiến “đại dịch thông tin” này.
Bài viết đã được đăng tải tại trang Làm báo online thuộc Tạp chí Người làm báo Điện tử: http://nguoilambao.vn/danh-tan-giac-tin-gia-n18510.html
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất