Biểu diễn âm nhạc tự do - an toàn, lành mạnh, vui vẻ

Theo như video đính kèm như trên, tôi đã xem trọn cho bằng hết, vẫn không hình dung được cái lý do công tác kế hoạch chỉ đạo làm việc của ban phường/huyện/quận. Mục đích của bài viết không phải đả kích bên A hay bên B đúng/sai mà là từ một sự việc cụ thể - có nhiều người chứng kiến, quay hình rồi xấp giấy tờ văn bản cực kỳ đầy đủ (cũng không rõ tính đúng đắn và tính thật-sự-cần-thiết sự có mặt của đống giấy tờ đó) - tôi đặt câu hỏi rằng liệu phải chăng khi thưởng thức nghệ thuật cũng như những người đáng yêu đáng quý bỏ thời gian biểu diễn nghệ thuật cho chúng ta thì có tồn tại một bộ luật chuẩn hoá các quy tắc hợp pháp hợp lý hợp tình để dựa vào đó mà nên/ không nên biểu diễn/ trưng bày nghệ thuật abcxyz đó ra?



Mạn phép xin tổ lái một tý về nguồn gốc chữ "nghệ thuật" (art) 

Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Theo ý nghĩa này thường là các loại hình nghệ thuật khác nhau.

Cũng không đi sâu phân tích gốc gác các thể loại con của nghệ thuật: âm nhạc, hội hoạ, múa, kịch.. Dường như từ 2014 tới nay mới xuất hiện nhiều tin tức "lạ" như cấm lưu hành bài hát A này, ca khúc B nọ. Dĩ nhiên những ca khúc chỉ toàn ngôn từ chửi rủa, nhục mạ hoặc gây ảnh hưởng tới người khác thì cấm là lẽ thường (nhưng theo tìm hiểu thì có vài loại hình âm nhạc có chêm vài tiếng lóng, tiếng chửi thì nghe hay ho - quả thật phân loại chúng cũng đau đầu lắm :D), nhưng những bài hát hào hùng, toát lên nhuệ khí bất khuất hay các bài nói về nỗi niềm nhớ nhung thời kháng chiến thì lại là một chuyện khác ( List gần 300 bài ).

Theo quan điểm cá nhân của tôi thì không nên xét tính đúng/sai trong phạm trù nghệ thuật - chỉ là "hợp" hoặc "không hợp". "Không hợp" thì tránh đi, thưởng thức những cái khác, chứ không phải chỉ trích, ép đặt một cách trẻ con. 
Đồng ý là có ý kiến về "không phù hợp bản sắc Á Đông" cũng như sự ra đời của "thuần phong mỹ tục" - mục đích là để hướng giá trị nhân văn phát triển theo lứa tuổi hợp lý. Ví dụ như phim ảnh, ấn phẩm hoạt hoạ nhiều yếu tố bạo lực, nội dung nhạy cảm "phải có người lớn xem cùng, hoặc khán giả cân nhắc khi xem" - chúng thuộc về ý thức giáo dục của mỗi người nên yêu cầu phải có người lớn giải thích vì tự trẻ nhỏ tìm hiểu nếu hiểu sai sẽ ảnh hướng tới quá trình nhận thức sau này của chúng. (funfact như các bạn có thể bắt gặp tình huống "nam nữ thụ thụ bất thân rồi lỡ nắm tay thì bạn gái khóc um lên vì sợ dính bầu" - nghe cute phết !)  
p/s: Bài viết có thể không hợp ý kiến số đông vì đây là quan điểm cá nhân, có thể thảo luận thêm dưới phần comment. Và có lẽ còn sơ sài do còn nhiều loại hình nghệ thuật cũng phát sinh xung đột tư tưởng nữa.

#Cảm_ơn