Dám bị ghét (phần 1)
Thế giới phản chiếu trong đôi mắt trẻ thơ mang một hình hài đơn giản, trong suy nghĩ của chúng chỉ đơn giản là việc ăn, chơi và ngủ...
Thế giới phản chiếu trong đôi mắt trẻ thơ mang một hình hài đơn giản, trong suy nghĩ của chúng chỉ đơn giản là việc ăn, chơi và ngủ sao cho thoải mái. Con người ta khi trưởng thành sẽ bị ràng buộc bởi những mối quan hệ xã hội phức tạp, bị đẩy cho nhiều trách nhiệm. Bất kể là trách nhiệm trong công việc, gia đình hay trách nhiệm xã hội. Tất nhiên, các vấn đề xã hội mà khi còn nhỏ con người chưa hiểu được như sự kì thị, chiến tranh, giai cấp cũng đặt ra trước mắt, họ không thể phớt lờ.

Tuy nhiên con người không sống trong thế giới khách quan mà sống trong thế giới chủ quan do chính mình tạo ra. Chính vì thế mà có những người luôn cảm thấy cuộc sống phức tạp, ngột ngạt thêm vào đó là khó có thể chia sẻ với một ai khác. Tôi xin trích một đoạn trong cuốn sách "The courage to be dislike" của tác giả Kishimi Ichiro & Koga Fumitake như sau:
Cậu thanh niên: Thực ra đã khá lâu rồi, nhà bà tôi ở quê có một giếng nước. Uống nước giếng mát lạnh ở nhà bà vào những ngày hè nóng bức là một niềm vui lớn.
Triết gia: Có lẽ cậu cũng biết là nhiệt độ của nước giếng quanh năm ổn định ở mức 18 độ C. Đây là con số khách quan, ai đo cũng vậy. Nhưng uống nước giếng vào mùa hè, ta cảm thấy mát lạnh, còn uống vào mùa đông ta cảm thấy ấm áp. Nghĩa là dù nhiệt độ trên nhiệt kế luôn giữ ở mức 18 độ C nhưng cảm nhận vào mùa hè và mùa đông lại khác nhau.
Cậu thanh niên: Đó là ảo giác gây ra bởi sự thay đổi môi trường.
Triết gia: Không, không phải là ảo giác. Đối với cậu lúc đó, nước giếng mát và ấm đều là sự thật không thể phủ nhận. Sống trong một thế giới chủ quan là như thế. Nhận định chủ quan rằng chúng ta "thấy như thế nào" là tất cả, và chúng ta không thể thoát khỏi nhận thức chủ quan của mình.
Nội dung của bài viết này tôi muốn hướng đến : "Làm sao để cuộc sống đơn giản hơn?" , "Đổi mới bản thân thế nào để vui vẻ và hạnh phúc?". . Bạn nghĩ đã có rất nhiều người khác, nhiều cuốn sách khác nói về những điều này rồi phải không? Chủ đề chẳng có gì đặc biệt, lại là những lời lẽ triết lý, giáo điều, nghe thì hay nhưng khó thực hiện,...Tôi cũng đã nghĩ như thế cho tới khi đọc vài trang trong cuốn "Dám bị ghét", được viết theo dạng bàn luận, tranh cãi sôi nổi đôi khi có phần gay gắt giữa cậu thanh niên và nhà triết học.
P1. Hãy phủ nhận sang chấn tâm lý.

Có một số người luôn cho rằng "trước mọi kết quả đều có nguyên nhân", nghĩa là tôi của lúc này (kết quả) là do các sự kiện trong quá khứ (nguyên nhân) quyết định. Chẳng hạn như một đứa trẻ không có được sự giáo dục , chăm sóc của bố mẹ từ bé sau này lớn lên nó cho rằng vì điều đó mà nó thành người xấu nhưng nếu nói ngược lại thì có phải vậy không? (chắc các bạn đã có câu trả lời). Nếu chỉ chú ý đến nguyên nhân trong quá khứ, giải thích sự việc chỉ bằng nguyên nhân, vậy thì sẽ bị rơi vào quyết định luận. Nghĩa là cho rằng hiện tại, rồi cả tương lai của chúng ta đều đã được quyết định bởi những sự kiện trong quá khứ, không thể thay đổi được. Đây là quan điểm của tâm lý học Adler, nghĩ về mục đính trong hiện tại chứ không phải về nguyên nhân trong quá khứ. Không phải là đứa trẻ thiếu đi sự giáo dục của bố mẹ nên khi trưởng thành nó tồi tệ mà là nó đã có mục đích làm việc xấu trước rồi mới tạo ra cảm giác oán trách, bất công làm phương tiện để đạt được mục đích đó. Những cảm giác của nó là sự thật sẽ có lúc nó tức giận, giày vò bản thân mình nhưng triệu chứng đó cũng là thứ được tạo ra để "làm việc xấu". Vì thế nếu cứ đổ lỗi cho nguyên nhân thì chúng ta mãi mãi không thể tiến thêm bước nào cả.
Tâm lý học Adler phủ nhận hoàn toàn sang chấn tâm lý, đây là một điểm rất mới, có tính bước ngoặt. Tuy nhiên, khi phủ định quan điểm về sang chấn, Adler đã nói như thế này."Bản thân kinh nghiệm không phải nguyên nhân của thành công hay thất bại. Chúng ta không đau khổ vì những cú sốc trong trải nghiệm bản thân - cái được gọi là sang chấn tâm lý - mà sự thực là từ những trải nghiệm ấy chúng ta tìm ra những điều phù hợp với mục đích của mình. Con người không được tạo ra bởi trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, mà bởi ý nghĩa chúng ta gán cho những trải nghiệm đó". Hãy chú ý rằng, Adler nói tạo ra bản thân nhờ vào "ý nghĩa chúng ta gán cho trải nghiệm" chứ không phải "chính trách nghiệm". Tôi không nói những trải nghiệm như gặp tai nạn nghiêm trọng hay bị ngược đãi hồi nhỏ không hề ảnh hưởng chút nào tới việc hình thành nhân cách. Ngược lại, chúng có ảnh hưởng lớn. Nhưng điều quan trọng là bản thân trải nghiệm ấy không phải là điều quyết định. Chúng ta đừng quyết định cuộc sống của mình bằng cách gán ý nghĩa nào đó cho trải nghiệm trong quá khứ. Nhân cách được lựa chọn cho mỗi người ban đầu là hành vi vô thức. Hơn nữa trong quá trình lựa chọn, các nhân tố tác động bên ngoài như chủng tộc, quốc tịch, văn hóa, xã hội, hoàn cảnh gia đình đều ảnh hưởng lến đến việc hình thành nhân cách. Dù vậy, người lựa chọn vẫn là chúng ta [tôi lựa chọn thế này...] nhưng chúng ta còn chẳng biết tính cách của mình được hình thành từ bao giờ ( theo Adler thì khoảng trên dưới 10 tuổi ). Vì thế nên nó không phải bẩm sinh,, tự mình chắc chắn vẫn có thể sửa đổi. Có lẽ trước giờ ít nhiều người không hiểu được lối sống của mình. Có lẽ còn không biết đến khái niệm lối sống, tất nhiên không ai có thể lựa chọn xuất thân của mình. Sinh ra ở đất nước này, thời đại này, là con của gia đình này không phải những điều ta có thể chọn lựa, mỗi lần nhìn thấy người khác vui vẻ, sung sướng lại có cảm giác "giá mà mình được sinh ra trong hoàn cảnh như vậy",.. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, vấn đề không phải là quá khứ mà là "lúc này". Bây giờ bạn đã hiểu được lối sống của mình thì từ giờ phải làm gì sẽ là trách nhiệm của bạn. Tiếp tục chọn lối sống từ trước đến giờ hay chọn lại một lối sống mới tốt đẹp hơn đều phụ thuộc ở bạn.
P2. Cội nguồn của những phiền muộn
Để xóa tan mọi phiền muộn thì chỉ có cách sống một mình trong vũ trụ mà thôi, nhưng đâu thể làm thế được- Alfred Adler
Chúng ta cô độc khi cảm thấy mình bị tách biệt, xa lánh khỏi những người xung quanh, khỏi xã hội, cộng đồng. Chúng ta cần người khác để cảm thấy cô độc. Nghĩa là con người chỉ trở thành "cá nhân" khi đặt vào giữa các mối quan hệ xã hội mà thôi. Sống một mình trong vũ trụ sẽ không còn là cá nhân nữa, thậm chí cả khái niệm "cô độc" cũng không tồn tại. Chẳng cần cả ngôn ngữ cũng chẳng cần logic nhận thức chung. Nhưng không thể có chuyện đó được. Dẫu có sống trên hoang đảo không người thì bạn cũng nghĩ đến "ai đó" ở phía bên kia đại dương xa xôi. Dù trong những đêm cô đơn, bạn vẫn ước rằng mình nghe được tiếng thở của ai đó. Một khi còn có ai ở nơi nào đó ngoài kia, bạn sẽ nếm trải sự cô độc. Và những phiền muộn bắt đầu từ đây...giả dụ tôi là một sinh viên, có chiều cao khiêm tốn (1m55). Hôm nay tôi đi bus đến trường, lên xe tôi đứng để nhường chỗ ngồi cho người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai. Đứng cùng tôi là những bạn chạc tuổi đều cao hơn tôi, chắc rằng lúc đó tâm trạng tôi sẽ có chút buồn man mác lướt qua. Rồi nhiều lần gặp hoàn cảnh như vậy dần dần sinh ra phức cảm tự ti về chiều cao của bản thân trước mọi người. Rốt cuộc lúc đó tôi chưa biết rằng phức cảm về tự ti thực chất chỉ là ngụy biện. Điều tôi cảm thấy về chiều cao của mình, xét cho cùng cũng chỉ là sự so sánh với người khác, nghĩa là cảm giác mình thua kém mang tính chủ quan ấy lại nảy sinh từ mối quan hệ giữa người với người. Vì nếu không tồn tại những người khác để so sánh, chắc chắn tôi thậm chí đến bây giờ còn không nghĩ là mình thấp. Trên kia chỉ là giả dụ thôi tôi cao 1m80 lận =) , nhưng nỗi tự ti làm chúng ta khổ sở không phải là "sự thật khách quan" mà là "sự suy diễn mang tính chủ quan" tất nhiên cách giải thích của tôi cũng mang tính chủ quan. Chủ quan lại có một điểm tốt đó là có thể tự mình lựa chọn, coi chiều cao của bạn thân là ưu hay nhược điểm hoàn toàn do bản thân quyết định. Đó là quan điểm lựa chọn lại lối sống mà tôi đã nói ở trên. Chúng ta không thể tác động đến sự thật khách quan (vd nước giếng) nhưng có thể tác động tùy ý đến những suy nghĩ chủ quan và chúng ta sống trong xã hội mang tính chủ quan.
(PDF) Adler Tâm lý cá nhân
PDF | Alfred Adler được coi là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm của Adler, và những ý tưởng từ lâu đã bị bỏ rơi hoặc đưa ra rất ít nếu có liên quan. Là một bác sĩ, bác sĩ tâm thần, giáo sư, tác giả, chồng và cha anh ta quan tâm ... www.researchgate.net
PDF | Alfred Adler được coi là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm của Adler, và những ý tưởng từ lâu đã bị bỏ rơi hoặc đưa ra rất ít nếu có liên quan. Là một bác sĩ, bác sĩ tâm thần, giáo sư, tác giả, chồng và cha anh ta quan tâm ... www.researchgate.net
One.Pressure, 18/9/18

Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

michelle
Tên tiêu đề của bạn là " dám bị ghét " nhưng mình chưa thấy có nội dung nào liên quan liên quan đến tiêu đề cho lắm.
Ở phần 1, không biết mình có hiểu sai nội dung phần này hay không. Nhưng tác giả phủ nhận sang chấn tâm lý, từ đó đưa ra đại ý của ông là chúng ta đừng vịn cớ vào những tính cách bẩm sinh đã dẫn mình đến những hành động ngày hôm nay. Vì tự mình vẫn có thể sửa đổi những điều đó. Rõ ràng mình đồng ý với quan điểm của tác giả. Nhưng không đồng ý với việc ông phủ nhận sang chấn tâm lý. Nó giống như việc ông phủ nhận điều A ( vốn được xem là đúng ) để củng cố cho điều B ( cũng đúng ). Nhưng điều A và điều B thì cùng đúng và chẳng mâu thuẫn gì với nhau.
Chẳng hạn, ông phủ nhận sang chấn tâm lý vì những chấn thương tâm lý có nguyên nhân từ quá khứ sẽ bị rơi vào QUYẾT ĐỊNH LUẬN. nghĩa là hiện tại, tương lai của chúng ta đều đã được quyết định bởi những hiện tượng trong quá khứ, không thể thay đổi được. Đây rõ ràng là tác giả tự suy diễn. Sang chấn tâm lý chỉ cho rằng những sự kiện vào 1 thời điểm trong quá khứ có ảnh hưởng tâm lý mạnh đến 1 ai đó là nguyên nhân của 1 chấn thương tâm lý lâu dài, có thể hình thành 1 nhân cách đến hiện tại. Nhưng không đồng nghĩa là chấn thương gây ra đó không thể mất đi hay nhân cách đó không thể thay đổi được.
Quan điểm của tác giả " con người không được tạo ra bởi trải nghiệm của bản thân trong quá khứ, mà bởi ý nghĩa chúng ta gán cho những trải nghiệm đó". Mình phủ nhận điều này. Những sự kiện mà chúng ta đã trải nghiệm ảnh hưởng đến chúng ta tức thời, và giúp chúng ta hình thành cách phản ứng với chúng. Nó đồng nghĩa với việc góp phần tạo nên một phần con người chúng ta.ví dụ: hay bị chó cắn khiến chúng ta sợ chó, hay bị đánh đập khiến chúng ta có xu hướng bạo lực, hay được yêu thương khiến chúng ta ôn hòa hơn... Sau này lớn lên,khi có nhận thức rồi. Chúng ta mới gắn những ý nghĩa cho những trải nghiệm ấy. Ví dụ: lớn lên thấy mình vẫn còn sợ chó vì ngày nhỏ sợ bị chó cắn là vớ vẩn. Thế là hết sợ chó và còn chuyển qua ăn thịt chó
Bắt đầu từ giai đoạn này, chúng ta mới nhìn nhận lại những trải nghiệm để quyết định xem tính cách nào nên loại bỏ, tính cách nào nên phát triển. Còn việc 1 kẻ xấu đổ lỗi cho sang chấn tâm lý khiến họ hành động như vậy, thì kẻ có lỗi là hắn và đưa hắn đi điều trị tâm lý chứ không phải đổ lỗi sai do sang chấn tâm lý.

- Báo cáo

Im Pham
Cảm ơn cmt của ông. Có thể ông đã hiểu sai một phần trong cách diễn dịch của tôi. Thứ nhất tiêu đề của tôi có phần khá bao quát cho những vấn đề tôi muốn hướng đến có lẽ P2 tôi sẽ dẫn dắt vào một cách hiệu quả hơn. Thứ hai việc phủ nhận sang chấn tâm lý là nhận định cơ bản của trường phái tâm lí học Adler, nếu ông muốn hiểu rõ hơn thì nên đọc kĩ trong link tôi để cuối bài. Cái tôi muốn nói đến trong việc phủ nhận là "đừng gán một ý nghĩa nào cho nó mặc dù bản thân bị nó chi phối" bởi vì khi chúng ta cảm thấy nó có ý nghĩa cũng đồng nghĩa với việc bản thân chấp nhận nó. Một khi đã chấp nhận ta sẽ nghĩ rằng chỉ vì nó mà bản thân thành ra thế này, thế kia,...À mà ông nên đọc kĩ lại bài và đọc lại phần cmt của ông nhé, ông đã tự giải thích cho mình r đấy :))
- Báo cáo

michelle
Cảm ơn phản hồi của bạn. Nhưng có vẻ như bạn đang tự phủ nhận những gì bạn vừa viết. Vì quan điểm bạn vừa nhấn mạnh ở bài viết sau p2 là " chúng ta không thể tác động đến sự vật khách quan ( vd nước giếng ) nhưng có thể tác động tùy ý đến những suy nghĩ chủ quan và chúng ta sống trong xã hội mang tính chủ quan ".còn bình luận vừa rồi bạn lại nói " đừng gán một ý nghĩa nào cho nó mặc dù bản thân bị nó chi phối". Chẳng phải là mâu thuẫn với nhau sao. Giống như p1 và p2 của bạn cũng mâu thuẫn với nhau. P1 phủ nhận sang chấn tâm lý ( những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ) vì những tiêu cực đó là do bản thân tự gắn mác ý nghĩa tiêu cực cho chúng ( chỉ vì 1 ai đó có thể gắn mác xấu lên nó nên nó cần phải loại bỏ luôn? ). Sau đó kết luận: vậy đừng gán ý nghĩa cho chúng. P2 : những trải nghiệm đó không thể thay đổi, trong khi có thể thay đổi suy nghĩ chủ quan tác động lên nó. Đại ý có thể gắn mác ý nghĩa tốt cho chúng. Vậy mong bạn cho mình biết mình đang hiểu sai ý của bạn như thế nào?
- Báo cáo

Im Pham
Lmao :)), lâu r tôi mới mò lại mấy bài cũ tôi viết, công nhận bài này tôi viết sơ sài quá mà giờ k có tính năng sửa bài. Nhưng mà thôi cứ để cái sai ở đó cho bạn nào vào đọc xong mà thấy thì cũng tốt.
- Báo cáo

Thọ Pham
[Đã xóa]

Im Pham
[Đã xóa]