Một trong những vấn đề lớn mà sau này tôi ngộ ra được đó là việc mình có xu hướng tự phân loại trạng thái của các hiện tượng và sự việc, đơn giản nhất là theo một cách nhị nguyên.

🤨🤔 Thế nào là dán nhãn trạng thái nhị nguyên?

Đấy là khi bạn quá nhanh để diễn đạt một sự vật sự việc theo một tính từ có tính nhị nguyên phân cực. Cốc nước này vơi hoặc đầy, khuôn mặt đẹp hay xấu, bài hát hay hoặc dở, bạn này ngoan hoặc hư,... Nhìn rộng ra hơn, thì là đánh giá con người này giỏi hoặc kém, khả năng tốt hoặc tồi, thành công hoặc thất bại.Ở những ví dụ trên, bạn có thể nghĩ rằng mình hiểu và sẽ dễ để tự không bị ảnh hưởng bởi dán nhãn.
Nhưng trong thực tế, chúng ta luôn bị dán nhãn bởi những gì hệ thống đưa lại cho ta. Bạn giỏi vì bạn học trường A, làm công ty B, yêu được C, chơi với D. Thậm chí để cho tiện, xã hội vận hành theo cái cách: Hãy đưa cho tôi các nhãn đang được dán vào bạn, tôi sẽ phán xét xem bạn là ai.

⭕️⛔️ Sự nguy hiểm của thế giới nhị nguyên

Khi bạn làm điều gì đấy quá nhiều lần, não bộ sẽ hình thành thói quen và đưa nó vào phản xạ vô thức. Giống như đi xe đạp, lái ô tô hay vuốt Tiktok, khi đủ thạo bạn có thể hoàn toàn làm nó ở chế độ background (không cần tập trung 100%).
Và đáng sợ ở đây là việc bạn dán nhãn quá nhanh và quá giỏi sẽ khiến bạn nhìn sự việc qua bản chất đen trắng rõ ràng ngay từ đầu. Còn gì tồi tệ hơn việc bạn quan sát và cảm nhận thế giới tươi đẹp đầy màu sắc chỉ qua hai gam màu đen trắng do bạn không thể bỏ xuống được chiếc kính râm cool ngầu của mình mỗi ngày.
Ở phần dưới đây, tôi sẽ giúp bạn liệt kê một vài ích lợi của việc sống với thái độ không dán nhãn. Tôi hy vọng bạn sẽ như mở thêm được con mắt thứ ba, để có thể nhìn thấy sự việc với bản chất mà nó vốn là.
1. Giao tiếp trung dung vào bản chất vấn đề
2. Nhìn sự việc đa chiều với thái độ khiêm tốn hơn
3. Khoan dung hơn với người khác và chính mình
4. Không để các nhãn dán làm ảnh hưởng đến cách đánh giá của cá nhân mình
Bạn không để những yếu tố bên ngoài như trường học, quê quán, ngành nghề, chức vụ,... tác động lên cách bạn nhìn nhận bản chất của con người. Bạn quan tâm đến cái tâm, cái chất của một con người hơn là danh tiếng, quê quán, gốc gác và những thứ khác đi kèm với họ.
Sự thật là các nhãn dán nó cũng chỉ là các miếng sticker dán tạm thời, và bạn cần bóc và thay linh hoạt chứ đừng sống mãi với một niềm tin son sắt không thay đổi nhé.Đây là một trong những bài viết được nhiều đón nhận nhất của blog mình, share lại để mọi người cùng đọc
#the1ight
Đọc full bài viết ở đây nhé