Phát hành: Human Entertainment

Sản xuất: Human Entertainment

Thể loại : Giải đố, kinh dị sinh tồn, click and point

Hệ máy: PS1, PC, SNES

Năm: 1995

Đổ về thời kì game kinh dị đang thịnh hành ở thế kỉ 20, khi Resident Evil ra đời và chính thức mở cuộc cách mạng về dòng game kinh dị kết hợp góc nhìn thứ 3 bắn súng sáng tạo. Từ đó nhà nhà ùa nhau chơi Resident Evil, Silent Hill đã khiến cho thể loại click and point bị lu mờ dần bởi sự rập khuôn, lâu đời của dòng game này. Tuy bị lu mờ bởi sự cách mạng thành công của thể loại third person shooter nhưng tương truyền rằng vẫn có một game click and point cực kì đáng sợ và không bao giờ lỗi thời. Đó chính là Clock Tower The First Fear.

Ai bảo rằng click and point không đáng chơi?
Chìa khóa dẫn tới con đường chinh phục nỗi sợ thành công không phải là những trường đoạn quen thuộc như một con chó xông từ cửa kính vào vồ lấy chúng ta của Resident Evil 1 hay khi vừa mở cửa ra bổng có một con quái vật đứng lù lù trước mặt của Doom 3. Những trò hù dọa trên chỉ khiến ta hết hồn chứ không phải ám ảnh, mà chơi lần 2 thì biết hết mọi ngóc ngách nào nó chuẩn bị hù rồi thì còn gì gọi là hết hồn nhỉ?

Nỗi sợ càng không phải hỗ trợ cho nhân vật một dàn vũ khí chất chơi để thịt lũ quái bất kì lúc nào chúng ta muốn. Tương tự như việc chạy tá hỏa mọi nơi để trốn tự truy lùng bọn quái với tình trạng hết đạn ở Condemned, hay vùng vẫy trốn khỏi đám quái đang bu quanh mình ở Silent Hill: Shattered Memories, cũng như nỗi lo âu trước một thế lực luôn biết ta núp nơi đâu ở Amnesia: The Dark Descent.

Tất cả những sản phẩm trên đều thành công khi không lạm dụng quá nhiều vũ khí cũng như vẽ sẵn đường cho chúng ta chạy đều là nhờ học theo công thức của một huyền thoại mang tên Clock Tower The First Fear ra đời tại 1995. Sự phát triển của Clock Tower phần lớn chịu ảnh hưởng qua bộ phim kinh dị Phenomena (1985) từ cốt truyện, nhân vật, cách dẫn dắt nỗi sợ...vv

Jennifer của 1985 và Jennifer của 1995
Gameplay đơn giản nhưng KHÔNG cho phép bạn đang giỡn:

Gameplay cho phép bạn di chuyển từ phòng này qua phòng nọ, từ khu vực này qua khu vực khác với mục tiêu kiếm đủ mọi đồ vật bằng chỉ vài cú click đơn giản. Nhưng phải sỡ hữu một trí nhớ tốt và một chút suy luận nếu như không muốn mò từng phòng hết cả ngày.

Tất nhiên đây là game kinh dị kết hợp giải đố, bạn không thể chạy lung tung các phòng mà thiếu đi con mắt theo dõi của một thế lực khác được. Dù chỉ là một cú click sơ xảy vào một món đồ bạn không nên chạm vào cũng đủ khiến tên xác nhân Scissorman nhảy ào ra mà tấn công bạn, dù chỉ dính một đòn cũng đủ khiến game over.
 Điều này khiến người chơi căng thẳng hơn rất nhiều khi không có tồn tại thanh máu nào như những tựa game kinh dị khác. Nhưng bù lại bạn phải quản lí thanh trạng thái nhân vật, từ bình thản cho đến hồi hợp và lo sợ đều ảnh hưởng đến tốc độ chạy trốn của nhân vật, độ chân thực của game khá cao khi chỉ nghe một tiếng động lạ rung lên, trông thấy một vật lạ lướt qua cũng đủ khiến thanh sắc thái Jennifer thay đổi.

Rất đơn giản đến trẻ em cũng chơi được, nhưng quan trọng là đứa trẻ nào đủ thần kinh thép mà chơi?
Game cũng hỗ trợ hệ thống savepoint rất tiện dụng để đỡ hao tốn mớ thời gian mò lại từ đầu cho bạn, một hành động nhỏ nhưng rất đáng tuyên dương dành cho nhà phát triển khi đã quan tâm tới trải nghiệm của người chơi đỡ phần ức chế mỗi khi bị Scissorman tóm được cắt đôi người.
Thời lượng game tuy không dài nhưng chứa đựng vô vàn giá trị chơi lại, với số lượng tận 9 ending, trong đó có 1 bad ending có thể hoàn thành game trong vòng 10 phút đầu, tôi khuyên bạn nên thử một lần rồi sau đó load save cũ chơi lại để biết mùi bad ending.
Với hàng loạt lựa chọn cùng vô số địa điểm để khám phá mà mỗi lần chơi sẽ dẫn bạn theo một ngã rẻ ending khác biệt. Quá chi tiết và khổng lồ so với một tựa game kinh dị thời bấy giờ mà phải rất lâu về sau Resident Evil 1 và Silent Hill 1 cũng khó mà đạt tới mức độ tầm cỡ về số lượng ending cũng như hoạt động tương tác mà Clock Tower từng làm.

Đừng nhìn vào kính xe...quá muộn bạn đã dính bad ending
Chiêm ngưỡng một lâu đài bên ngoài lộng lẫy nhưng không kém phần bí ẩn chôn kín nhiều thứ tội lỗi sâu bên trong

Vào thời bấy giờ thì chiếc máy Snes của chúng ta chỉ có khả năng hiển thị cao nhất là 256 màu thôi nhưng nhiêu đó cũng quá đủ để thiết kế một tòa lâu đài đi cùng một trải nghiệm đáng nhớ vô số địa điểm để khám phá sân vườn, các phòng óc lớn nhỏ, tầng hầm..vv mỗi một địa điểm của game đều cho ta cảm nhận được một bản sắc riêng làm lạnh sống lưng và không hề thấy sự lười biếng trong thiết kế.
Nếu như những sản phẩm khác thường thiết kế theo kiểu nhìn ngoài tòa nhà thì lớn nhưng vô trong thì bé thì Clock Tower lại ngược lại... người chơi sẽ khó mà khám phá toàn bộ địa điểm chỉ trong 1 lần chơi đầu mà buộc phải chơi đi chơi lại để mò ra những chỗ còn sót.

Đừng click vô nốt đàn, bằng không bạn sẽ đánh thức tên Scissorman  dậy đấy!
Khu vực đã khám phá là rộng lớn thế, vậy trong khu vực đó có gì?

Tựa game không nhồi nhét 1 đống quái vật hay zombie gì vào để hù dọa mà tập trung vô chất lượng thay vì số lượng. Toàn bộ dàn phản diện chỉ khoảng từ 2 gã sẽ theo đuổi bạn đến cùng xuyên suốt game.
Mary Barrows: được biết đến như bà chủ khu lâu đài, với vẻ ngoài cực kì sang trọng và thân thiện với trẻ em nhưng đâu ai biết được dã tâm đằng sau bà ta chỉ là dụ những đứa trẻ vào bẫy mình.
Scissorman: là hình tượng chủ lực của mọi phiên bản Clock Tower. Ở phiên bản này hắn được giới thiệu như là đứa con trai nguyền rủa của bà Mary. Có nhiệm vụ truy sát tất cả những đứa trẻ bước chân vào lâu đài.

Khi giáp mặt với Mary và Scissorman bạn phải sử dụng 2 chiến thuật đối đầu khác nhau, trong khi Mary vẫn đóng vai người tốt để dụ dỗ người chơi rơi vào cạm bẫy như uống thuộc độc, bỏ tù cho những nạn nhân khác hãm hiếp thì Scissorman lại đuổi giết người chơi bất cứ khi nào hắn xuất hiện.

Cá nhân tôi nghĩ lại thấy Mary còn thâm độc và đáng sợ hơn cả Scissorman 
Cốt truyện dã man, bệnh hoạn:

Lấy bối cảnh tại một lâu đài mà sẽ là nơi sinh sống của nhân vật chính Jennifer Simpson cùng những người bạn vốn là trẻ mồ côi khi họ nhận được tin bà chủ Mary tại đây ngõ lời muốn cưu mang đám trẻ.
Cả nhóm cùng dường như vô cùng hớn hở khi tới lâu đài vì nghĩ đây sẽ là một chuyến đổi đời của họ. Tất cả đều vui mừng chỉ trừ Jennifer liên tục hỏi về thông tin tòa lâu đài với một lòng đầy trắc ẩn. Khi cả nhóm chính thức dọn tới lâu đài nhưng với sự mất tích đột ngột của bà chủ Mary đã để lại sự nghi vấn cho họ. Jennifer quyết định lên đường tìm kiếm xung quanh và dặn dò cả nhóm ở yên tại chỗ...chỉ sau vài bước chân tìm kiếm mà đã có điềm không lành đến với cô khi đèn chợt vụt tắt, nhóm bạn thì không còn ở vị trí cũ, bà chủ Mary thì không biết ở nơi nào.
Hành trình Jennifer quyết định lên đường tìm kiếm lại mọi người từ đây, trong quá trình đó cô phải đối mặt với những thế lực truy đuổi, phải chứng kiến khi nhìn từng người một trong những người bạn mình bị Scissorman phanh thây nhưng cũng đồng thời dò tìm ra những liên hệ bí ẩn giữa lịch sử lâu đài và gia đình của chính cô, một tội ác đã xảy ra chục năm trước dẫn tới cô phải sinh ra trong cảnh mồ côi...

Thang lang 1 góc hành lang tại lâu đài
Tổng kết:

Mặc cho với nền đồ họa 16 bit lỗi thời cũng như dòng click and point không còn gì xa lạ đối với game thủ nhưng Clock Tower vẫn đáng để bạn thử qua ít nhất một lần trong đời, từ đó bạn mới hiểu nhờ có nền đồ họa 16 bit cũ kĩ, mục rửa như thế mới góp phần vô sự thành công của tựa game, khiến nó trở thành một cult classic kinh điển. Điều mà những tựa game Clock Tower 1, 2 về sau bị trỉ trích là "mất hồn" khi nâng cấp lên thành đồ họa 3D hoàn toàn mà vô tình mất đi cái chất kinh dị của 16 bit ngày nào.
Với một cốt truyện sâu sắc nhưng cực kì mập mờ khi phải lụm nhặt từng mẩu thư thất lạc trong quá trình chơi để hiểu rõ thêm cốt truyện,  hiểu thêm về  lịch sử lâu đài cũng như quá khứ bản thân mình. Mọi thứ vẫn đang chờ bạn vén chiếc màn lên tìm lời giải đáp và khi mọi chuyện đã sáng tỏ vào lúc tựa game kết thúc, tất cả cũng đủ để khiến bạn không ngừng ám ảnh về cốt truyện. Nhưng cũng chợt nhẹ lòng khi những tội ác cuối cùng cũng bị đáp trả và lời nguyền về một ngọn tháp bị ám cũng kết thúc từ đây.
Nỗi sợ của Clock Tower đến từ sự bất lực tột cùng khi chỉ biết chạy và núp mà thay vì có thể tống thẳng một viên đạn giữa táo con boss để nó thôi truy đuổi mình, đáng tiếc Clock Tower không cho bạn làm thế. Nhưng trong cái đáng tiếc đó nhờ vậy mà nó làm nên tên tuổi của Clock Tower series ra toàn thế giới. Cũng như là nguồn cảm hứng cho những dòng game kinh dị chỉ biết chạy và núp của thế hệ sau này.
Clock Tower 3 ra đời sau này ở PS2 có thể toàn diện về mặt gameplay hơn nhưng đối với tôi thì Clock Tower The First Fear vẫn là phiên bản kinh hãi và gây đáng nhớ nhất.