Đài Loan có thât sự là một phần của Trung Quốc?
Đầu tiên bạn hãy tưởng tượng, nếu các quốc gia là con người thì câu chuyện giữa Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan là cuộc chiến tình tay ba...
Đầu tiên bạn hãy tưởng tượng, nếu các quốc gia là con người thì câu chuyện giữa Trung Quốc, Mỹ và Đài Loan là cuộc chiến tình tay ba đậm chất Hollywood. Chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là của riêng họ, muốn độc chiếm. Đài Loan nhỏ bé muốn được là một đất nước tự do nên đã nhờ cậy đến sự chở che của siêu cường Mỹ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc ngày càng trở nên hùng mạnh, sự kiên nhẫn của nó cũng dần vơi đi. Nếu Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực, điều đó có thể sẽ dẫn đến cuộc chiến đẫm máu với Mỹ.
Vậy Đài Loan có thật sự là một phần của Trung Quốc?
Đài Loan chỉ nằm cách bờ biển Trung Quốc Đại Lục 100 dặm. Nhưng không chỉ có eo biển Đài Loan ngăn cách họ. Tình trạng chính thức của hòn đảo vẫn còn là một vấn đề gây ra tranh cãi gay gắt. Nhưng may mắn thay, trong 70 năm qua, mối đe dọa can thiệp quân sự của Trung Quốc vào hòn đảo bị Mỹ ngăn chặn.
Về phía Mỹ họ tuyên bố: Đã có một thỏa thuận lâu dài giữa họ và Đài Loan từ lúc ban đầu.
Về phía Trung Quốc, họ tố cáo Hoa Kỳ: đang gây ra tình trạng thiếu ổn định ở eo biển Đài Loan.
Tình trạng bấp bênh này là hệ quả từ vai trò độc nhất mà Đài Loan đã đóng trong lịch sử bị chia cắt của Trung Quốc
Sự ra đời của "hai Trung Quốc"
Vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai (1945), những người Nhật bại trận, đã chiếm đóng đảo Đài Loan trong 50 năm, buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát hòn đảo. Đài Loan được trao trả lại cho Trung Quốc dưới tên gọi Trung Hoa Dân Quốc; khi đó nằm dưới chế độ độc tài quân sự do Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Nhưng sự hòa hợp này chỉ tồn tại "chóng vánh".
Chỉ vài tháng sau đó, cuộc nội chiến của Trung Quốc vốn đã diễn ra âm ỷ kể từ những năm 1927 lại bùng lên một lần nữa. Quân đội Cộng Sản Trung Quốc chiến đấu với lực lượng Dân Tộc Chủ Nghĩa của Tưởng Giới Thạch. Đến năm 1949, Hồng quân của Mao Trạch Đông đã giành chiến thắng trong việc hạ bệ Tưởng Giới Thạch. Buộc ông và khoảng 1,2 triệu người ủng hộ chống Cộng phải rút lui về đảo Đài Loan.
Sau khi dồn ép đối thủ vào phòng tuyến cuối cùng, Chủ tịch Mao gấp rút lên kế hoạch xâm lược Đài Loan để nghiền nát nhà lãnh đạo bị phế truất một lần và mãi mãi. Thì nổ ra cuộc nội chiến trên bán đảo Triều Tiên vào cuối tháng 06 năm 1950; Những người Triều Tiên đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn lực, bất ngờ vào Nam Hàn.
Với Thái Bình Dương bây giờ là mặt trận mới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Cộng sản. Mỹ thành lập liên minh với chế độ Tưởng Giới Thạch và buộc Mao Trạch Đông từ bỏ kế hoạch đánh chiếm Đài Loan. Được sự ủng hộ của Mỹ, Tưởng Giới Thạch tuyên bố Đài Loan là quốc gia Trung Hoa Dân Quốc duy nhất và thề sẽ trở lại tái chiếm Đại lục.
Mặc dù không còn đối đầu trực diện trên chiến trường, 2 thế lực thù địch tiến đến cuộc chiến giành sự công nhận và hợp pháp quốc tế. Ban đầu, chính phủ của Tưởng Giới Thạch nắm giữ ghế của Trung Quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và được nhiều nước phương Tây công nhận là chính phủ Trung Quốc duy nhất.
Nhưng khi Đảng Cộng Sản của Mao Trạch Đông ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Ảnh hưởng của Tưởng Giới Thạch dần biến mất.
Chính sách "Một Trung Quốc"
Tháng 10 năm 1971, Mỹ trở mặt cho phép một nghị quyết của Liên Hợp Quốc công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao là Trung Quốc duy nhất. Và sau nhiều năm bí mật đàm phán thì đến năm 1979, Washington đã chuyển công nhận ngoại giao từ thủ đô Đài Bắc sang Bắc Kinh.
Từ đây, "chính sách một Trung Quốc" đã trở thành nền tảng của chế độ Cộng sản. Và hầu hết các nước trên thế giới không còn công nhận chính phủ của Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên, một cách không chính thức, vẫn tồn tại đâu đó một sợi dây thiện cảm chắc chắn của phương Tây dành cho Đài Loan. Đặc biệt là từ người tình cũ, Mỹ Đế. Nhưng mối lương duyên này không còn được công khai mạnh mẽ như lúc ban đầu.
Sự thiếu cam kết minh bạch của Mỹ khiến Đài Loan phải tìm ra một con đường khác để tự đứng trên đôi chân của chính mình. Và đó là con đường tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế nông nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan trải qua quá trình công nghiệp hóa vượt bậc. Trong những năm 1980, xuất khẩu tại quốc gia này bùng nổ. Khi tăng trưởng kinh tế tăng mạnh ở cả hai bên bờ eo biển Đài Loan, Đài Loan và Trung Quốc đã hạ bớt các rào cản về kinh tế. Ban đầu, các doanh nghiệp Đài Loan thành lập nhà máy trên đất đại lục đã gặt hái được nhiều món hời lớn. Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu bắt kịp, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh nhận ra rằng, họ đã tìm ra một cách để phá vỡ sự phản kháng của Đài Loan trong việc sáp nhập trở lại với đại lục. Đó là sự khởi đầu của một chính sách lâu dài nhằm lôi kéo Đài Loan thông qua ảnh hưởng kinh tế.
Nhưng trong khi quan hệ kinh tế ngày càng thắt chặt, sự chia rẽ về văn hóa giữa Đài Loan và Đại Lục ngày càng sâu sắc.
Nền dân chủ Đài Loan
Những cải cách chính trị trong những năm 1980 đã dẫn đến sự ra đời của đảng đối lập Đảng Dân Chủ Tiến Bộ hay còn gọi là DPP ủng hộ một Đài Loan độc lập. Chỉ hai năm sau, Lý Đăng Huy - hay còn gọi là "Mr. Dân Chủ", là người bản địa Đài Loan đầu tiên trở thành tổng thống. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1991 được ca ngợi là cuộc bầu cử dân chủ thực sự đầu tiên ở Đài Loan.
Song song với quá trình dân chủ hóa, mong muốn ngày càng tăng về một bản sắc riêng biệt khiến các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không hài lòng. Năm 1996, Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự của mình để đe dọa Đài Loan. Mỹ đáp trả bằng màn phô diễn sức mạnh quân sự lớn nhất ở châu Á kể từ sau chiến tranh Việt Nam. Điều này khiến Trung Quốc nhận thức được việc ngăn chặn quân đội Mỹ hỗ trợ Đài Loan sẽ khó khăn như thế nào. Nhưng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm can thiệp vào các vấn đề của Đài Loan vẫn tiếp tục. Vào năm 2005, bất chấp tuyên bố muốn thống nhất với Đài Loan trong hòa bình, Trung Quốc vẫn thông qua đạo luật chống ly khai cho phép sử dụng vũ lực nếu Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. “Hành động này cho thấy lập trường kiên quyết phản đối độc lập của Đài Loan đã được nâng lên thành ý chí quốc gia”, Chính quyền Đại Lục tuyên bố cứng rắn.
Với việc thế hệ trẻ ngày càng xa lánh Trung Quốc, khiến nhiều nỗ lực gần đây của chính phủ Đài Loan chỉ để củng cố mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn đã vấp phải sự phản đối dữ dội. Năm 2014, Phong trào Hoa Hướng Dương của sinh viên đã chiếm lấy tòa nhà quốc hội để phản đối một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc.
Kể từ những năm 1990, ngày càng có nhiều người ở Đài Loan coi mình là người Đài Loan hơn là người Trung Quốc. Những quan điểm này đã giúp Thái Anh Văn, ứng cử viên ủng hộ độc lập thuộc Đảng DPP, giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2016.
Chỉ 3 năm sau đó, cách đảo quốc 440 dặm về phía tây nam, một sự kiện chấn động đã xảy đến và thúc đẩy nhiều sự hỗ trợ quốc tế về vấn đề độc lập cho Đài Loan. Năm 2019, cả thế giới chứng kiến hàng trăm nghìn người xuống đường ở Hồng Kông và chiến đấu với cảnh sát để phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc về các quyền tự do của Hồng Kông. Đối với người dân Đài Loan, bao gồm cả Tổng thống Thái, đây là một lời răn đe.
Nhận thấy công cuộc thúc đẩy thống nhất tự nguyện ngày càng trở nên xa vời, Trung Quốc chỉ còn cách triển khai sức mạnh quân sự. Năm 2020, chính phủ Trung Quốc đã phát hành một video tuyên truyền cho thấy các lực lượng vũ trang Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tấn công vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam. Đó là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cân nhắc sử dụng vũ lực để ngăn chặn việc Mỹ viện trợ cho Đài Loan.
Nguồn: The Economist
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất