ĐUÔI ẨM THỰC
Cùng xem lại những thú vui ẩm thực của “Ratatouille” – phim hoạt hình kinh điển của thế kỷ 21.
Thật trùng hợp, ý tưởng đã đến với đạo diễn Jan Pinkava trong chính căn bếp. Trong cuộc nói chuyện với vợ vào năm 2000, điều đó đã nảy sinh trong đầu nhà làm phim. “Tôi chỉ chợt nghĩ”, anh ấy nói với tôi “Còn câu chuyện về một chú chuột muốn trở thành đầu bếp thì sao?”
Pinkava không chắc bằng cách nào mà anh đi được trọn vẹn hành trình của thứ mà cuối cùng trở thành tác phẩm kinh điển, nhưng anh đã làm được. Trong cuộc họp tại Point Richmond, California, cơ quan đầu não của Pixar, nơi anh đã thực hiện những quảng cáo trên truyền hình từ năm 1993, anh bắt đầu trình bày concept với những bộ não đứng đầu hãng phim. Pinkava nhớ mọi người trong căn phòng bao gồm cả giám đốc điều hành John Lasseter, Andrew Stanton, và Pete Docter đang cười. Họ đã bật đèn xanh cho dự án.
Ratatouille đã truyền cảm hứng cho Pinkava để anh có lần đầu tiên đảm nhiệm toàn bộ kịch bản phim. Nhưng tác phẩm đã phải vượt qua rất nhiều điều. Chỉ riêng cốt truyện thôi cũng khiến người ta phải kinh ngạc. Một loài gặm nhấm – dấu hiệu của sự mất vệ sinh, được cho là kẻ lây lan dịch bệnh, đối với nhiều người, quá thô thiển để chấp nhận. Brad Lewis là người sản xuất bộ phim đã liên tục nhận được những phản hồi từ những người cứng đầu. Họ nói “Tôi không thể chịu được chuột”, anh cho biết thêm “Bất kỳ ai nhìn thấy nó đều cảm thấy hoàn toàn khác”.
Xét cho cùng, cách tốt nhất Pixar có thể làm là lấy câu chuyện phức tạp, bí truyền, thậm chí đáng sợ nhất này chắt lọc nó thành một thứ vừa quyến rũ mà vừa thân thiện với mọi gia đình. Những gì Ratatouille phải làm là tạo ra một nhân vật chính có mâu thuẫn cực kỳ sâu sắc. Pinkava nói rằng: “Nếu con chuột là một đầu bếp thiên tài, nó sẽ gặp rắc rối lớn”. “Cuộc sống của bạn đang bị de dọa trong một môi trường mà [con người] sẵn sàng giết bạn bất kỳ lúc nào”. “Cuộc đấu tranh của nhân vật”, Pinkava nói, “là một lãnh đĩa đầy kịch tính”
Các đầu bếp ngoài đời thực không thực sự phải đối mặt với những nguy hiểm giống như Remy, nhưng họ cũng tồn tại trong một thế giới khốc liệt. Làm việc trong một nhà hàng thượng hạng luôn đòi hỏi rất nhiều thứ. “Ratatouille cho thấy đó là một điều khắc nghiệt”, Stephanie Izard người từng đạt giải thưởng James Beard Award, bếp trưởng tại nhà hàng Girl & the Goat tại Chicago cho hay. Bộ phim là một trong những sự miêu tả hư cấu hay nhất về một nghề, như một nhánh rock ’n’ roll mới, thú vị nhưng lại ít được chú ý. Mặc dù vậy, tác phẩm hoạt hình sống động này như là một bức thư tình sống động gửi tới thức ăn. Trước khi những đứa trẻ được phép trải nghiệm Anthony Bourdain, đủ lớn để xem Top Chef, hay khi những lời khuyên băng giá của Guy Fieri thấm vào ý thức chúng, chúng đã có Ratatouille. Ai được trang bị tốt hơn để giới thiệu cho một đứa trẻ 6 tuổi về sự kết hợp hương vị của tomme de chèvre - một loại phomat dê với nấm và hương thảo hơn là một chú chuột hoạt hình dễ thương?
Hơn một thập kỉ sau khi phát hành, người Mỹ ngày càng bị ám ảnh bởi những gì họ ăn, nhưng với Ratatouille thì vẫn là vị tươi ngon. Trong nhận thức sâu sắc, Lewis nói “có vẻ như nó được sắp xếp để phù hợp với sự ảnh hưởng đó. Đôi khi đó là cách mà nghệ thuật hoạt động.” Nhưng trên thực tế, công thức ban đầu của phim cần nhiều tinh chỉnh. Nó có nhiều tác giả và mất nhiều năm để hoàn thành.
Trong văn hóa đại chúng, những mô tả chính xác về cuộc sống trong ngành nhà hàng là rất hiếm. Chẳng hạn, Izard rất thích xem Friends, nhưng luôn cảm thấy bối rối bởi Monica, một đầu bếp, dường như không bao giờ làm việc. Mỗi khi cô ấy đi chơi với những diễn viên còn lại, tất cả những gì Izard có thể nghỉ là, “Điều đó không có thật”. Sau đó là cảnh trong bộ phim No Reservations khi một đầu bếp do Catherine Zeta-Jones thủ vai trả thù vị khách đã phàn nàn rằng món bít tết của của anh ta bị chín quá bằng cách đập nguyên một tảng thịt sống xuống mặt bàn vị khách đó. Với Izard thì cô thậm chí còn tự cắn vào lưỡi mình khi một thực khách gửi lại món hải sản vì “quá tanh”, cô gọi điều Zeta-Jones làm như một hành động “trong mơ”. “Bạn ước mình có thể làm điều đó”, Izard nói. Nhưng đó là một điều viển vông.
Dĩ nhiên, câu chuyện về một con chuột có thế nấu ăn và giao tiếp với con người cũng tương tự thế. Tuy nhiên, khi xử lý vấn đề của họ, những người sáng tạo Ratatouille hướng đến một mức độ hiện thực khác thường.
Để tiến hành nghiên cứu, họ đã đến Paris. Trong tâm trí của họ, đó là nơi duy nhất để dựng phim. “Trung tâm ẩm thực của thế giới”, Pinkava nói. Để nắm bắt được diện mạo của thủ đô nước Pháp, nhà thiết kế sản xuất Harley Jessup dành rất nhiều ngày để chụp ảnh và phác thảo. Pinkava đã hình dung phiên bản thành phố trong phim không phải là một bản sao chính xác mà là một sự tái tạo theo hơi hướng lãng mạn mong manh hơn, giống như phiên bản nước Anh trong một bộ phim Disney anh ấy từng xem thời thơ ấu là “101 Chú chó đốm”.
“Đó là một London được lý tưởng hóa và biếm họa một cách trìu mến” một người Anh đã nói với Pinkava. “Kiểu London mà bạn muốn tồn tại, tôi nghĩ chúng ta nên tiếp cận Paris theo cách đó đối với Ratatouille.Chúng ta không thể đại diện cho nước Pháp, văn hóa Pháp hay Paris một cách chân thực. Chúng ta không phải người Pháp. Nhưng chúng ta có thể dùng nó như là một đại sứ thông báo với thế giới về sự chú tâm cùng tình cảm đặc biệt mà người ta nên dành cho vùng đất này.
Pinkava cùng đồng nghiệp đã đến thăm một số nhà hàng danh tiếng, trong đó có Guy Savoy và Taillevent. Họ quan sát kĩ các nhà bếp phục vũ bữa trưa và bữa tối như nào, để ý mọi thứ từ chiều cao đến khoảng cách giữa các quầy cho tới cách cầm dao của những đầu bếp. Rồi họ ăn. “Đó là một sự bối rối mà những món ăn cao cấp ngon đế điên cuồng mang lại”, Lewis nói. Anh ấy nhớ lại một phần ba chặng đường đã đi qua bằng những thực đơn đầy món xa hoa.
Trở về nhà, nhiệm vụ tìm hiểu thực tế vẫn tiếp tục. Một ngày tình cờ, Anthony Bourdain mặc chiếc áo khoác da đen dừng chân tại Pixar để nói chuyện về ẩm thực. “Sau khoảng một tiếng rưỡi bên trong, anh ấy bắt đầu đổ mồ hôi và nói ‘Tôi phải ra ngoài’”, Lewis nhớ lại. “Khoảnh khắc đó thật sự khoái hoạt” (Đó là lúc trước khi Bourdain ra ngoài hút thuốc.)
Lewis và Pinkava thậm chí còn có một thời gian ngắn học việc tại nhà hàng French Laundry ở thung lũng Napa của đầu bếp nổi tiếng Thomas Keller. Cặp đôi này đã hái rau, lấy mẫu trứng cá muối Nga để xác định độ tươi, trộn muối vào bơ Vermont, gan ngỗng nướng và làm món tortellini với cá hồi. Pinkava còn nhớ mình đã được đánh giá cao ở kỹ năng và sự phối hợp ăn ý với đội ngũ nhân viên của Thomas.
“Đó như kiểu một đội phẫu thuật đang khiêu vũ cùng nhau”, Pinkava nói. “Năng lượng và sự quyết tâm cần có để thực hiện kiểu nấu ăn đó thực sự rất rất rất ấn tượng khi tận mắt chứng kiến. Thật kỳ lạ khi họ lại cho những thằng cha như chúng tôi vào bếp.”
Thật ngạc nhiên, các nhà làm phim hoạt hình đã khiến người xem thèm thuồng những món ăn kĩ thuật số. “Tôi đảm bảo rằng bạn không thể cho tôi xem những thứ tương tự vào thời điểm lên ngôi của hoạt hình máy tính – hoặc bất kỳ bộ phim hoạt hình nào – trông thật sự hấp dẫn như những món ăn chúng tôi đã làm trên phim.”, Lewis nói, người phụ trách phần hình ảnh và ánh sáng của phim là Sharon Calahan giúp những món ăn xuất hiện trên màn hình trông ngon như bất cứ thứ gì được chế biến tại French Laundry xa hoa.
Keller xuất hiện ở cuối Ratatouille với vai cameo là một khách hàng quen thuộc của nhà hàng “hai tầng”. Ở Remy, người ta thấy sắc thái của một đầu bếp thực thụ. “Chú chuột nhỏ cực kỳ khó tính, là hiện thân của những gì Keller đã làm” đầu bếp kiêm tác giả Zak Pelaccio , một cựu nhân viên nước sốt tại French Laundry, chia sẻ với tờ Grub Street vào năm 2007. “Anh ấy đứng đầu trong danh sách những đầu bếp khó tính nhất mà tôi từng gặp.”
Tại Pixar, thời gian thai nghén kéo dài là điều rất phổ biến. Đến năm 2006, Pinkava đã dành 6 năm vất vả cho Ratatouille. Pinkava, người có phim ngắn năm 1997 là Geri’s Game từng thắng giải Oscar cho biết “Mọi bộ phim đều sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng lớn mà cảm giác mọi thứ như đang thất bại thảm hại.” “Và bạn phải vượt qua những điều đó”. Nhưng lần này thì khác. Thỏa thuận phân phối 5 tác phẩm với Disney đã hết hạn và công ty đang đứng giữa ngã 3 đường. Ratatouille được lên kế hoạch là phim ra mắt đầu tiên sau khi hãng phim xây tìm những mối quan hệ hợp tác béo bở. “Tất cả đều phải chịu áp lực đó”, Pinkava nói.
Tuy nhiên, 18 tháng trước khi công chiếu, và chỉ vài tháng trước khi Disney mua lại Pixar với giá 7,4 tỷ đô, nó vẫn còn dở dang. Vào thời điểm đó, những nhà quản lý cấp cao, gồm cả CEO Steve Jobs được cho là đã gọi cho Brad Bird khi ông này đang đi nghỉ. Họ muốn đạo diễn của “Gia đình siêu nhân” thay thế Pinkava. “Họ đang ở trong một thời điểm khó khăn, tôi nghĩ tôi có thể giúp họ”, Bird trong một chia sẻ với tờ Entertainment Weekly năm 2007 “Tôi thích ý tưởng này, và tôi nghĩ nó xứng đáng được chiếu tại tất cả các rạp phim”. Pinkava gọi tình huống này là “rất phức tạp” và “Việc giao bộ phim này cho một người lần đầu đứng cương vị đạo diễn là một rủi ro rất lớn. Và đó là một trong những lý do khiến sự thay đổi này xảy ra”.
Trước khi tiếp quản, Bird đã gặp Pinkava. “Tôi luôn đánh giá cao việc anh ấy đã ngồi hàng giờ với tôi và hiểu ý định của tôi với tác phẩm này là gì”. Nhưng Pinkava biết Bird sẽ làm bộ phim theo cách của anh ấy.
Đầu tiên, Bird đề xuất một sự thay đổi lớn về mặt thẩm mỹ. Cho đến trước khi ông làm đạo diễn, loài gặm nhấm trong phim có đuôi và được thiết kế để hoàn toàn đi bằng hai chân. Thay vì cố gắng vệ sinh vẻ ngoài của những con chuột, ông làm chúng trông ít hoạt hình hơn. Khiến những con vật ghê tởm thực sự được nhân hóa. Trong Ratatouille, các nhân vật tiêu đề có đuôi dài và chủ yếu đi bằng bốn chân. Remy, thành viên duy nhất có khứu giác cao và khẩu vị tinh vi, dù chưa thành đầu bếp nhưng cậu ta là máy dò chất độc cho cả đàn, đó sẽ là một ngoại lệ. Cậu ấy đi bằng hai chân sau và giữ cho hai chân trước luôn sạch sẽ.
Khi Bird bắt tay làm Ratatouille, Remy cần có một giọng nói. Đạo diễn nói rằng ông biết Patton Oswalt từng đứng lên bênh vực chuỗi nhà hàng Black Angus Steakhouse khi có người nói “Họ tấn công thực khách bằng đồ ăn”, Oswalt chia sẽ với tờ Los Angeles Times – và họ nghĩ nam diễn viên hài là sự lựa chọn hoàn hảo cho vai diễn này. Như Bird đã nói với tờ EW: “Patton là chàng trai có đam mê, thích đổi mới, có khiếu hài hước, hơn tất thảy, cậu ấy còn là một nhân cách lớn. Nhưng có vẻ điều đó sẽ phát tiết tốt nhất khi ở trong một cơ thể nhỏ bé hơn.”
Sự thích đổi mới ấy – Lewis gọi nó là “sự phẫn nộ quyến rũ” ngay trong cảnh đầu phim. Sau khi bị buộc phải trốn khỏi ngôi nhà ở vùng quê qua đường ống cống, Remy đã trôi dạt tới Paris. Cậu tìm đường leo lên giếng trời của nhà hàng Gusteau’s, ngây ngất ngắm nhìn Paris hoa lệ. Từ trên đó, bất chợt cậu nhìn xuống nhà bếp, cậu thấy Alfredo Linguini, anh chàng dọn vệ sinh đang sửa sai sau khi vụng về đánh nồi đổ súp bằng những gia vị tai hại. Remy hét lên “Anh ấy đang làm hỏng nồi súp”. Khoảnh khắc giận dữ nhỏ đó minh họa cho tài năng thực sự của Oswalt.
“Đó là tính nhân văn trong giọng nói của anh ấy”, diễn viên hài và cũng là một diễn viên trong lồng tiếng phim là Brad Garrett chia sẻ. “Anh ta quên mất mình là chuột. Đối với những người có nhận thức cơ bản về loài gặm nhấm này, thì đây đích thị là bước nhảy vọt của Pixar. Đấy không phải là chuột. Đấy không phải là Fievel.”
Garrett lồng tiếng cho vai hồn ma của bếp trường Gusteau hiền lành, người mà được coi như nhà tiên chi với Remy. Quyết định bếp trưởng chết ở đầu phim là ý tưởng của Bird. Trong buổi ghi hình, đạo diễn tiến tới Garret và nói “Chúng tôi nghĩ Gusteau đã chết”, điều đó làm anh ta tưởng mình mất vai. Sau đó anh còn hỏi thêm đạo diễn rằng liệu mình có thể có thêm thời gian để luyện giọng không?
Kịch bản viết lại của Bird củng cố thêm tính cách của Colette – người phụ nữ duy nhất ở Gusteau’s. Cố gái với tài năng và ngầu lòi ấy có nhiệm vụ bất đắc dĩ là kéo Liguini về dưới sự dạy dỗ của mình. Tránh để người xem hiểu nhầm rằng Liguini mới là tâm điểm.
‘Anh thấy có bao nhiêu phụ nữ ở trong căn bếp này?” cô hỏi Liguini. “Chỉ có tôi. Tại sao anh biết không? Bởi cái phong cách ẩm thực Hateu cuisine là hệ thống phân cấp cổ xưa được xây dựng dựa trên những quy tắc mà mấy ông già ngu ngốc viết ra. Cái quy tắc được thiết kế để khiến cho phụ nữ không thể bước chân vào thế giới này. Nhưng tôi vẫn ở đây. Sao lại có thể như vậy? Bởi tôi là kẻ bản lĩnh nhất trong gian bếp này.”
Đối với nhà văn kiêm chủ nhà hàng Jen Agg thì sự thất vọng ấy có thật. “Cô ấy bị tổn thương tới mức bị phớt lờ”, Agg nói. “Tôi cũng từng có cảm giác đó trước đây”. Ông đánh giá cao tính cách của nhân vật này nhưng không vui khi cô phải lòng anh chàng tầm thường như Linguini.
Lou Romano vào vai anh đầu bếp vụng về, người hóa ra là con trai của Gusteau. Romano làm việc trong bộ phận nghệ thuật của Pixar, trước cả khi sản xuất Ratatouille. Romano là một nghệ sĩ cũng như một nhà làm phim hoạt hình xuất sắc nhưng cũng từng nghĩ rằng sẽ bị mất vai. Nhưng vì Bird thích âm sắc trong cách nói chuyện có chủ đích của anh, nên anh được giữ lại. Nam diễn viên chia sẻ rằng đạo diễn đã giúp đỡ anh rất nhiều trong toàn bộ quá trình quay. Điển hình trong cảnh mà Napoléon của nhà bếp là Skinner thủ vai bởi Ian Holm cố tình chuốc say Linguini với hi vọng moi được công thức từ anh, Bird quyết định pha rượu cho Romano. Trong phim, Linguini nghe có ngà ngà say vì thực tế thì Romano cũng vậy.
Sự hóa thân của Romano là một ví dụ khác của Pixar về phong cách casting lạ đời. Tất cả các nhân vật trong Ratatouille đều đáng nhớ, nhưng hơn tất thảy phải là Anton Ego. Tạo hình giống với kền kền, như nói quá lên cho sự ăn mòn của con người này đối với những nơi ông đặt chân tới, hệt như một sự châm biếm đối với những nhà phê bình ẩm thực ngày xưa. “Đó như cơn ác mộng về cách các nhà phê bình nhìn nhận về thế giới của chúng ta”, cây bút chuyên về ẩm thực trên tờ The New York Times là Peter Wells đã nói với tôi.
Trong cảnh cao trào của phim, Remy cố gắng gây ấn tượng với Ego bằng món Ratatouille. Collette gọi việc pha chế cà chua, hành tây, bí ngòi, cà tím và ớt đỏ là “một món ăn nông dân”, nhưng đầu bếp nhỏ vẫn tự tin tiến hành. Thứ được đưa ra phục vụ Ego không giống bất kỳ món Ratatouille nào. Nhà sản xuất Brad Lewis nói đó là kết quả của việc các nhà làm phim đã thách thức đầu bếp Keller đưa ra một món ăn có thể “làm lóa mắt ai đó”. Món ăn của Keller được đầu bếp Michel Guérard diễn giải rằng trong đó có nước sốt cà chua và ớt chuông, dầu giấm, các loại rau cắt lát mỏng được xòe đều ra trông giống chiếc đàn accordion.
Khi nhà phê bình khó tính nhất cắn miếng đầu tiên, ông ấy ngay lập tức được du hành trở về thời thơ ấu của mình. Sau đấy ông làm rớt cây bút xuống sàn nhà. “Cuối cùng thì đó cũng là những gì con người muốn”, Agg nói, “cái sự ngạc nhiên thú vị qua một trải nghiệm nào đó”. Sau những phỉ báng dành cho nhà hàng, Ego viết một bài đánh giá sáng chói về nhà hàng Gusteau’s để chúc mừng chàng đầu bếp dấu tên. Mặc dù nhà hàng bị đóng cửa khi thanh tra y tế phát hiện có loài động vật gặm nhấm, nhưng Ego đã đầu tư cho Remy, Coletete và Linguini mở quán rượu nhỏ ở góc riêng của họ với một không gian mini đặc biệt dành cho “ thực khách” của Remy.
Đại đa số các đầu bếp cao cấp mà Pinkava đã phỏng vấn trong khi sản xuất Ratatouille đều mong muốn setup một không gian như vậy. Chỉ có số ít muốn trở thành nổi tiếng. Còn hầu hết, đều cho rằng chất lượng món ăn còn quan trọng hơn so với việc trang trí hào nhoáng.
Cuối cùng, đến cả Ego cũng đã viết những điều tích cực cho Ratatouille. Các nhân vật, câu chuyện, bối cảnh và hình ảnh hòa trộn vào với nhau kết hợp thành thứ hương vị mà Remy say sưa. Cả những nhà phê bình của Mỹ và Pháp đều yêu bộ phim này, nó cũng đem về doanh thu toàn cầu là 621.000.000 $ và thắng tượng vàng Oscar cho giải “Phim hoạt hình hay nhất”.
Và nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc trẻ em sẽ nhìn nhận loài gặm nhấm này một cách dễ thương, thì có lẽ họ đã lầm. Tại buổi công chiếu, Garret tự hào nhưng cũng có chút ngượng ngùng khi cô con gái nhỏ của anh hết lên “Con là con chuột nào?”
Cả Lewis, Pinkava và Bird đều xứng đáng được ghi nhận cho thành công của Ratatouille. “Tôi không chắc một bộ phim hoạt hình nào đó đi theo lối kể giống như này sẽ hoạt động trơn tru nếu như chưa có Ratatouille”, Lewis chia sẻ tại thời điểm ông đang trong quá trình sản xuất “Bí kíp luyện rồng 3” cho nhà DreamWorks. “Cuối cùng thì bộ phim cũng cho thấy sức hấp dẫn và tiềm năng của nó giống như câu chuyện mà Pinkava đã vẽ ra trong đầu. Không những vậy nó còn có sự nhúng tay khéo léo của bậc thầy kể chuyện Brad”.
Cho đến hôm nay, cảm xúc mà Pinkava dành cho Ratatouille vẫn là sự ngọt ngào nhiều hơn là nuối tiếc. Pinkava hiện là giám đốc sáng tạo cho một dự án kể chuyện bằng thực tế ảo tại Google đã nói thế này: “Bộ phim được tạo ra như một điều kỳ diệu. Và sự sáng tạo ấy thật sự là vĩ đại. Tôi luôn rất vui vì bộ phim tôi bắt đầu đã có cái kết viên mãn nhất.” Dù cho phiên bản cuối cùng có khác với phiên bản anh ấy hình dung thì anh ấy cũng không bận tâm.
Một lần, trong buổi công chiếu phim, một vị đạo diễn đã nghiêng người về phía Pinkava và nói “Bạn biết đấy, bộ phim diễn chính xác như những điều tôi dự tính” Pinkava không tiết lộ cách anh ta trả nhưng nhưng anh có nói thế này “Bất kỳ ai nói với bạn điều ấy thì đều là giả dối.”
HẾT!
Link bài viết gốc:
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất