Theo Adriano Fabris- Đạo đức truyền thông
Đạo đức truyền thông là gì?
Chúng ta đang bị cuốn vào một bối cảnh toàn cầu hóa từ rất nhiều các dòng chảy giao tiếp. Từ sự quá tải này của truyền thông, chúng ta phải có sự tự định hướng. Để định hướng cho mình, cần xác định đâu là cơ cấu điều hành của các dòng chảy. Chúng ta cần tự hỏi mình một lời, rằng điều gì nằm dưới tất cả.
Nói đơn giản là, con người cần hiểu và biết đánh giá tốt xấu trong môi trường giao tiếp. Trước hết, cần nắm được "giao tiếp tốt" là thế nào? 
Dưới đây là định nghĩa trên lý thuyết của "Đạo đức truyền thông":
* Đạo đức truyền thông là nguyên tắc mà xác định, xây dựng và đánh giá những khái niệm đạo đức và những nguyên tắc về cách cư xử trong các tình huống hành xử giao tiếp, và nó khuyến khích giả thuyết về hành vi cố định của người ta.
Thế thì đạo đức là gì?
* Định nghĩa của "đạo đức": đạo đức là môn nghiên cứu trên hành vi của con người. Khái niệm "đạo đức" đến từ từ gốc Hy Lạp "ethos". Khái niệm này thể hiện một cách hành sử cá nhân và chọn lọc, một bộ trang phục.
Nhưng đạo đức không chỉ thể hiện mỗi hành vi cá nhân, chúng còn chỉ ra sự phản ánh những nguyên tắc này và những sự phê phán mà chúng định hướng cách hành xử của chúng ta. Và dựa trên những điều này, một hành động được coi, một cách chính xác, là tốt hoặc xấu.
Ba câu hỏi chính của đạo đức
- Tôi đang làm cái gì?
- Tôi phải làm gì?
- Ý nghĩa của việc tôi đang làm là gì?
Phân tích câu hỏi đầu tiên, tôi đang làm cái gì?
Với câu hỏi này tôi tìm kiếm một sự mô tả và một lời lý giải cho hành động của mình. Tôi coi rằng, qua sự mô tả và định nghĩa này cho hành động của mình, sẽ dẫn tới ánh sáng của sự lập luận mà đối với nó một hành động có thể được nói là tốt hoặc xấu.
Với câu thứ hai, tôi phải làm gì?
Câu này được sinh ra để cảnh báo rằng chúng ta thường không làm theo những gì đã được định hướng: con người cần có hướng đi của anh ta, thứ sẽ nắm vai trò chủ đạo với yêu cầu của riêng nó.
Lời trả lời cho câu hỏi này: điều gì mà ta PHẢI làm? điều này dù liên quan tới những quy tắc nội tại hoặc ngoại lai đối với một người, nhưng dù thế nào anh ta vẫn phải phục tùng.
Câu hỏi thứ ba, ý nghĩa của thứ tôi làm là gì?
Câu hỏi thứ ba trong đạo đức học xem xét những động cơ, những ý nghĩa của hành động ta làm.
Định nghĩa của Ý NGHĨA( il senso): là sự đánh giá của định hướng, một điểm soi chiếu để từ đó cuộc đời ta được dựa vào. 
Vậy thì đâu là ý nghĩa hành động của tôi. Với câu hỏi này thì cần phải đưa ra câu trả lời trước chủ nghĩa hư vô đương đại, không đâu có thể có nhiều ý nghĩa hơn tư tưởng này.
Đạo đức chung và đạo đức ứng dụng
Những câu hỏi về đạo đức làm đặt ra các tiêu chuẩn chung cho hành động của tôi. Ngày này có lẽ chúng ta sống một xã hội liên kết hơn. Với những mối quan hệ của phát triển, những ảo giác thứ khiến xóa bỏ những danh giới của hành vi con người.
Sự khởi sinh của đạo đức ứng dụng.
Thật sự cần thiết một bộ luật và một sự giới thiệu mới mẻ về những giới hạn này. Chúng được sinh ra từ đạo đức ứng dụng.
Những ví dụ của đạo đức ứng dụng: đạo đức sinh học, đạo đức môi trường, đạo đức kinh tế, đạo đức xã hội và, gần đây nhất, là đạo đức truyền thông.
Đạo đức ứng dụng, khái niệm này dùng để chỉ trong hoàn cảnh này, về chuyên ngành đối mặt với các vấn đề liên quan tới sự phát triển công nghệ và khoa học, và những ảnh hưởng xấu và tốt của chúng lên con người. Vì thế cách họ hành xử ở vị trí này sẽ trở thành đối tượng được nghiên cứu  trong đạo đức ứng dụng. Đạo đức ứng dụng đòi hỏi sự đánh giá bắt nguồn từ những soii chiếu có sẵn trong đạo đức nói chung. Một trường hợp đặc biệt của đạo đức ứng dụng là đạo đức truyền thông, không thế phủ nhận sự nhâp nhằng đặc trưng là đặc điểm của môn học này.