Xã hội hiện nay, nhiều lúc, khiến chúng ta không dám làm người tốt.
Tại sao có những trường hợp, đưa người bị nạn vào bệnh viện rồi "được" người nhà vây đánh thừa sống thiếu chết
....
Và sẽ ra sao, nếu người hùng thêm một lần nữa, lại bị lên án, chỉ trích kịch liệt bởi một bộ phận cộng đồng?
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh xúc động kể lại sự việc.
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh, người đã leo vội lên mái tôn, giơ tay cứu bé gái từ tầng 12A bị rơi xuống , và anh cũng "bị rơi" vào một hoàn cảnh cũng gần như tương tự trên - trường hợp của những người tốt bị đối xử như kẻ tội đồ.
Kẻ bảo anh là được “tôn vinh thái quá”, người lật lại dừng ở từng khung hình chỉ để phán xét rằng “anh không xứng đáng được ngợi ca”, hay “anh chẳng cứu được cháu bé, thứ cứu cháu bé là mái tôn” hoặc “đứng trên mái tôn giơ tay cứu một đứa con nít thì ai cũng làm được”...
Những làn sóng này được “chỉ huy” và “dắt mũi” bởi cánh báo chí lá ngón, bởi những trang mạng rất có tầm ảnh hưởng, họ đào bới vào góc khuất gia đình anh, viết về nhất cử nhất động của anh, phê phán anh phải làm thế này, chỉ anh phải làm thế kia. Lúc thì vinh danh anh, khi thì lại đào bới hạ thấp và “nghi vấn”, lúc thì ngợi ca, rồi lại phán xét… Thứ mà họ được, là những tương tác được quy ra tiền, nhưng chính những thứ ấy lại đẩy một người tốt vào một tình thế rất khó xử và bí bách.
Luồng dư luận lớn đến mức anh phải lên trang cá nhân viết: “thành thật mong mọi người thông cảm”! Và luôn bày tỏ rằng đừng tôn vinh anh quá, cuộc đời còn nhiều người tốt và hãy để cho anh và gia đình sống một cuộc sống bình thường.
Thậm chí họ còn lập video đăng lên youtube để chỉ trích

Tại sao một người làm một việc tốt mà lại phải đi “xin lỗi” và “mong thông cảm”?
Thậm chí, có nhiều cư dân mạng có những so sánh thiển cận giữa người tốt, giữa anh Mạnh và anh Tròn… Người ta bắt lôi ra những câu chuyện như anh Tròn cứu được nhiều mạng hơn, tại sao anh Tròn lại được vinh danh muộn hơn? Tại sao anh Mạnh lại nổi tiếng hơn anh Tròn? Tự dưng, hai người tốt lại trở thành… con tốt của cánh báo chí lá ngón và cộng đồng mạng. Giữa một bầy kền kền đói thông tin, hai anh như là những “miếng thịt” tươi vậy.
Bây giờ, chẳng lẽ người ta còn mang lòng tốt ra để cân đo, đong đếm?
Có những người hùng, còn trên cõi trần ...

8 năm trước, nam sinh Nguyễn Văn Nam vì cứu 5 người mà ra đi vĩnh viễn, tấm gương của anh được đưa vào trong đề thị Văn của Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2013. Một đoạn văn viết về anh Nam: 
“Bạn ấy đã ra đi, một người bằng tuổi với em hiện tại. Trước đây, em vẫn thường đặt câu hỏi rằng, liệu em có sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu những người khác hay không. Thú thực là đến giờ, em vẫn chẳng thể trả lời được câu hỏi đó, nhưng em biết chắc chắn rằng, em sẽ không còn sợ hãi nữa, không còn thờ ơ với cuộc sống nữa, sẽ sống vì mọi người, sẽ hết mình, sẽ cố gắng hơn. Những gì Nam đã làm, không chỉ là cứu mạng 5 em nhỏ, mà còn là truyền động lực sống đến với mọi người”.
Có những người hùng, mộ đã xanh ...

Khi nhìn những người tốt đang bị tấn công bởi cánh báo chí lá ngón và một bộ phận cư dân mạng, thì ai dám làm người tốt nữa? Và khi người tốt dần thành thiểu số, xã hội sẽ ra sao? 
Hãy thử tưởng tượng, nếu hôm qua anh Mạnh vì bị cuốn đi bởi những lời khen, hay bị "gài" khi phỏng vấn mà nhận thêm 1 chút công lao, kể chuyện li kỳ hơn một chút hoặc giả như hôm qua lại có bài lạm bàn về gia cảnh hay anh được nhận phần thưởng nào có giá trị lớn về vật chất (có tập đoàn tranh thủ thưởng vài chục tới trăm triệu để làm hình ảnh chẳng hạn), .... thì không biết hôm nay, khi có clip ở góc máy khác này, anh sẽ phải chịu sự đả kích thế nào.

Mình khâm phục anh Mạnh vì anh luôn tỉnh táo và thiện lương, trong sáng thực sự. Chính điều đó đã giúp anh vượt qua sự cám dỗ và bình yên. Chúc cho cuộc sống của anh ấy có thêm nhiều sự tốt lành!

Dyle ft. PHD
________________________________________________________________________________
Nếu bài viết thực sự  ý nghĩa, mong bạn hãy nhiệt tình chia sẻ, cmt, like và share để tiếp thêm năng lượng cho những sản phẩm đầy tâm huyết sắp tới của mình nha <3