Đại dịch và cảm giác vô dụng
Nhớ lại khoảng thời gian này năm trước, khi mà chúng ta còn chưa làm quen được với dịch Covid-19, hay quen thuộc với thứ được gọi là...
Nhớ lại khoảng thời gian này năm trước, khi mà chúng ta còn chưa làm quen được với dịch Covid-19, hay quen thuộc với thứ được gọi là "cuộc sống bình thường mới", thì mình tin là không ít trong chúng ta đã phải rất vất vã để vật lộn với những khó khăn và đại dịch mang lại. À không phải "mang lại", mà là "gây ra". Nó giống như một loại kịch độc, khiến chúng ta hoàn toàn tê liệt một thời gian, để rồi sau đó chúng ta mới dần tìm cách để đưa cuộc sống bình thường trở lại. Mọi thứ đều thực sự tệ hại, khi mà chúng ta hoàn toàn "bị nhốt" trong nhà trong một khoản thời gian dài. Về kinh tế, lương của mình, và mình tin là đa số mọi người ở thời điểm đó đều như vậy, hoặc là bị giảm đi, hoặc là không có, vì lí do cắt giảm nhân sự. Và bài toàn lúc đó, là học cách để đi chợ vơi số tiền chỉ bằng một nửa số tiền mà chúng ta vẫn thường nhận...
Đến đầu năm nay, khi mà đại dịch cũng dần dần kiểm soát được, và mọi thứ bắt đầu quay lại về vị trí vốn có của nó, khi mà người ta đã ngồi xuống và viết ra kế hoạch cho năm 2021 với niềm tin là năm nay những kế hoạch đó sẽ không còn bị trì hoãn như năm trước nữa. Nhưng ai mà biết được ngày mai sẽ như thế nào, đại dịch lại trở lại, và lần này nghiêm trọng và mạnh mẽ hơn lần trước nhiều. Mặc dù, đây không phải lần đầu tiên cả thế giới phải đối mặt với việc sống chung với dịch, nhưng thiệt hại thì không thể nào tránh khỏi. Và có lẽ hai thiệt hại nghiêm trọng nhất mà chúng ta phải gánh chịu, ít nhất là đối với bản thân mình, đó là khủng hoảng TINH THẦN và khủng hoảng KINH TẾ. Bên dưới là những cách bản thân mình đã áp dụng để vượt qua hai cơn khủng hoảng khó chịu kia, và giúp mình hoàn toàn vững chãi trong trong thời gian này
VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG TINH THẦN
Hãy công bằng trong việc đánh giá bản thân
Có phải trong mấy tháng ở nhà, khi nhìn vào số tiền bạn đang có, hay nhìn vào hiện trạng không có việc làm, bạn đang ngày ngày dày vò bản thân, tiêm vào đầu những lời nói khó nghe, nặng nề rằng bản thân thực sự vô dụng, hay bản thân quá "ngu ngốc" để có thể vượt qua khó khăn hiện tại. Nếu bạn vẫn đang làm điều đó hằng ngày, thì điều tốt là, bạn vẫn đang đóng vai là người đánh giá chất lượng của hành động và cuộc sống của mình, chứ không hề bỏ mặc nó. Tuy nhiên, hãy đánh giá một cách CÔNG BẰNG. Hãy thực sự ngồi xuống và suy nghĩ, bạn có thể viết ra cũng được nếu việc đó giúp hệ thống suy nghĩ của bản thân, về những gì bản thân ĐÃ LÀM ĐƯỢC và CHƯA LÀM ĐƯỢC. Nếu bạn đang nói với chính mình rằng "Mình thực sự ngu ngốc", "Mình thực sự lười biếng", "Mình đúng là một con người bỏ đi", thì hãy đánh giá một cách CÔNG BẰNG rằng, những điều đó có đúng hay không, hay chỉ là bạn vẫn đang nỗ lực để tìm ra cách, nhưng chỉ là tình trạng hiện tại của xã hội và cả thế giới không cho bạn nhiều sự lựa chọn tốt. Ngoài ra, vào cuối ngày hãy viết ra, hoặc ghi âm trên điện thoại cũng được, những gì bạn ĐÃ LÀM ĐƯỢC vào ngày hôm đó, những việc nhỏ thôi cũng được, nhưng quan trọng là phải liệt kê ra. Ví dụ, bạn đã nấu cho gia đình một bữa cơm thật ngon và hoàn toàn chú tâm và bữa cơm hôm đó, chứ không lơ là kiểm tra công việc, vậy chẳng phải đây là một khoảng thời gian tốt để dành thời gian chăm sóc cho gia đình hay sao. Hay một việc nhỏ hơn thôi, mình là một đứa dân tỉnh lên Sài Gòn làm việc, lúc trước thỉnh thoảng nói chuyện với mẹ ở quê qua điện thoại, nhưng mình ít hiện diện hoàn toàn trong cuộc nói chuyện đó, và chỉ nói chuyện qua loa rồi nói mẹ hôm nay làm việc mệt và muốn đi ngu sớm. Nhưng mấy tháng gần đây, mình chủ động gọi mẹ nhiều hơn, và dành nhiều sự hiện diện hơn trong các cuộc nói chuyện mà sự hiện diện vật lý đang rất xa nhau đó. Cho nên, ngay lúc này, bạn có thể ngồi xuống, nói cho bản thân biết bạn ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ, và CHƯA LÀM ĐƯỢC GÌ như cách bạn sẽ nói cho đứa con của mình khi nó nghĩ rằng nó vô dụng vậy.
Hãy nói suy nghĩ của mình ra
Có một sự thật rằng, đôi khi những vấn đề không nghiêm trọng như chúng ta nghĩ. Khi chúng ta bắt đầu có những phán xét trong đầu mình về những gì mình chưa làm được, hiếm khi có ai đó dừng lại và xem xem "Mình nghĩ như vậy có đúng không?", hay "Chuyện này có thực sự nghiêm trọng như vậy không?". Cho nên, chúng ta cần giải bày những lời nói trong đầu của mình ra, để một cách khách quan hơn, bạn bè hoặc người thân trong gia đình, hoặc một người xa lạ đâu đó trong những cộng đồng trên mạng xã hội, cho chúng ta biết về độ nghiêm trọng hay việc đúng sai của những suy nghĩ mà chúng ta có về bản thân. Để từ đó, việc CÔNG BẰNG VỚI BẢN THÂN ở trên mà mình có nhắc đến, sẽ dễ dàng để thực hiện hơn.
Hãy nhìn tổng quát và dài hạn
Hãy hỏi bản thân một câu hỏi rằng "Tình trạng này có kéo dài mãi mãi không?" nếu câu trả lời là "KHÔNG", hãy tiếp tục với câu hỏi "Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu?". Hai câu hỏi trên sẽ giúp bạn nhận thức được sự khủng hoảng, những khó khăn mà bạn gặp phải chỉ là TẠM THỜI mà thôi. Từ đó, chúng ta sẽ không bị những đám mây đó che mất ánh sáng đằng sau nó, vì chúng ta biết khi những đám mây đó trôi đi, chúng ta sẽ lại thấy ánh nắng mặt trời. Nhưng bạn sẽ phải là người đặt những câu hỏi đó của bản thân. Sau đó, hãy ngồi xuống (nếu bạn vẫn đang ngồi thì không cần phải làm lại lần nữa), nghĩ xem bạn có thể làm gì với khoảng thời rãnh rỗi này, và khi đại dịch trôi qua thì bạn sẽ trở thành người như thế nào và kế hoạch tiếp đó là gì, vân vân và vân vân. Hãy nhìn xa ra, bầu trời không cứ mãi âm u được.
VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
Mình tin là về cách để khủng hoảng kinh tế, thì chúng ta đã nghe không biết bao nhiêu lần trên các bài giảng trên các nền tảng trên mạng xã hội, nhưng mình chỉ muốn tóm lại 4 điều mà mình đã áp dụng và thực hiện:
Ý thức rõ về sự thay đổi trong tài khoản của mình
Ý thức rõ nghĩa là, bạn sẽ phải ngồi xuống, một lần nữa, và viết ra số tiền thay đổi, cùng với đó là sự thay đổi ở sốt tiền ở những mục mà bạn sẽ chi. Ví dụ bình thường mục "Ăn uống" của bạn là 5 triệu đồng mỗi tháng, thì bây giờ con số đó sẽ là bao nhiêu khi mà lương của bạn đã giảm một nửa? Còn nếu trước đó bạn vẫn chưa có thói quen phân ra các quỹ chi tiêu rõ ràng, thì đây là lúc để làm việc đó. Trên mạng sẽ có rất nhiều cách để phân chia các quỹ chi tiêu, nhưng làm ơn đừng copy i chang trên đó, chỉ có bạn mới biết bạn chi cho việc gì và bao nhiêu cho nó. Hãy viết ra những mục bạn thường chi ra một tờ giấy, sau đó chia thành các phần với tỉ lệ khác nhau, từ đó bạn sẽ có được số tiền mà bạn CÓ THỂ chi đối với từng mục.
Ý thức về sự thay đổi xảy ra không chỉ đối với riêng bản thân bạn, mà là toàn xã hội
Việc này không giúp bạn chi tiêu tốt hơn, nhưng sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi số tiền trong tài khoản của bạn không có nhiều như lúc trước.
Lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân
Lập kế hoạch đầu tư nếu có thể
Bên trên là những chia sẽ của mình về cách mà mình vượt qua những khủng hoảng về mặt TINH THẦN và KINH TẾ trong đợt đại dịch này. Có chỗ sẽ hơi sơ sài hoặc thiếu ý, mong các bạn bỏ qua, vì bài viết này được viết ra với mục đích chia sẽ kinh nghiệm của bản thân với hi vọng giúp được những ai cần nó ngoài kia. Nếu các bạn cần những chỉ dẫn chi tiết hơn, các bạn có thể để lại comment bên dưới. Cảm ơn các bạn!
- Andrew -
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất