Dù rằng tựa truyện có lẽ là một điều nhỏ nhặt, nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến việc cách mà câu chuyện của bạn được nhìn nhận. Thường rằng tựa đề là thứ quyết định xem người đọc có muốn cầm câu chuyện của bạn lên hay không. May mắn thay (hoặc là không), tựa đề thường là thứ hấp dẫn người đọc, chứ không phải công sức và thời gian bạn bỏ ra. Vậy nên đừng coi nhẹ tựa truyện của mình.

I. Lấy cảm hứng từ chính nội dung truyện

1. Lấy cảm hứng từ chủ đề then chốt của câu chuyện - một tựa đề thành công nên phù hợp với câu chuyện theo một cách gợi mở cảm xúc.
Hãy nghĩ về chủ đề chính của câu chuyện của bạn - nó có phải là báo thù? thù hận? cô lập? và nghĩ đến những lựa chọn có thể gợi lên chủ đề đó. Ví dụ như chủ đề có thể là đền tội, bạn có thể đặt tựa cho nó là “Con đường hoàn lương.”
2. Đặt tên câu chuyện theo một bối cảnh quan trọng - Nếu một bối cảnh cụ thể đóng vai trò trung tâm trong câu chuyện của bạn, hãy cân nhắc sử dụng nó cho tựa đề của bạn.
Ví dụ như câu chuyện của bạn xảy ra ở một thành phố tên là Washington Depot, bạn có thể đơn giản đặt tên cho câu chuyện là Washington Depot. Hoặc bạn có thể lấy cảm hứng từ những sự kiện xảy ra ở đó như “Những hồn ma ở Washington Depot” hay “Washington Depot rực cháy.”
3. Chọn dựa đề lấy cảm hứng từ một sự kiện quan trọng của câu chuyện - Nếu một sự kiện cụ thể đóng vai trò chủ đạo trong câu chuyện hay vai trò của nó quan trọng trong việc tịnh tiến tình tiết, hãy cân nhắc dùng nó làm cảm hứng cho tựa đề của bạn.
Ví dụ như “Chuyện gì đã xảy ra vào buổi sáng” hay “Cái chết của một tên trộm” (Note: cái này có thể nhắc đến tựa đề của các bản Star Wars vì nó đều nhắc tới một khoảnh khắc quan trọng trong câu chuyện.)
4. Dựa theo nhân vật chính của bạn - Đặt tên tác phẩm theo tên một nhân vật quan trọng có thể tạo cảm giác đơn giản thú vị cho tựa đề của bạn. Nó càng hữu hiệu hơn nếu tên nhân vật là cái gì đó đáng kể hoặc dễ nhớ. 
Ví dụ như David CopperfieldOliver Twist của Charles Dicken, Jane Eyre của Charlotte Bronte, và Don Quixote của Miguel de Cervantes.
5. Dựa theo một lời thoại đáng nhớ của truyện - nếu bạn có một lời thoại gốc thông minh, thể hiện được một nhân tố hoặc chủ đề quan trọng của câu chuyện, hãy dùng nó như một tựa đề của bạn.
Những tiểu thuyết như Giết con chim nhại, They Shoot Horses, Don’t They?Đêm trắng ở Seattle đều lấy cảm hứng từ những lời thoại của câu chuyện.

II. Lấy cảm hứng từ nơi khác

1. Nghiên cứu - Thu nhặt những yếu tố then chốt của câu chuyện, cụ thể là đồ vật và nơi chốn, nghiên cứu những đồ vật và nơi chốn đó và tìm cảm hứng cho tựa đề.
Ví dụ như câu chuyện của bạn nói về viên ngọc lục bảo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và bạn phát hiện ra ngọc lục bảo thường được đại diện cho niềm tin và hy vọng. Thế nên bạn sẽ đặt tên cho câu chuyện là “Hòn ngọc hy vọng.”
2. Kiểm tra giá sách của bạn - Xem xét giá sách của bạn và ghi lại những tựa đề để lại ấn tượng cho bạn.
Ghi lại cả những tựa đề thu hút bạn và những tựa đề đối với bạn là hay cho câu chuyện.
Kiểm tra lại danh sách nọ và rút ra điểm chung của những tựa đề hay. Ví dụ như, liệu chúng có hấp dẫn với các giác quan? Trí tưởng tượng người đọc? v.v...
3. Sử dụng phép ám chỉ
Nhiều tác giả lấy cảm hứng từ các tác phẩm kinh điển, ví dụ như William Faulkner, tác phẩm Sound and the Fury của ông lấy cảm hứng từ một lời thoại trong Macbeth, hay John Steinbeck với Grapes of Wrath lấy cảm hứng từ lời thoại của The Battle Hymn of the Republic.
Nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ trích dẫn của ai đó, như câu “queer as a clockwork orange” truyền cảm hứng cho tác phẩm A Clockwork Orange của Anthony Burgess.
Một số người nhắc đến văn hóa đại chúng, như Kurt Vonnegut, dùng câu khẩu hiệu của Wheaties cho cuốn sách Breakfast of Champions của ông.

III - Tránh những lỗi thường gặp

1. Sử dụng một tựa đề phù hợp với thể loại truyện của bạn - Nếu bạn chọn tựa đề nghe như thể nó thuộc về thể loại này, nhưng câu chuyện lại thuộc thể loại khác, bạn sẽ khiến người đọc bối rối. 
Ví dụ như khi tựa đề của bạn nghe như một tiểu thuyết kì ảo như “Con Rồng Trên Đài Cao”, nhưng câu chuyện lại nói về một tay tài phiệt phố Wall thời hiện đại, bạn sẽ khiến những người mua nó vì nghĩ nó là một tiểu thuyết kì ảo bối rồi, và bỏ qua hoàn toàn những người đọc tìm kiếm những câu chuyện về tài chính hiện đại.
2. Giảm độ dài - hầu hết trường hợp thì những tựa đề ngắn gọn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn , thành công và dễ nhớ hơn những tựa đề dài.
Ví dụ như “Một người gặp nguy hiểm khi đang du ngoạn một mình xứ Yukon” sẽ ít hấp dẫn hơn “Cách tạo lửa trại”, vừa ngắn hơn và vừa gợi mở nhiều điều hơn
3. Làm nó thú vị - Những tựa đề thi vị, dùng những hình ảnh hấp dẫn, hoặc một chút bí ẩn sẽ thu hút người đọc
Ngôn ngữ thi vị như “Đóa Hồng cho Emily” hay “Cuốn theo chiều gió” thu hút người đọc bằng một tựa đề tinh tế, hứa hẹn một câu chuyện hoặc văn phong không kém phần thi vị.
Tựa đề gợi nên những hình ảnh hấp dẫn cho người đọc vì nó tạo ra cái gì đó thu hút và ý nghĩa. Một tựa đề như “Nửa đêm ở cánh vườn của sự Xấu xa và Tốt đẹp”, dù dài nhưng tạo ra một hình ảnh rõ ràng về một cuộc chiến giữa thiện và ác.
Một chút bí ẩn cũng thu hút người đọc. Một tựa đề như “Cái gì đó xấu xa đang đến” (Cũng là phép ám chỉ Macbeth) hay “Con mèo đen” cho người đọc vừa đủ thông tin để đặt câu hỏi và thu hút người đọc vào câu chuyện.
Nguồn: WikiHow

Tham gia Dẫn Truyện và cùng chúng tôi viết nên câu chuyện của bạn