Tác giả:  Thuy-vy Nguyen 08/04/2020


Sự cô đơn đã dần trở thành một chủ đề lôi cuốn trong xã hội phương Tây hiện đại vì chúng ta tin rằng nó là một thứ nghệ thuật bị thất lạc - thường được khao khát, nhưng lại hiếm khi tìm thấy được. Dường như nếu chúng ta phải hoàn toàn bước ra khỏi xã hội để tìm cho chính bản thân chúng ta những giây phút yên bình. Có một câu trích dẫn mà tôi rất thích từ cuốn "Solitude: In Pursuit of a Singular Life in a Crowded World (2017)" của Michael Harris, một nhà báo người Canada:
Tôi không muốn trốn chạy khỏi thế giới - tôi muốn khám phá lại bản thân mình trong đó. Tôi muốn biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lại dùng những liều thuốc cô đơn từ trong chính những ngày xô bồ, cùng với những con đường đông đúc.
I don’t want to run away from the world – I want to rediscover myself within it. I want to know what happens if we again take doses of solitude from inside our crowded days, along our crowded streets.
Đều đặn, từ từ, những nghiên cứu quan tâm đến sự cô đơn đã dần tăng lên. Lưu ý rằng, sự cô đơn - thời gian ở một mình - không đồng nghĩa với sự cô độc, là một ý thức chủ quan của sự cô lập xã hội không mong muốn, được biết đến là có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Ngược lại, trong những năm gần đây, có rất nhiều những nghiên cứu quan sát đã ghi lại sự tương quan giữa sự phúc lợi lớn hơn (greater well-being) và một động lực lành mạnh cho sự cô đơn - đó là, nhìn nhận sự cô đơn như một điều thú vị và có giá trị. Tuy nhiên, điều này không chứng minh được rằng tìm kiếm sự cô đơn là có lợi. Trong khoa học, để tạo ra một tuyên bố nhân quả, chúng ta cần tách “cô đơn” là biến số duy nhất, trong khi giữ những sự giải thích khác là hằng số. Đó là một thử thách không hề dễ dàng. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dành thời gian một mình cùng lúc khi làm những việc khác, ví dụ như làm việc, mua sắm, đi lại, dạo bộ, học một sở thích hay đọc một cuốn sách. Điều đáng tranh cãi là, với rất nhiều biến số trong những cách mà chúng ta dành thời gian ở một mình, rất khó để có thể đưa ra một tuyên bố chắc chắn rằng “sự cô đơn” tăng sự phúc lợi (well-being) của chúng ta. 
Bằng cách tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm- mà trong đó tình nguyện viên dành thời gian trong một môi trường được kiểm soát trong sự cô đơn hoặc với những người khác - một đội những nhà nghiên cứu, dẫn dắt bởi nhà tâm lý học lâm sàng Netta Weinstein, của trường đại học Reading, và tôi, vượt qua được những thiếu sót của sự nghiên cứu tương quan, làm sáng tỏ được sự cô đơn là tốt cho những điều gì.
Trong một loạt những nghiên cứu, chúng tôi xem xét cảm xúc con người thay đổi như thế nào khi họ thành thời gian một mình. Chúng tôi đo những cảm xúc tích cực có liên quan tới sự hưng phấn cao (high arousal), ví dụ như phấn khích và tràn đầy năng lượng, và những cảm xúc tích cực có yếu tố kích thích thấp hơn (low arousal), như sự bình tĩnh và thư giãn, chúng tôi cũng đo những cảm xúc tiêu cực có kích thích cao, như giận dữ hay lo âu, và kích thích thấp hơn như cô độc và sầu não. Bằng cách bao phủ cả hai cực mà những nhà tâm lý học gọi là “hoá trị cảm” (affective valence) (tích cực và tiêu cực), “cảm hưng phấn” (affective arousal) (cao và thấp), chúng tôi đã chứng minh được rằng thời gian dành cho việc ở một mình mang lại những cơ hội đặc biệt cho việc “điều tiết hưng phấn” (arousal regulation) - đó là, cả hai trạng thái hưng phấn tích cực và tiêu cực đều xuất hiện ít hơn khi chúng ta dành thời gian ở một mình. Chúng tôi gọi nó là “hiệu ứng vô hiệu hoá” (‘deactivation effect).
Khi mà hiệu ứng vô hiệu hoá là nhất quán trong mọi điều kiện của sự cô đơn và ở một mình mà chúng tôi sắp đặt, sự thay đổi trong sự hưng phấn tích cực thấp và những ảnh hưởng tiêu cực phụ thuộc vào  mức độ động lực người đó muốn dành thời gian ở một mình như thế nào. Nếu tình nguyện viên chấp nhận và tận hưởng sự cô đơn với những lợi ích nó mang lại, những người này có xu hướng trải nghiệm sự tăng lên của những cảm xúc tích cực có sự hưng phấn thấp - như, họ sẽ cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn sau đó - tuy nhiên nếu mọi người không trân trọng việc dành thời gian ở một mình, họ có nhiều khả năng sẽ trải nghiệm sự tăng lên của những cảm xúc có sự hưng phấn thấp như buồn bã và cô độc.
Điều này có nghĩa là, để nhận được nhiều hơn từ việc dành thời gian ở một mình, điều quan trọng là phải đón chào những lợi ích mà sự cô đơn mang lại. Với rất nhiều người, họ đang trải nghiệm những hạn chế trong việc di chuyển và đời sống xã hội vào lúc này, đây sẽ khoảng thời gian cô độc, với vài người trong chúng ta, đây có thể là một cơ hội để thử trải nghiệm những lợi ích của sự cô đơn không lường trước. Có thể nó sẽ không cải thiện toàn bộ cuộc đời của chúng ta, nó có thể tạo ra sự nhất thời của những cảm xúc tiêu cực trở nên dễ chịu hơn.
Nếu chúng ta có thể hưởng lợi từ hiệu ứng vô hiệu hoá (đó là, giảm thiểu mức độ của sự hưng phấn) đơn giản bằng cách dành thời gian ở một mình, có còn quan trọng nữa không nếu chúng ta dùng mạng xã hội, trong khoảng thời gian đó, hoặc làm bất cứ việc gì khác? Tôi được hỏi câu hỏi đó rất thường xuyên. Bằng chứng mà chúng tôi thu thập được nói lên rằng việc lướt điện thoại không làm mất đi hiệu ứng vô hiệu hoá. Tuy nhiên, nó lại lấy đi một lợi ích khác của việc dành thời gian một mình mà không làm bất cứ hoạt động nào khác: cơ hội cho việc tự suy ngẫm. 
Trong những nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi định nghĩa việc tự suy ngẫm (self-reflection) là hành động của việc để tâm đến suy nghĩ hay cảm xúc của một người. Trong hai thí nghiệm, chúng tôi phát hiện ra rằng những ai mà hoàn toàn ở trong trạng thái cô đơn, không hề có hoạt động thứ hai, tự suy ngẫm nhiều hơn những người đọc sách một mình. Những ai ở một mình, lướt mạng xã hội, là những người suy ngẫm ít nhất. Thực tế là, nếu bạn là người có xu hướng tự suy ngẫm, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng khoảng thời gian một mình là đáng tận hưởng nhất nếu bạn để bạn thân mình ngồi lại với sự cô đơn thay vì đọc hay dùng điện thoại.
Đương nhiên đây không phải là một cái nhìn mới mẻ. Điều này đã được nói đến một cách rộng rãi trong những cuốn sách và những văn bản triết học nổi tiếng rằng thời gian cho việc ở một mình là tốt cho việc tự suy ngẫm. Tuy nhiên, không phải mọi sự tự suy ngẫm trong khoảng thời gian ở một mình là có định tính giống nhau: nó có thể trở nên sâu sắc hoặc chỉ là sự nhai lại (ruminative). Trong những thí nghiệm gần đây của chúng tôi, khi Weinstein và tôi hỏi những người tham gia tả lại khoảng thời gian mà họ ở một mình và cảm thấy giả dối (inauthentic) hoặc “không phải” là chính họ, điều này được đặc trưng bởi sự đa dạng của sự tự suy ngẫm, tràn đầy những suy nghĩ tiêu cực và hối hận là những điều họ không thể thoát khỏi.
Khi mà sự tự suy ngẫm trở nên chua cay (sour) và bị thay thế bởi sự trầm tư mặc tưởng (rumination), những thực hành chánh niệm (mindful practices) có thể là một chiến lược hiệu quả cho một vài người để trấn tĩnh những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại của họ. Tuy nhiên, gợi ý này nên được áp dụng một cách thận trọng vì sự chánh niệm không phải dành cho tất cả mọi người và tốt nhất là thực hành một cách có chừng mực. Vì thế, theo một cách khác, không phải là một ý tưởng tồi khi tạm dừng sự cô đơn và tìm tới một người bạn đáng tin cậy, kể cả chỉ bằng một cú điện thoại hay một tin nhắn. Nếu bạn có sự lựa chọn, việc cứ ở trong sự cô đơn khi mà nó không còn có hiệu quả là một điều không bao giờ được khuyến khích, nhất là nếu khi nào bạn cảm thấy sự trầm tư mặc tưởng và sự lo lắng đang khiến bạn đau khổ.
Dành thời gian một mình là cơ hội cho chúng ta nhấn nút reset, để trấn tĩnh những cảm xúc hưng phấn cao của chúng ta. Trong khoảng thời gian chúng ta ở một mình, chúng ta có sự lựa chọn để tìm kiếm một sự cô đơn toàn tập, dừng lại mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày và tìm kiếm một không gian để chú ý tới những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Tuy nhiên, nếu sự cô đơn hằng ngày là một nghệ thuật bị thất lạc, như Harris nêu ra, làm thế nào chúng ta có thể tìm ra động lực để gặt hái nó?
Câu trả lời phụ thuộc vào từng cá nhân nhưng, ngạc nhiên là, điều đó không quan trọng lắm nếu bạn là người hướng nội hay hướng ngoại. Thay vào đó, những nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng một động lực lành mạnh cho việc dành thời gian một mình liên kết với một đặc trưng tính cách được gọi là “quyền tự chủ” (dispositional autonomy), nó miêu tả khả năng của con người trong việc điều hành những trải nghiệm hàng ngày của họ theo cách họ muốn. Thực chất, điều này có nghĩa là chấp nhận sự cô đơn là nhiều hơn về việc có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc của chính bạn hơn là cách bạn sống nội tâm như thế nào.
Những người có tính cách tự chủ cảm thấy rằng họ đã lựa chọn những điều họ đang làm, thay vì nhìn nhận bản thân họ như là một con tốt trong sự thương hại của môi trường bên ngoài. Có cách tiếp cận cuộc sống như vậy cũng chính là việc quan tâm từng chút đến mọi trải nghiệm của bạn, thử những trải nghiệm mới và khám phá xem bạn cảm thấy như thế nào về những điều đó. Quả thực, khi chúng tôi tạo ra một sự điều khiển trong phòng thí nghiệm khi mà một vài người bị bắt phải trải nghiệm sự cô đơn (từ đó giảm đi ý thức tự chủ của họ) và những người khác thì được mời để thử trải nghiệm sự cô đơn (khích lệ ý thức tự chủ), những người mà bị bắt trải nghiệm sự cô đơn nhận ra ít giá trị trong việc trải nghiệm và từ đó, tìm thấy ít hơn sự tận hưởng từ điều này.
Có một lưu ý quan trọng là những tình nguyện viên tham gia trong những nghiên cứu này là những sinh viên đại học ở Mỹ. Vì thế, những phát hiện này từ 2017-19 nói với chúng ta rằng những trải nghiệm hàng ngày với sự cô đơn của thanh niên trong xã hội mang lại những truy cập dễ dàng tới rất nhiều những lựa chọn giải trí và giờ làm việc linh hoạt. Trong một nền văn hoá mà tràn ngập những lối sống nhanh và công nghệ tiện lợi, chúng ta sẽ dễ dàng bị lôi kéo bởi những thiết bị của chúng ta và sự ám ảnh của chúng ta về năng suất làm việc. Khi chúng ta ở một mình, chúng ta lại làm việc, khi chúng ta có một khoảnh khắc rảnh rỗi, chúng ta lại muốn bắt kịp với những thứ người khác đang làm bằng cách cầm điện thoại lên. Điều này cũng đúng khi con người đang trong trạng thái bị phong tỏa và không thể giao tiếp trực tiếp với những người khác. Với một tư duy mà chúng ta chủ động tìm kiếm những cách để tránh sự cô đơn, sẽ chỉ làm tăng việc cảm nhận sự khó chịu khi nó tới. Ngược lại, bằng cách nắm lấy cơ hội để thư giãn và tự suy ngẫm được đem lại bởi những khoảnh khắc (hay thậm chí dài hơn) của việc cô đơn trong cuộc sống bận rộn của chúng ta, chúng ta có thể gặt hái những lợi ích. Khoảng thời gian mà chúng ta ở một mình mà không hề lường trước được sẽ có những khó khăn nhưng, ít nhất với một vài người trong chúng ta, nó có thể là một phước lành được ngụy trang (blessing in disguise). 
P/S: Bài tự dịch nên có nhiều đoạn dịch chưa hay hoặc chưa chuẩn, mình sẽ rất cảm kích khi nhận được những đóng góp và nhận xét của các bạn đọc ạ. Mình cảm ơn :)