Nếu bạn đợi đến 11 giờ 30 trưa để tự hỏi bản thân hoặc đứng lên hỏi đồng nghiệp/người nhà là "Bây giờ/hôm nay ăn cái gì?" thì bạn và tất cả mọi người đều dễ dàng có câu trả lời là "Chả biết ăn cái gì" và bạn dễ dàng end up với việc ăn bậy bạ một cái gì unhealthy và overpriced lắm.
Vậy thì nó liên quan gì đến việc đơn giản hoá cuộc sống?
Giản lược đồ đạc trong nhà và đơn giản hoá cuộc sống là một cách hữu hiệu để giảm stress và những phiền toái trong cuộc đời. (Ừ, nói thì đơn giản, làm thì khó vãi). Khi cuộc sống lắm mối bận tâm, muộn phiền và bừa bãi, tất cả chúng ta đều khó tìm thấy thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh trí và hạnh phúc.
 10 năm trước, khi bạn mình nói về chuyện set up một cái phòng ngủ không có tivi và không nên để tủ quần áo (messy, mở cửa) trước mặt giường ngủ, mình đã nghĩ thế quái nào, làm sao ngủ nổi trong một căn phòng không có TV và sự bừa bộn của đống quần áo trước mặt thì ảnh hưởng thế quái nào đến giấc ngủ cơ chứ. Nhưng mà đúng thật. Ngay cả bây giờ, khi bạn không có ý định dọn nhà hoặc chưa có thói quen sống ngăn nắp, thì cứ thử ngủ 1 tuần trong 1 cái phòng không có TV, máy tính và không mở mắt ra đối mặt với 1 đống bùi nhùi quần áo hoặc sách vở mà xem. Sau một tuần bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Còn nếu bạn đang có quyết tâm đơn giản hoá cuộc sống, thì có thể thử những cách (đơn giản) này.
1. Mua ít đồ, sở hữu ít đồ. (ai cũng biết ai cũng quyết tâm nhưng khó thực hiện phết)
Không cần phải sống tối giản để ngủ ngon, nhưng hãy để ý, bạn càng có ít đồ trong nhà, càng bớt được công chăm sóc, bảo quản, lau dọn. Trên giá sách có 2 món đồ trang trí sẽ giảm thiểu khả năng đóng bụi và công sức lau dọn hơn hẳn một cái giá sách có 10 món đồ trang trí. Vì thế, hãy suy nghĩ trước khi rinh thêm/mua thêm/nhận thêm một món đồ gì về nhà mình.
2. Hãy để mọi thứ vào đúng chỗ của nó.
Đọc sách xong, sách quay về giá sách. Viết xong, bút quay về ống bút. Chìa khoá đi về thả vào đĩa đặt trên bàn. Quần áo sạch trong tủ (kể cả khi chưa gấp), quần áo bẩn vào giỏ đồ giặt. Những việc đó khiến trí não bạn giảm thiểu nguy cơ phải tìm đồ trong rối loạn và từ từ, làm cho căn nhà ngăn nắp lại.
Và đừng bạ đâu để đó. Một số người có khả năng vô tận trong việc thấy bề mặt trống là đặt đồ lên hoặc thấy móc trống là treo đồ lên. Đó là những thói quen thực sự cần sửa chữa. Một bề mặt trống cũng là một khoảng không trống trong tâm trí, nó giúp cho bạn thấy sự sạch sẽ, ngăn nắp và gợi mở. Chứ cuộc đời không phải là đi nhăm nhăm điền vào chỗ trống.
3. Dọn sạch khi làm xong một việc gì đó.
Cũng tương tự, để giúp đồ vật quay về đúng chỗ của nó, hãy tập thói quen dọn sạch sau khi bạn thực hiện xong một việc. Đọc sách xong, dọn sách. Bôi kem dưỡng ẩm xong, trả chai kem về chỗ cũ. Trước khi rời khỏi một căn phòng (ngủ, khách, bếp...) hãy nhìn xung quanh xem còn cái gì đang ở không đúng chỗ của nó, và đơn giản, trả mọi thứ về đúng chỗ của nó. Điều này giúp cho bạn luôn có một căn phòng ngăn nắp và tiết kiệm công sức dọn dẹp của bạn rất nhiều. Và giờ phút bạn quay lại với căn phòng, nó luôn ở đó, ngăn nắp, chờ bạn.
4. One in, one out/ Một đến, một đi
Đây là rule cơ bản của các bạn sống tối giản. Nghĩa là chỉ mua đồ mới để thay thế đồ đang sử dụng bị cũ, hỏng, cần thay thế và khi mua đồ mới về, hãy bỏ đi đồ cũ. Đây là cách để tiết giảm đồ đạc. Nhưng cái luật này thực sự là khó thực hiện nhé, nhất là với những người luôn có suy nghĩ cất trữ đồ đạc "phòng khi cần đến"/ just in case như mình. Mình có cả ngăn tủ những thứ "nhỡ có lúc cần"
Ví dụ:
sạc pin điện thoại dự phòng nhỡ khi quên mất sạc pin chính =))))
áo len nhỡ khi đi Đà Lạt (chắc cũng 4 năm rồi chưa đi Đà Lạt)
áo lạnh 8 lớp nhỡ khi đi Trung Quốc mà đồ lạnh lúc đó quá xấu để mua (chưa bao giờ đi TQ mà giờ chắc cũng chưa bao giờ thấy ngày đó trong 1 năm tới)
Bảo bỏ đi thì tiếc và "nhỡ có lúc cần", còn để đó thì....cái ngăn tủ đó giống như vũng nước đọng mà chúng ta thực sự luôn muốn lờ đi/tránh đối mặt với.
Thôi khó quá (mình) từ từ tập.
5. Luôn biết mình sẽ ăn gì hay là có kế hoạch/định trước những thứ mình sẽ nạp vào cơ thể
Nghe thì thật chả liên quan, nhưng việc luôn biết mình sẽ ăn gì tạo cảm giác an toàn và giúp bạn tránh được tình trạng cranky, bối rối khó chịu và dễ đưa ra các lựa chọn/quyết định hấp tấp trong việc mua sắm bừa bãi. Những ví dụ về chuyện không biết mình sẽ ăn gì là
- Bạn hãy thử ghi nhớ cảm giác của mình lúc đi siêu thị lúc no và lúc đói xem khác nhau thế nào. Có phải khi đi chợ/siêu thị lúc no, bạn bình tĩnh hơn, tránh được cám dỗ của các loại snack, bánh kẹo công nghiệp và chỉ mua những món đồ không cần thiết. Còn khi đi siêu thị lúc đói, nhìn thấy cái gì bạn cũng muốn mua. Bạn sẽ mua những đồ ăn nhanh, nhiều đường, thậm chí là nước ngọt vì tưởng tượng trong đầu sự thoả mãn mà đường nhanh mang lại cho bạn. Bạn sẽ mua thực phẩm dư thừa, thậm chí cả những món bạn ít ăn và mua cả những đồ dùng không cần thiết vì trong đầu b ạn tưởng tượng ra món này món kia....
- Bạn rối trí khi chọn món ăn trưa cùng đồng nghiệp và dễ kết thúc bằng việc ăn những món không lành mạnh vì nó nhanh, tiện, được giao đến nhanh hơn, an toàn hơn về độ ngon.
- Bạn dễ nổi cáu và kiệt sức khi đói và không biết mình sắp ăn gì.
- Các thành viên trong gia đình sẽ có cảm giác tương tự và đưa ra các lựa chọn kém sáng suốt.
- Bạn không ăn trưa được đúng giờ trong thời đoạn WFH này và dễ làm cơ thể kiệt sức và tuột mất nhịp/mood cho 1 ngày (Vẫn phải) làm việc ở nhà.
Vì thế, trong nhà bạn hãy luôn có đồ ăn và hãy luôn có đồ ăn lành mạnh. Hãy luôn biết (từ tối hôm trước) là ngày hôm sau mình/gia đình sẽ ăn gì. Đời đảm bảo sẽ đơn giản và bớt stress hơn nhiều. 

P/S: Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây nhé. Mình là newbie ở Spiderum nên mỗi comment và upvote của các bạn đều khích lệ mình rất nhiều.