Dẫn dắt doanh nghiệp qua thời kì Covid
Rõ ràng điểm mấu chốt chúng ta nên bàn tới thời điểm này là căn bệnh lây lan khủng khiếp đó. Nhưng những tác động về kinh tế thì cũng...
Rõ ràng điểm mấu chốt chúng ta nên bàn tới thời điểm này là căn bệnh lây lan khủng khiếp đó. Nhưng những tác động về kinh tế thì cũng nghiêm trọng không kém. Rất nhiều công ty đang dần cảm nhận được tầm quan trọng trong cách họ thấu hiểu và phản ứng với các sự kiện bùng phát như thế này.
Những sự xáo trộn không lường trước được sẽ còn được tiết lộ qua mỗi chu kì tin tức và chúng ta chỉ có được bức tranh toàn cảnh nhất khi sự kiện đã qua đi.
Tuy nhiên, ở nhiều mức độ chuẩn bị khác nhau của mỗi doanh nghiệp, viễn cảnh tương lại cho sự gián đoạn và giá trị của việc chuẩn bị tốt cho những khủng hoảng trong tương lai, tất cả đáng để chúng ta rút ra những bài học.
Dựa trên những phân tích đang tiến hành, 7 bài học đã được chắt lọc để đối phó với những gì đang diễn ra, truyền thông cùng các bài học:
1. Cập nhật trí thông minh hàng ngày
Các sự kiện bùng phát với tốc độ nhanh chóng và tình hình thay đổi mỗi ngày. Chỉ mới mấy ngày trước thôi, ổ dịch dường như chỉ nằm trong Trung Quốc và đã được kiểm soát. Nhưng gần đây, một số lượng người mắc phải đã bùng phát bên ngoài Trung Quốc, báo hiệu một giai đoạn mới, khả năng sẽ phải đòi hỏi các chiến lược mới giảm thiểu hơn là ngăn chặn..
2. Cẩn thận với những tin tức cường điệu
Các công ty thường tập trung vào tin tức hơn là bức tranh tổng thể và họ thường không phân biệt được sự thật khách quan (hard facts), sự thật chủ quan (soft facts) và sự đầu cơ.
Tin tức hôm qua có khả năng đóng khung cách suy nghĩ của họ về tình trạng khủng hoảng hôm nay. Ngày nay, khi phải đối mặt với sự thay đổi thông tin liên tục, một công nghệ mới hay một cuộc khủng hoảng tức thời, ban đầu chúng ta sẽ có xu hướng bỏ qua những tín hiệu yếu, sau đó là phản ứng thái quá tới những vấn đề nảy sinh, cuối cùng mới là cái nhìn hiệu chỉnh. Vậy nên khi tiếp thu những tin tức mới nhất, hãy cân nhắc nghiêm túc trước khi đưa ra hành động.
3. Đừng để thông tin tạo ra thông tin
Trong thế giới kết nối, nhân viên có thể truy cập vào nhiều nguồn thông tin. Các nhà lãnh đạo có thể trấn an rằng có rất nhiều thông tin và bình luận sẵn bên ngoài đến mức chúng ta không cần phải làm gì thêm. Tuy nhiên, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tạo và chia sẻ rộng rãi một bản tóm tắt các sự kiện được cập nhật thường xuyên là có giá trị, vì vậy không cần lãng phí thời gian để tranh luận hoặc đưa ra các giả định khác nhau về sự thật làm gì cả.
4. Sử dụng các chuyên gia và dự báo cẩn thận
Các chuyên gia về dịch tễ học, virus học, y tế công cộng, hậu cần và các chuyên ngành khác là không thể thiếu trong việc diễn giải thông tin phức tạp. Thế nhưng rõ ràng kết luận của các chuyên gia lại khác nhau về các vấn đề quan trọng như chính sách ngăn chặn tối ưu và tác động kinh tế. Vậy nên, tốt nhất là tham khảo nhiều nguồn và lựa chọn lời khuyên phù hợp đặc điểm công ty bạn.
5. Liên tục điều chỉnh lại sự hiểu biết về những gì đang diễn ra
Độ trễ trong các chính sách, chiến dịch từ khi ra ý tưởng đến khi thực hiện là không tránh khỏi. Trước sự thay đổi liên tục của dịch bệnh, nếu không thực hiện luôn và đôi khi là thời gian triển khai quá lâu sẽ dẫn đến việc chiến dịch không hiệu quả ở thời điểm ngay sau đó.
Các công ty càng lớn thì độ trễ sẽ càng cao vì việc thông qua các ban phòng cần có thời gian. Những tài liệu sống (loại tài liệu liên tục được cập nhật và sửa đổi) với một tầm nhìn hiện tại tốt sẽ là cần thiết để học tập và thích nghi.
6. Đảm bảo các chính sách phải được cân bằng trên 7 chiều sau
Truyền thông
Nhân viên có thể tiếp xúc với các thông tin trái chiều và cảm thấy lo lắng hoặc bối rối về cách hành động tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng công ty truyền đạt chính sách kịp thời, rõ ràng và cân bằng. Hơn nữa, nên truyền đạt thông tin kèm theo ngữ cảnh và lý do đằng sau các chính sách để nhân viên có thể hiểu sâu hơn và cũng chủ động trong các tình huống không lường trước được, chẳng hạn như cắt giảm nhân sự ở vị trí nào đó.
Nhu cầu nhân viên
Hạn chế về du lịch và sự tụ tập sẽ kích hoạt nhu cầu của nhân viên để tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe, các điều khoản hàng ngày và tương tự. Công ty nên dự đoán trước và phát triển các giải pháp cho những điều này và tạo ra một trung tâm thông tin nơi nhân viên có thể tìm thấy tất cả thông tin họ cần.
Du lịch
Hãy chắc chắn các chính sách du lịch rõ ràng: nhân viên có thể đi du lịch ở đâu, vì lý do gì, những ủy quyền nào được yêu cầu và khi nào chính sách sẽ được xem xét.
Làm việc từ xa
Hãy rõ ràng về các chính sách: nơi họ áp dụng, cách họ sẽ làm việc và khi nào họ sẽ được xem xét. Làm việc tại nhà còn mới lạ ở một số quốc gia như Việt Nam và cần phải giải thích thêm.
Ổn định chuỗi cũng ứng
Cố gắng ổn định chuỗi cung ứng bằng cách tìm kiếm nguồn thay thế và làm việc với các nhà cung cấp để giải quyết các nút thắt. Khi các giải pháp nhanh chóng không có tác dụng, cần lên kế hoạch hợp tác phát triển, đưa ra các giải pháp tạm thời và truyền đạt kế hoạch cho tất cả các bên liên quan.
Theo dõi và dự báo kinh doanh
Thiết lập các báo cáo nhanh để bạn có thể hiểu doanh nghiệp của mình đang bị ảnh hưởng như thế nào, ở đâu cần giảm thiểu và hoạt động phục hồi như thế nào. Một cuộc khủng hoảng không có nghĩa là miễn dịch với quản lý hiệu suất và thị trường sớm hay muộn sẽ đánh giá được công ty nào quản lý một cách hiệu quả nhất.
Là một phần trong giải pháp lớn
Bạn nên hỗ trợ những người khác trong chuỗi cung ứng, ngành công nghiệp, cộng đồng và chính quyền địa phương. Xem xét làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể đóng góp, có thể là trong chăm sóc sức khỏe, truyền thông, thực phẩm hoặc một số lĩnh vực khác. Tập trung vào sự giao thoa giữa các nhu cầu xã hội cấp tính và khả năng cụ thể của bạn - nói cách khác, sống theo mục đích.
7. Sử dụng các nguyên tắc phục hồi trong việc phát triển chính sách.
Không có gì bất ngờ khi một doanh nghiệp quản trị tốt trong một nền kinh tế ổn định.
Nhưng mục tiêu chính trong việc quản lý trong thời kì biến động là khả năng phục hồi - khả năng tồn tại và phát triển thông qua các sự kiện không thể đoán trước, thường xuyên thay đổi và có khả năng bất lợi. Nghiên cứu cho thấy chúng thường có sáu đặc điểm chung cần được phản ánh trong các phản ứng khủng hoảng.
Dư thừa
Sử dụng năng lực sản xuất bổ sung có thể giúp biến động chuỗi cung ứng trơn tru. Trong ngắn hạn, các công ty có thể cần nhìn xa hơn các nguồn thông thường cho các giải pháp, nhưng về lâu dài, sự dư thừa có thể được vạch ra.
Sự đa dạng
Sử dụng nhiều cách thức tiếp cận có thể kém hiệu quả hơn nhưng linh hoạt hơn trong các tình huống khủng hoảng. Tập hợp một nhóm người xử lý khủng hoảng về nhận thức sẽ có nhiều ý tưởng hơn về các giải pháp tiềm năng, đặc biệt nếu văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự thể hiện và tôn trọng các quan điểm đa dạng. Coi chừng xử lý khủng hoảng một chiều - chỉ vấn đề tài chính hoặc hậu cần, và bố trí thêm nhân viên cho nhóm khủng hoảng.
Tính hệ thống
Các hệ thống tích hợp cao có thể hiệu quả, nhưng chúng dễ bị ảnh hưởng bởi các hiệu ứng hoặc thậm chí sụp đổ toàn bộ hệ thống nếu bị xáo trộn. Ngược lại, một hệ thống mà các nhà máy, đơn vị tổ chức hoặc nguồn cung cấp có thể được kết hợp theo những cách khác nhau - mang lại khả năng phục hồi cao hơn. Chẳng hạn như khi một nhà cung cấp van phanh chính cho Toyota bị thiêu rụi vài năm trước, nguồn cung đã được khôi phục chỉ sau vài ngày vì khả năng trao đổi sản xuất giữa các nhà cung cấp, thậm chí là các thành phần rất khác nhau.
Khả năng tiến hóa**
Các hệ thống có thể được xây dựng để tối ưu hóa và đạt hiệu quả cao nhất hoặc chúng có thể được xây dựng để phát triển - các cơ hội cải tiến liên tục trong các vấn đề hoặc thông tin mới. Phản ứng với các cuộc khủng hoảng lớn như Covid-19 đặt khả năng phát triển lên mức ưu tiên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lặp đi lặp lại và học hỏi nhiều giải pháp hiệu quả hơn.
Thận trọng
Chúng ta không thể dự đoán tiến trình của các sự kiện hoặc tác động của chúng đối với Covid-19, nhưng chúng ta có thể hình dung các kịch bản theo chiều hướng xấu và kiểm tra khả năng phục hồi trong những trường hợp này. Ví dụ, chúng ta có thể dựng các kịch bản cho một dịch bệnh toàn cầu hay một dịch bệnh đa khu vực.
Giờ đây, trọng tâm đã chuyển từ ngăn chặn dịch Covid-19 ở Trung Quốc sang ngăn chặn sự thành lập của nó ở những khu vực nước ngoài, chúng ta đã đến một điểm thay đổi khác mà không ai có thể chắc chắn được điều gì.
(Bài dịch)
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất