Farahani đã mô tả Farhadi như một kẻ lừa đảo, một kẻ chơi vai “đứng ở giữa" - một khái niệm phổ biến đến nỗi một chương trình trò chuyện đêm khuya nổi tiếng của Iran đặt tên là “Vasat Baz của tuần”. “Anh ta rõ ràng không phải là một phần của chế độ độc tài, nhưng anh ta đang thoả thuận với chế độ độc tài đó,” cô nói. “Và vâng, chắc chắn, tất cả các nghệ sĩ phải làm điều đó để có thể làm việc và sống và thở ở đó - nhưng ở mức độ nào? Sống trong một chế độ độc tài, tất cả chúng ta đều có bản năng nói dối để tồn tại, nhưng có một lúc mà bạn sẽ đi quá xa đến mức quên mất sự thật là gì ”. Cô nói rằng, một số nhà làm phim Iran như Jafar Panahi và Mohammad Rasoulof dường như không có khả năng nói dối. Cả hai đều bị buộc tội “tuyên truyền chống phá nhà nước,” và vào mùa hè năm nay, họ đã bị bỏ tù. Nhưng, đối với Farhadi, cô ấy nói, "mọi thứ đều là một bước đi - mỗi bước, mỗi cái chớp mắt, đều được tính toán."
Poster phim A Separation. Nguồn: http://www.impawards.com/intl/iran/2011/nader_and_simin_ver8.html
Poster phim A Separation. Nguồn: http://www.impawards.com/intl/iran/2011/nader_and_simin_ver8.html
Farhadi mô tả việc viết một kịch bản là “việc tìm kiếm bộ đồ âu phục cho chiếc cúc áo”. Điểm bắt đầu thường là một hình ảnh duy nhất. “A Separation” bắt đầu bằng một ký ức mà một trong những người anh em của ông đã chia sẻ - về việc khóc khi tắm cho người ông ốm yếu của họ. Khoảnh khắc đó, Farhadi nói với tôi, giống như "một thỏi nam châm bắt đầu thu hút mọi trải nghiệm từ tiềm thức, và tôi thu thập những thứ này, và nó bắt đầu định hình bộ âu phục." Farhadi đã xây dựng hình ảnh một cách tỉ mỉ, viết nên một câu chuyện phức tạp về một người đàn ông cam kết chăm sóc người cha bị bệnh của mình dẫn đến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân của anh ta. Bộ phim cung cấp một biến thể khác về những gì đã trở thành chủ đề trung tâm của Farhadi. “Theo thang đo, hệ thống trọng lượng và thước đo nào, tôi có thể công nhận một hành vi là hợp đạo đức và một hành vi khác là không hợp đạo đức không?” ông nói. "Đây là câu hỏi lớn nhất trong cuộc đời tôi."
“A Separation” là bộ phim Iran đầu tiên đoạt giải Oscar. Trong buổi phỏng vấn với trang tin của Iran, Thứ trưởng Điện ảnh Iran cho biết: “Chúng tôi đã thiết kế và thậm chí vận động hành lang để điều này xảy ra”. Ông hy vọng sẽ hoàn thành sứ mệnh mà Ahmadinejad, một người kiên định lập trường bị cáo buộc vi phạm nhân quyền rộng rãi, đã giao cho ông trong việc “quốc tế hóa điện ảnh Iran”. Năm 2009, ông và các quan chức bộ khác đã mời một phái đoàn từ Hollywood, bao gồm bốn thành viên trong hội đồng thống đốc của Viện, đến thăm Iran trong 11 ngày. Họ cho vị khách ở lại một khách sạn ở Tehran — trên những chiếc gối trong phòng, họ đặt nụ hồng và kẹo — và cho họ xem “About Elly”, theo một trong những người tổ chức sự kiện, “họ đã nói về điều đó trong sự ngạc nhiên”. (Nhà tổ chức cũng nói với một hãng tin Iran rằng các khách mời Hollywood đã bị giam giữ tại sân bay Tehran và trong suốt chuyến đi của họ, ông phải che giấu nỗi sợ rằng họ sẽ bị bắt.)
Sau khi "A Separation" công chiếu ở Iran, Mostafa Pourmohammadi-0 từng tham gia một workshop viết kịch bản với Farhadi vào năm 2009, nói rằng một số bạn học cũ đã gọi cho mình để nói rằng bộ phim dường như được lấy từ một phim ngắn mình từng thực hiện trong lớp học của Farhadi. Phim của Pourmohammadi kể về một người giúp việc trong một ngôi nhà trung lưu cố gắng che giấu công việc của mình với chồng, vì cô biết điều đó sẽ xúc phạm danh phẩm của anh ta; cuối cùng, bí mật của cô ấy bị phơi bày. “A Separation” cũng có cốt truyện tương tự. “Tôi đã mang vài kỳ vọng rằng một giáo sư, nếu ông ấy nhận được ý tưởng hay từ một sinh viên cũng sẽ hỗ trợ sinh viên đó và cố gắng giúp anh ta tìm đường vào lĩnh vực này,” Pourmohammadi nói với tôi. Ông đã không được ghi nhận, hoặc thậm chí được thông báo rằng một câu chuyện tương tự sẽ xuất hiện trong phim. “Điều này rất nghịch lý,” anh nói. “Tôi vẫn yêu Farhadi, và tôi yêu bộ phim. Đó vừa là một vinh dự vừa là một sự phản bội ”. (Farhadi đã miêu tả công việc gia đình trong “Fireworks Wednesday” và ông nói với tôi rằng, nếu có gì đó, cốt truyện trong tác phẩm của Pourmohammadi có thể đến từ bộ phim này.)
Nhà làm phim Mani Haghighi. Nguồn ảnh: https://www.screendaily.com/news/iranian-filmmaker-mani-haghighi-prevented-from-boarding-flight-to-bfi-london-film-festival/5175485.article
Nhà làm phim Mani Haghighi. Nguồn ảnh: https://www.screendaily.com/news/iranian-filmmaker-mani-haghighi-prevented-from-boarding-flight-to-bfi-london-film-festival/5175485.article
Không lâu sau, Farhadi nói với Mani Haghighi rằng ông đã viết bộ phim mang tên "The Past" và tóm tắt kịch bản. Haghighi đã rất sốc: câu chuyện là sự kịch tính hoá của một giai đoạn trong cuộc đời của ông. Nhiều năm trước đó, ông đã đến Ontario để hoàn tất thủ tục ly hôn với một người phụ nữ mình đã gặp khi đi du học, và cuộc tái hợp gây xôn xao một cách bất ngờ. Trở về Iran, ông chia sẻ chuyện đã xảy ra với Farhadi: “Tôi đã kể câu chuyện chi tiết từng ly từng tí — không phải như một câu chuyện kể mà là“ Tôi không thể tin được những gì đã xảy ra với mình ”.
Farhadi bảo Haghighi rằng mình đang xem xét ông cho vai chính trong bộ phim sẽ lấy bối cảnh ở Paris. “Thật kỳ lạ khi ai đó lắng nghe câu chuyện cuộc đời bạn và viết kịch bản về nó, và cách anh ta nói với bạn là “ Bạn có muốn đóng phim này không? ”” Haghighi nói. “Đó là một cách nói vòng vo để truyền đạt điều gì đó, nhưng nó không gây khó chịu cho tôi. Nó giống như, Asghar là một người đàn ông rất kỳ lạ, cực kỳ ngại ngùng, rất phòng thủ và bảo vệ phong cách của mình. "
Haghighi đã tham gia các lớp học tiếng Pháp trong sáu tháng để chuẩn bị cho vai diễn, nhưng Farhadi quyết định chọn người khác. Khi "The Past" ra mắt và Farhadi được cánh nhà báo phỏng vấn, ông đề cập rằng mình được truyền cảm hứng từ giai thoại của một người bạn, nhưng không hề đả động Haghighi. “Đó là khoảnh khắc mà tôi chỉ nghĩ, Quên chuyện đó đi” - Haghighi nói. “Điều này thật quá kỳ lạ. Tôi không hiểu anh ta. Anh ta làm tôi bối rối. Anh ta đang khiến tôi khó chịu về rất nhiều thứ. " Haghighi không đặc biệt quan tâm xem tên của mình có gắn liền với câu chuyện hay không, nhưng anh băn khoăn khi Farhadi không đề cập điều đó. “Tôi nghĩ anh ta tạo dựng có hình ảnh này về bản thân như một gã trai đơn độc với bao thuốc lá miệt mài viết trong căn phòng trống trải, như một tiểu thuyết gia,” ông nói. “Nhưng, ý tôi là, phim mang tính cộng đồng. Mọi người đến với nhau và làm một bộ phim, và mọi người đều có mặt trong đó ”.
Haghighi và Farhadi không nhìn mặt ngay sau đó. Tuy nhiên, Haghighi nói, cuối cùng "Asghar gọi tôi bất ngờ và nói,"Mani, chúng ta gặp nhau đi. "Tại thời điểm này, tôi đã như kiểu "Asghar, anh muốn gì?". Ông nói Farhadi đã cười và giải thích rằng mình đang làm một bộ phim ở Tây Ban Nha, bộ phim đầu tiên không có bất kỳ nhân vật Iran nào, và bản thân đang vật lộn để nắm bắt cách người phương Tây phản hồi với sự không chung thủy. Haghighi, người đã viết kịch bản và đạo diễn tám bộ phim, mời ông đến nhà. Nhưng ông nói rằng mình đã nói với Farhadi, “Anh biết gì không? Tôi thực sự không muốn cộng tác với anh nữa, vì tôi luôn cảm thấy tồi tệ về điều trước đây — mặc dù tôi không thực sự muốn bất cứ điều gì từ anh ngoại trừ việc anh đến gặp tôi và nói, 'Điều đó thực sự hữu ích. Cảm ơn anh."
Tuy nhiên, khi Farhadi mô tả mối quan tâm của mình với kịch bản, Haghighi trở nên quan tâm. “Tốt thôi, đây là những gì chúng ta sẽ làm,” Haghighi nói với anh ta. “Tôi không muốn hợp đồng. Tôi không muốn tiền. Tôi chỉ muốn anh thừa nhận rằng ngày này đã diễn ra. Vì vậy, chúng ta sẽ chụp ảnh mình trước bảng trắng khi cùng bắt tay viết kịch bản. Sau này khi bộ phim ra mắt, anh không thừa nhận tôi, anh quên mất tôi là ai, tôi sẽ cho anh xem bức ảnh này. Ít nhất anh sẽ biết rằng đã có một khoảnh khắc khi điều này xảy ra. ”
Họ đã chụp ảnh. Trong bốn tháng, Farhadi đến nhà Haghighi gần như mỗi ngày để viết. Họ đã hoàn thành bản xử lý (treatment) dài 42 trang cho bộ phim, những ghi chú vẫn còn trong hộp ở phòng khách của Haghighi. Kế hoạch là Farhadi sẽ gửi bản nháp kịch bản cho Haghighi để họ có thể tiếp tục hợp tác, nhưng Haghighi đã không nhận được hồi âm từ ông cho đến khi bộ phim có tên "Everybody Knows" công chiếu vào năm 2018 (Farhadi nói rằng kịch bản dựa trên một xử lý (treatment) đã được sửa đổi mà ông đã làm mà không có Haghighi.) Bộ phim có sự tham gia của Javier Bardem và Penélope Cruz. Haghighi là một trong 14 người, gồm cả vợ và con gái của Farhadi, được cảm ơn ở phần kết thúc phim, nhưng ông không được công nhận điều gì khác ngòai dòng chữ đó ra. Ông đùa với tôi rằng, dù có thể mình đã mắc “một loại hội chứng Stockholm”, ông không quan tâm. "Câu hỏi là: tại sao không?" anh ấy nói. “Chúng tôi đã cùng nhau viết ra treatment và tôi có thể chứng minh điều đó. Tôi có tất cả các văn bản trong nhà mình. Vấn đề của tôi là: hoàn toàn không có cách nào mà tôi có được nhiều niềm vui, sự mãnh liệt thế này khi làm nghệ thuật. Đối với tôi, không bao giờ có cảm giác như cuộc đổi chác. Đó là: đây là chàng trai tuyệt vời, thông minh và vui vẻ để trò chuyện và khi chúng tôi cùng viết, đó thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời. ” Ông mô tả nó là "agape" - thuật ngữ tiếng Hy Lạp để chỉ tình yêu tồn tại lâu dài mà không mong đợi được đáp lại. Haghighi nói: “Tôi thừa nhận rằng anh ta đã cảm thấy vô cùng đau đớn khi công nhận tôi. “Vì vậy, tôi sẽ không yêu cầu anh ấy làm vậy. Mẹ kiếp nó."
Nữ diễn viên Taraneh Alidoosti - thủ vai chính trong 4 phim của Asghar Farhadi, cũng là người đăng ảnh không mang khăn choàng tóc (hijab) để phản đối chính sách của chính quyền Iran.
Nữ diễn viên Taraneh Alidoosti - thủ vai chính trong 4 phim của Asghar Farhadi, cũng là người đăng ảnh không mang khăn choàng tóc (hijab) để phản đối chính sách của chính quyền Iran.
Taraneh Alidoosti - người được nhìn nhận là nữ diễn viên xuất sắc nhất Iran, thủ vai chính trong bốn bộ phim của Farhadi gồm "The Salesman" và đạt giải Oscar vào năm 2017, chia sẻ mình đã bật cười khi nhìn cái tựa "Everybody Knows" vì dường như phim đã nói lên nỗi sợ hãi của chính Farhadi. Phim của ông khắc họa những nhân vật nói dối để bảo vệ địa vị xã hội của họ và hoảng sợ về những gì mọi người sẽ nói về mình nếu bí mật bản thân bị phanh phui. Cô nói rằng, trong một thời gian dài, “chúng tôi luôn cười về nó, kiểu,“ Được rồi, mọi thứ là của anh, Asghar, hãy tiếp tục với nó.” Cô nói thêm,“ Chúng ta đang nói về một thiên tài, nhưng anh ta cũng là một thiên tài theo cách anh ta “hút máu" ý tưởng những người xung quanh mình." Khi cô ấy biết tin một học viên tuyên bố rằng Farhadi đã lấy cắp ý tưởng của mình, “Tôi nói,“ Tất nhiên. Tôi biết điều đó. Tôi đã biết về nó rồi."
Hầu hết những bạn học cũ của Masihzadeh đều cáo buộc cô nói dối. Sedaghat - học viên từng làm việc trong đoàn phim “A Hero” đã đăng một câu chuyện trên Instagram nói rằng “kế hoạch, ý tưởng và quá trình thực hiện bộ phim tài liệu đó hoàn toàn do Asghar Farhadi gầy dựng”. Nội dung anh viết đề cập đến cáo buộc của Masihzadeh, rằng anh sẽ tránh "phân tích lý do tại sao hành vi đó xảy ra và sự bệnh hoạn của nó." Mười hai học sinh trong lớp đã ký một lá thư nêu rõ, “Chúng tôi muốn phủ nhận mạnh mẽ tuyên bố sai trái của học viên lớo ông Farhadi rằng‘ A Hero ’là bản sao phim tài liệu của cô ấy, đó là lời tường thuật hoàn toàn trái ngược sự thật”.
Masihzadeh muốn gặp Farhadi, nhưng tin nhắn của cô gửi cho đội ngũ PR (quan hệ công chúng) của ông không có lời hồi đáp. “Tôi hy vọng mọi thứ có thể được giải quyết bằng một bài phát biểu từ chính con người,” cô ấy nói với tôi. “Tôi chỉ muốn ông ấy đến với tôi như một con người và nói,‘ Tôi thích câu chuyện của bạn. Nhưng bạn là học viên, và bạn nên im lặng. Đừng nói cho ai biết. ”Khi đó tôi sẽ nói,“ Được rồi, thưa ông Farhadi, cảm ơn ông đã cho tôi biết điều này. Vậy là được rồi."
“A Hero” là bộ phim đầu tiên của Farhadi kể sau Tháng 11 Đẫm Máu - thời kỳ bất ổn dân sự vào mùa thu năm 2019. Chính phủ đáp lại các cuộc biểu tình khơi mào từ giá xăng tăng bằng cách giết chết ít nhất 1500 người. Mặc dù các nhà phê bình bảo thủ đã cáo buộc Farhadi là siahnamaie - một từ tiếng Ba Tư mang nghĩa “thể hiện mọi thứ qua lăng kính đen” - giờ đây ông đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ phía bên kia, cho việc thất bại trong việc sử dụng nền tảng quốc tế của mình để vận động chống lại một chính phủ đàn áp người dân. Tại một cuộc họp báo ở Cannes, sau buổi ra mắt phim “A Hero”, một nhà báo ám chỉ đến nam diễn viên chính của bộ phim trước đây thủ vai chính trong một phim được tài trợ bởi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo. “Tôi xem diễn viên đơn thuần là diễn viên,” Farhadi trả lời. “Khi các diễn viên tham gia một bộ phim, họ sẽ cố gắng nhập vai tốt nhất có thể.” Đạo diễn Mohammad Rasoulof - người đã bị buộc tội tạo ra tuyên truyền chống phá nhưng chưa bị bỏ tù - đã viết trên Twitter, “Asghar Farhadi thân mến, theo lập luận của ông, Eichmann chỉ là một người lính cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình!”
Masihzadeh tỏ ra không thoải mái khi những người chỉ trích Farhadi bám vào những tuyên bố của cô ấy để tiếp tục luận điệu của riêng họ. “Tôi không thích mọi người xúc phạm ông ấy,” cô ấy nói với tôi. “Tôi sẽ không bao giờ xúc phạm ông Farhadi. Tôi cảm thấy rằng ông ấy là một con người, giống như tất cả những con người khác, đã phạm sai lầm. Tôi chỉ muốn ông ấy thành thật với tôi, thế thôi."
Masihzadeh tham khảo ý kiến ​​một luật sư - bạn của bạn cô, gợi ý rằng cô nên liên hệ với Farhadi thông qua Sana, cổng thông tin điện tử ở Iran cho phép công dân gửi thông báo pháp lý cho bất kỳ ai trong quốc gia. Vào tháng 9 năm 2021, luật sư đã gửi một tin nhắn cho Farhadi nói rằng quyền sở hữu trí tuệ của Masihzadeh đã bị vi phạm. Ông yêu cầu "đối thoại và thương lượng để đạt được hòa bình và hòa giải", nói thêm, "Nếu yêu cầu thân thiện này không được đáp ứng, chúng tôi có quyền yêu cầu tòa án."
Không một phản hồi nào. Tuy nhiên một tháng sau, Masihzadeh được mời đến dự một cuộc họp tại House of Cinema, một nghiệp đội điện ảnh chịu sự kiểm soát của chính phủ. Manouchehr Shahsavari, giám đốc của House vào thời điểm đó, đã ở đó, cùng với luật sư của Farhadi, Kaveh Rad và người đứng đầu hội đồng trọng tài của House, nơi giải quyết các tranh chấp giữa các nhà làm phim. Rad thông báo với Masihzadeh rằng, theo luật pháp Iran, cô đã phạm tội phỉ báng: việc đăng tải những câu chuyện sai sự thật ngay cả khi cô ấy không tự viết là bất hợp pháp. “Việc nộp đơn kiện cũng đơn giản thôi mà” ông nói với cô  theo bản ghi âm của cuộc họp. "Rất dễ là đằng khác." Ông cho biết, để ngăn không cho khiếu nại chống lại cô lên tòa án, cô cần phải xóa các câu chuyện trên tài khoản Instagram mà cô từng lưu vào hồ sơ của mình vốn để mang mục đích nổi bật khi làm chứng trước toà.
“A Hero” chưa được công chiếu ở Iran. Kiến thức của Masihzadeh về bộ phim dựa trên lời thông báo từ mình tại Cannes và các bản tin quốc tế. Cô chia sẻ với Rad rằng mình đồng ý chủ đề của bộ phim tài liệu đến từ Farhadi, nhưng cũng rất ngạc nhiên khi mọi người nói câu chuyện thực tế cũng là của anh ấy. “Bốn tháng vừa qua tôi đã cố gắng rất nhiều để tiếp cận anh ấy,” cô nói. “Tôi tiếp tục gửi cho tin nhắn và hỏi han người mà tôi biết vốn có thể có liên hệ nào đó với ông Farhadi để nhờ ông liên hệ với tôi. " Cô ấy tiếp tục, “Với tôi, ông Farhadi là bậc thầy của mọi thứ liên quan đến đạo đức. Tôi không thích nói từ này, nhưng nói dối là một điều rất kỳ lạ ”.
Shahsavari, người đứng đầu Viện Điện ảnh, đã nói với Masihzadeh rằng hãy cẩn thận - mọi người có thể sử dụng lời buộc tội của cô như một cơ hội để nghi vấn về uy tín của điện ảnh Iran. Người này làm cô nhớ đến một trong những cảnh cuối của "Casablanca", khi nhân vật anh hùng - Rick, che giấu sự thật bằng cách nói với chồng của người phụ nữ anh vẫn yêu rằng chuyện tình cảm của họ đã kết thúc, trước khi giúp họ thoát khỏi Đức Quốc xã.
Masihzadeh, người biết rõ về cảnh này, nhận định rằng "Anh ta không nói dối, nhưng anh ta không nói sự thật."
“Đây là những gì chúng tôi học được từ điện ảnh,” Shahsavari nói. Ông khuyên Masihzadeh nên suy nghĩ kỹ về hàm ý đạo đức khi nói sự thật: Có đúng khi nói với ai đó rằng cô ấy có quá nhiều tàn nhang trên mặt không? Hay để nói với một người rằng sơn móng tay của cô chả đẹp đẽ gì? Anh ấy nói, "Ranh giới giữa nói sự thật và vô liêm sỉ là lằn ranh rất mỏng manh."
Ngày hôm sau, có thông báo về việc “A Hero” được chọn là tác phẩm quốc gia tham dự giải Oscar. Đêm đó, một “phòng ảo” đã được tạo trong ứng dụng Clubhouse nhằm thảo luận về quyết định này. Những người trong đó than phiền thế hệ nhà làm phim Iran mới không có cơ hội vươn lên vì bất kỳ khi nào Farhadi có phim, các đạo diễn Iran khác đều bị phớt lờ. Mehdi Asgarpour, một thành viên của ủy ban gồm chín người thực hiện việc lựa chọn giải Oscar khi ấy đang trong phòng Clubhouse, giải thích rằng “những người bình chọn phim tham dự giải Oscar của Viện hàn lâm đều rất già và họ không cảm giác như đang xem phim.” Ông nói rằng chiến lược của ủy ban là chọn bất kỳ bộ phim nào của Iran dựa theo lý lịch của đạo diễn để có cơ hội được xem tốt nhất.
“Điều gì đó nảy ra trong cuộc trò chuyện của chúng tôi là có thể có khiếu nại về bộ phim của Farhadi,” một người điều hành trong phòng cho biết.
Masihzadeh cũng tham gia  cùng với Shafiei, quản trị viện Bamdad. Shafiei thông báo với mọi người rằng Masihzadeh đã ký một tuyên bố nói rằng Farhadi đã đưa ra ý tưởng cho bộ phim của cô.
Masihzadeh cắt ngang, "Cô đã có mặt trong căn phòng mà ông Farhadi bảo ký tên vào bức thư này, cô nhớ không?"
“Vâng, tôi nhớ chính xác,” Shafiei nói.
Người dịch: Vĩnh Anh
Bài gốc: https://www.newyorker.com/magazine/2022/11/07/did-the-oscar-winning-director-asghar-farhadi-steal-ideas?utm_source=nl&utm_brand=tny&utm_mailing=TNY_Daily_103122&utm_campaign=aud-dev&utm_medium=email&utm_term=tny_daily_digest&bxid=635cad4ea16b90f6550958f5&cndid=71334338&hasha=8211e1f4a234a78f59382f27871bcf46&hashb=52f8abe0ea049d92caa03ccbefa98bdc708f0e62&hashc=66b01af328640aac9a9ba0e21a4ce7b04597f9e972172abca54573d3b6911471&esrc=growl2-regGate-0521&mbid=CRMNYR012019