Mình từng là một đứa xài tiền vô tổ chức, mỗi khi tài khoản có dư một chút là nghĩ ngay đến việc mua điện thoại xịn, laptop cấu hình khủng để chơi game hoặc những món đồ xa xỉ ngoài thân... Còn không thì, vung cả đóng tiền vào các chuyến đi chơi, các cuộc vui bộc phát.
Dĩ nhiên, nếu có nguồn tài chính khổng lồ chống lưng, những khoản kể trên sẽ không nhằm nhò gì. Nhưng nếu đang tự thân gầy dựng mọi thứ từ con số không, học cách đầu tư hiệu quả là kỹ năng hàng đầu, giúp chúng ta phát triển..
Và đây là 3 mục mình đang tập trung đầu tư nhiều nhất.

Sức khỏe là mục tiêu cuối cùng và đầu tiên của cuộc sống
1. Đầu tư cho sức khỏe.
Sức khỏe ảnh hưởng đến thói quen sống. (1) Nếu sức khỏe yếu ớt, chúng ta rất dễ bị mất kỷ luật bản thân, sẽ tìm đến những thứ khiến bản thân dễ chịu, từ đó hình thành nên thói làm biếng khó ở. (2) Nếu sức khỏe tốt, dĩ nhiên cơ thể có nhiều năng lượng, cảm hứng làm việc cũng tăng theo, nên công việc thường được giải quyết tốt hơn dù khó khăn áp lực. Mà quan trọng nhất là không bị cái tật làm biếng bóp cổ, kéo chân ở một chỗ.
Hãy chịu khó đầu tư thời gian, tiền bạc cho phòng gym, lớp tập yoga, chạy bộ...Ưu tiên uống nhiều nước hàng ngày, vận động cơ thể đều đặn, ăn thực phẩm sạch healthy, bồi cho dưỡng sức khỏe để tạo thói quen tốt cho bản thân, cuộc sống và công việc.
Đọc không phải để giàu vật chất, mà để hiểu bản thân mình trước tiên
2. Đầu tư cho việc học.
Để tăng khả đánh giá một vấn đề, tăng độ sáng tạo trong lĩnh vực đang theo đuổi hoặc nhìn thấy đường hướng của tương lai, thì chỉ có học mới làm tăng chất và lượng của 3 điều này. Quy mô công việc càng lớn, chúng ta học càng nhiều. Người ta thường nói học để chuẩn bị cho tương lai, nhưng theo trải nghiệm của mình, học để nhìn thấy được cơ hội trong tương lai. Khi nhìn thấy được thì chúng ta mới nắm bắt được cơ hội đó.
Học ở đây, không có nghĩa chỉ học trên sách vở lý thuyết mà còn học ở cả thực tế, học những điều hay của những người xung quanh, kể cả những người mình thích và không thích. Vì ở đâu cũng có điều mới hay để học. Có như thế, khoản đầu tư cho việc học mới lớn lên và sinh lời được.
Đó là lý do mà mình luôn trích một khoản tiền lương hàng tháng để mua sách, dành tiền để đầu tư cho các mối quan hệ tích cực, healthy, để mình luôn đứng trên cái đà phát triển.
Hãy nghiêm khắc với chính mình
3. Đầu tư cơ sở vật chất.
Trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Chúng ta thường hiểu nhầm về tiêu sản và tài sản. Tập trung mua sắm nhiều món đồ mà không nghĩ đến lời lãi mà món đồ đó đem lại, chỉ mua vì sở thích cá nhân.
Để tránh tình trạng đầu tư nhầm vào tiêu sản. Trước khi quyết định đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công việc, phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho khoản đầu tư đó. Phải trả lời chính xác đầu tư để làm gì, phục vụ cho công việc như thế nào và có cần ưu tiên đầu tư trong lúc này hay không?
Rồi sau đó định ra các khoản lãi của việc đầu tư, ví dụ sau khi mua một cái laptop mới để phục vụ cho việc học đồ họa, thì sau khi đầu tư, chúng ta phải tập trung vào việc kiếm các khoản “tiền lãi” cụ thể là phải hoàn tất khóa học đồ họa đã đề ra (ví dụ vậy).