DŨNG CẢM TRƯỚC CÁI CHẾT
Chắc ở đây ai cũng từng ít nhất một lần xem bộ phim Titanic. Khi còn nhỏ, mình xem Titanic, yêu cái sự lãng mạn trong tình yêu của...
Chắc ở đây ai cũng từng ít nhất một lần xem bộ phim Titanic. Khi còn nhỏ, mình xem Titanic, yêu cái sự lãng mạn trong tình yêu của hai người trẻ, và khóc mỗi khi đến đoạn Jack tuột khỏi tay Rose và chìm dần vào Đại Tây Dương tăm tối. Nhưng khi lớn lên, xem lại Titanic, đoạn duy nhất khiến mình rơi nước mắt đó là đoạn con tàu tráng lệ vỡ làm đôi, và có những con người, thay vì bon chen giành giật một chỗ trên xuồng cứu hộ, họ chấp nhận cái chết an bài như một lẽ của tự nhiên.
Đó là hình ảnh người mẹ kết thúc câu chuyện cổ tích cho đứa con nhỏ, "và mọi người đều hạnh phúc về sau"; đó là hình ảnh một một cụ ông và một cụ bà ôm nhau trên chiếc giường ở khoang hạng 3, cụ ông hôn lên gương mặt cụ bà một nụ hôn sau cuối, mặc cho nước tràn vào; đó là hình ảnh vị thuyền trường khép kín cánh cửa phòng mình, như thể ông đã sinh ra từ đại dương và giờ đây lại trở về với đại dương; và tất nhiên, đó là hình ảnh dàn nhạc dây, bất chấp bước chân tử thần đã đến thật gần, vẫn cùng nhau tấu lên những khúc ca tiễn biệt.
Mỗi lần xem tới đoạn, người nghệ sĩ vĩ cầm với cây đàn violin, chơi bản nhạc cuối cùng trong đời, giữa những âm thanh hỗn độn, điên cuồng và hoảng sợ của con người trong cơn cùng quẫn, mình lại nghĩ đến mấy câu trong vở kịch Measure to measure của William Shakeskpeare:
"If I must die
I will encounter darkness as a bride,
And hug it in mine arms.".
I will encounter darkness as a bride,
And hug it in mine arms.".
(Tạm dịch: Nếu tôi phải chết, tôi sẽ gặp gỡ bóng đêm như cô dâu của mình, và ôm lấy nàng trong vòng tay tôi.)
Có lẽ không nhiều người biết nhân vật người nghệ sĩ vĩ cầm đã chơi khúc nhạc của Chúa ấy được phỏng theo một nhân vật có thật, ngài Wallace Henry Hartley, người nhạc công trưởng nhóm dàn nhạc trên con tàu Titanic năm đó, người đã cùng với những người bạn của mình, chơi nhạc cho tới những giây phút cuối cùng.
Wallace đã định cưới Maria sau khi chuyến hành trình của Titanic kết thúc. Chuyến hành trình của Titanic kết thúc sớm hơn dự định. Có điều Wallace đã không thể trở về. Maria sau đó không kết hôn với ai.
Mình không biết tại sao Wallace Hartley lại dũng cảm tới thế khi đối mặt với cái chết. Vì ông tin vào sức mạnh của âm nhạc, hay vì ông tin vào Chúa? Nhưng nghĩ lại thì, như trong vở Hamlet của Shakespeare, Gertrude đã an ủi Hamlet:
Thou know’st ’tis common. All that lives must die,
Passing through nature to eternity.
Passing through nature to eternity.
(Luôn luôn là như vậy, những gì sống thì rồi đều phải chết, đi vào cõi vĩnh hằng.)
Chúng ta đều phải chết. Và chúng ta đều rất dũng cảm. Chỉ là chúng ta không biết điều đó. Nhưng vào một lúc khi chúng ta không còn lựa chọn nào khác là buộc phải dũng cảm, chúng ta mới nhận ra con người có thể mạnh mẽ tới nhường nào.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất