Khi bạn đang tham dự một cuộc họp kinh doanh, một câu chuyện sẽ giúp bạn nhấn mạnh quan điểm của mình hơn rất nhiều; một câu chuyện cũng rất cần thiết để kêu gọi tình nguyện viên cho một tổ chức. Cho dù bạn đang kể chuyện cho bạn bè, sếp, khách hàng hay thậm chí một người xa lạ. Cuốn sách “Dẫn lối ngôn từ” sẽ giúp cho bạn tự tin kể lên câu chuyện của mình một cách hiệu quả.

Về tác giả Dana Norris

Tác giả Dana là người sáng lập Story Club, một chương trình biểu diễn kể chuyện toàn quốc của Mỹ và hiện đang tổ chức ở 6 thành phố khác nhau. Cô có bằng Thạc sĩ Nghệ thuật của Đại học Northwestern về Sáng tác Phi Hư cấu và bằng Thạc sĩ Tôn giáo của Đại học Chicago. Cô đã cộng tác với các trang như tạp chí McSweeney’s Internet Tendency, The Rumpus, Tampa Review, TriQuarterly Online, cùng các chương trình của kênh podcast RISK!, đài phát thanh WCPN Cleveland và WBEZ Chicago.

Tất cả chúng ta đều kể chuyện mỗi ngày

Kể một câu chuyện là cách lý tưởng để cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, hấp dẫn – và quan trọng hơn hết –độc đáo. Nhưng làm thế nào để biết bạn có khả năng kể chuyện hay không? Bạn nên kể câu chuyện gì? Thậm chí là,bạn nên bắt đầu ra sao?
Xuyên suốt cuốn sách “Dẫn lối ngôn từ, Dana Norris tiết lộ tất cả những gì đã học được về nghệ thuật kể chuyện thông qua 10 quy tắc quan trọng.
Quy tắc 1: Xác định mục đích: cung cấp cho bạn bối cảnh và đối tượng khán giả. Nhiệm vụ của bạn là liệt kê ra một vài mục đích thuyết phục cho mỗi tình huống.
Quy tắc 2: Sử dụng cốt truyện: Hiểu được cốt truyện là chìa khóa để bạn biến trải nghiệm cá nhân thành một câu chuyện khiến người khác không thể không lắng nghe. Chương này đào sâu hơn và xem bạn có thể kết hợp mục đích với chủ đề để tạo thành một câu chuyện hấp dẫn như thế nào.
Quy tắc 3: Thu thập chất liệu tốt nhất: Bạn đã học được cách xác định mục đích và sử dụng cốt truyện để định hình những gì mình sẽ kể. Phần này chuyển sang phần thú vị – tạo ra câu chuyện thực sự.
Quy tắc 4: Xác định trọng tâm: phần này giúp bạn định hình lại mọi thứ, cắt gọt câu chuyện đến phần quan trọng nhất để duy trì được sự chú ý của người nghe.
Quy tắc 5: Bất ngờ ở phút cuối: Cho dù mục đích của bạn khi kể chuyện là gì – để giải trí, cung cấp thông tin hay thuyết phục khán giả – thì phần kết cũng phải đảm bảo rằng bạn sẽ đạt được mục đích đó.
Quy tắc 6: Ai cũng có thể kể chuyện: Một màn trình diễn tuyệt vời sẽ không thể khỏa lấp cho một câu chuyện dở tệ. Nhưng một câu chuyện tuyệt vời, dù được kể bởi một người không chuyên, vẫn có thể thu hút khán giả.
Quy tắc 7: Dễ tổn thương là sức mạnh: Khi tạo dựng câu chuyện của riêng mình, việc chia sẻ mặt mềm yếu của bản thân là một cách hiệu quả để tạo ra tác động cảm xúc cho câu chuyện.
Quy tắc 8: Tôn trọng khán giả: Giúp bạn xác định xem ai sẽ là khán giả để điều chỉnh câu chuyện cho phù hợp với họ. Phần lớn công đoạn này sẽ được thực hiện từ sớm, và phần còn lại có thể được xác định ngay trước lúc bạn bắt đầu kể chuyện.
Quy tắc 9: Luôn luôn luyện tập: Gợi ý những liệu pháp phơi bày bản thân, giúp bạn cảm thấy thoải mái khi truyền tải trực tiếp câu chuyện đó cho những người đang háo hức lắng nghe bấy nhiêu.
Quy tắc 10: Chuẩn bị sẵn sàng: Liệt kê danh sách những điều cần chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo bạn và câu chuyện của mình tỏa sáng.
Tác giả Dana Norris viết cuốn sách “Dẫn lối ngôn từ” một cách giản dị và nhiều gợi ý dễ hiểu để rút ra những bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả trong giao tiếp, giúp người đọc có thể nói chuyện với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi nào. Ngoài ra, cuốn sách Dẫn Lối Ngôn Từ còn nhằm giúp người đọc liên tục trau dồi khả năng giao tiếp, trở thành người kể chuyện, giao tiếp ngày càng tốt hơn.