Theo thông tin mình biết thì ngày qua, trường đại học Tôn Đức Thắng dường như trở thành một niềm tự hào của Việt Nam khi 2 năm liên tiếp góp mặt trong danh sách ARWU [ Academic Ranking World Universities ] ở top 701-800. Mọi chuyện tưởng chừng như bình thường đến khi bài báo “ Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế” của tờ báo Thanh Niên xuất hiện --> https://thanhnien.vn/giao-duc/chieu-tro-de-truong-dai-hoc-duoc-xep-hang-quoc-te-1267099.html
                  Trong bài viết này, tác giả vẫn đưa ra những mặt tốt của trường khi nêu lên thống kê “ trường đại học Tôn Đức Thắng chiếm 28% lượng nghiên cứu khoa học trên toàn quốc, vượt qua cả Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam – nơi được cho là tập trung nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam. Những tưởng đây chỉ là một sự chấm biếm, không nêu rõ đối tượng cụ thể thì tất cả dường như đi quá xa khi bài báo này nêu thẳng ra tên trường để chỉ trích, có “ dẫn chứng” rất cụ thể. Ban đầu, mình đọc khá sốc vì Tôn Đức Thắng cũng là một trong những trường yêu thích của mình. Nhưng sau đó, lại có nhiều thứ muốn nói để đứng lên ủng hộ trường.

                  Trước hết, phân tích sâu vào bài báo thì mình thấy tác giả có nêu ra việc tăng trưởng trong lượng bài viết báo cáo khoa học từ 2013 – 2019 có nhiều điểm đáng ngờ khi so sánh với năm 2008 – 2012 vốn rất ít. Cũng dễ hiểu khi đại học Tôn Đức Thắng vốn đã chuyển sang cơ chế mới khi trở thành đại học công lập tự chủ tài chính từ năm 2008. Mình xin nói sơ qua về “ bài viết  nghiên cứu khoa học “, đây được xem như là một đơn vị tiền tệ trong giới khoa học khi qua đó, người ta có thẻ đánh giá khả năng đóng góp và năng suất khoa học của một nhà nghiên cứu, một nước. Việc sở hữu càng nhiều “ bài viết khoa học “, một quốc gia càng được đánh giá cao cho những cống hiến của mình nên việc “ chạy đua “ cho các bài báo cáo ấy cũng không phải một điều xấu. Các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, … họ vẫn làm những điều này để đóng góp, làm giàu cho nước mình. Tôn Đức Thắng tuyển chọn nhân tài, đóng góp cống hiến không hề xấu xa nhưng tác giả vẫn viết với lối viết khá là “ tự nhục” và dìm hàng không thương tiếc với nhiều dẫn chứng “chắc như đinh đóng cột” . Viết như kiểu việc trao đổi ấy như một việc làm bất hợp pháp, không xứng đáng với chuẩn mực xã hội,… Vậy thì tại sao lại không khuyến khích các trường đại học khác cũng nên làm như vậy thay vì chỉ soi mói, tìm khuyết điểm ở người khác ?
              Về ARWU, bảng xếp hạng này được đánh giá theo các tiêu chí chính: bao gồm chất lượng giáo dục (10%), chất lượng giảng viên (40%), nghiên cứu khoa học (40%) và năng suất học thuật bình quân trên đầu người (10%). Tôn Đức Thắng mua – bán bài viết nhưng nếu sở hữu một lượng lớn bài viết như vậy, trường cũng không thể góp mặt vào bảng xếp hạng uy tín này nếu không hoàn thành các tiêu chí khác. Tác giả viết báo như vậy khá là “ hạ thấp “ uy tín cũng như chất lượng thầy cô, giảng viên giảng dạy của trường. Một trường đại học công như Tôn Đức Thắng nếu thực hiện công việc như vậy rất dễ bị “ sờ gáy “ nên không có lý do nào mà trường lại làm như vậy. Mình cũng có lần đi tham quan Tôn Đức Thắng, cũng rất ấn tượng với cơ sở vật chất của trường, cũng như thói quen xếp hàng, giữ trật tự nơi công cộng của các anh chị ở đây. Nên trước khi viết báo, các anh / chị tác giả xin hãy tìm hiểu lý do vì sao trường đạt được thành tích như vậy, hay biến Tôn Đức Thắng thành động lực để các trường khác phát triển theo. Hãy nên tự hào chứ đừng nên “ tự nhục “ mà hạ thấp giá trị ở người khác. Đừng vì mình mà để niềm vui của một đất nước không được tròn vẹn.
              Anh chàng lập trình game Nguyễn Hà Đông đã từng đem lại vinh dự cho Việt Nam khi làm nên thành công của trò chơi Flappy Bird gây “hot” cộng đồng mạng một thời bởi mức độ khó của nó. Tưởng chừng như thành công lại là bàn đạp cho anh phát triển thì nó lại trở thành một tai họa. Việc thành công quá sớm đã mang lại cho anh nhiều sự soi mói, chỉ trích. Cuộc sống của Hà Đông bị đảo lộn khiến anh phải “ từ giã “ sự nghiệp để tìm lại thế giới trước đây của anh. Những lời nói vô hình ấy có thể gián tiếp làm ảnh hưởng đến giá trị tinh thần cũng như đời sống của người khác. Dale Carnigie – tác giả cuốn sách “ Đắc Nhân Tâm “ – từng có một câu nói khá hay về việc chỉ trích nhưng hơi “ gắt “ một chút:
"Bất cứ thằng ngu nào cũng có thể chỉ trích, chê trách và phàn nàn - và phần lớn kẻ ngu xuẩn đều làm như vậy.
Any fool can criticize, condemn, and complain - and most fools do."
            Người Việt nên ủng hộ chất lượng Việt, tuy không buộc phải mù quáng, nhưng ở tình huống này là chính đáng!