‘’Mọi thứ đều có vẻ ngoài tuyệt vời nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.’’- Khổng Tử.
Triết học chính là một trong những thứ tuyệt vời đó.
Triết học, nói một cách máy móc lý thuyết thì đó là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Còn hiểu một cách đơn giản thì đó là quá trình nhận thức và đúc kết ra các triết lí dựa vào thực tiễn. Chính vì chủ đề của triết học là bao la rộng lớn như vậy nên sự phát triển của bộ môn này cũng vươn tầm ra nhiều khu vực, cả phương đông lẫn phương tây. Nhưng tất thảy đều có 1 đặc điểm chung đó là triết học từ thời xa xưa chủ yếu được tạo ra bởi những trung tâm văn minh cổ đại như Ấn Độ, Trung Quốc , Hi Lạp. Nơi tầng lớp lao động trí óc xuất hiện và phát triển.
Mặc dù mục đích chung nhất của các triết gia đều là cống hiến, phục vụ nhu cầu xã hội. Nhưng chính sự đa dạng về tư duy cũng như phong phú về đề tài . Mà triết học trở thành 1 thế giới bao la rộng lớn. Tiếc thay, tầng lớp lao động chân tay luôn chiếm phần đa cộng đồng. Cái họ quan tâm duy nhất là cơm, áo, gạo, tiền. Nên dường như những quan điểm triết lí nhân sinh bị gạt sang một bên. Hoặc cũng có thể là họ không khả năng để tìm ra chiều sâu qua những triết lí. Bởi vì rõ ràng, những quan điểm, từ ngữ, luận văn của các triết gia sẽ có phần hàn lâm, khô khan với những người chỉ biết lao động chân tay. Nên việc biết và áp dụng triết lí trở nên dư thừa trong đời sống. Dù đến bây giờ, khi con người bắt đầu bước vào kỷ nguyên số, nơi giáo dục đã được nâng cao, tầng lớp tri thức ngày 1 nhiều hơn. Thì triết học vẫn không phải sự ưu tiên hàng đầu của mọi người. Vì đơn giản là họ có thể học, hiểu các triết lí đời sống một cách mới mẻ, hấp dẫn hơn thông qua các truyện ngắn, các bộ phim, các phương tiện đại chúng hơn là ngồi tìm tòi những học thuyết xa xưa và hiểu nó.
Vậy triết học có thực sự khô khan và hàn lâm như những gì mọi người nghĩ ? Và đâu là cách biến triết học trở nên thân quen, gần gũi hơn? Câu trả lời chính là đơn giản hoá triết học. Đó không chỉ là phương pháp giúp bạn hiểu về triết mà còn là 1 phương pháp sống an nhàn, thanh tịnh.
1.Tập kiên nhẫn để tìm hiểu về triết học. Chẳng phải tự nhiên mà bộ giáo dục lại đưa nguyên bộ môn triết học Mác Lê nin vào giáo trình của sinh viên. Bởi đó đều là những tư tưởng’’ vàng’’ được đúc kết bằng quá trình sống trải nghiệm lâu dài. “Bất kỳ ai muốn thành công đều phải thay đổi hành vi của mình theo thời gian.”- Niccolo Machiavelli. Vậy nên thay vì bài trừ, loại bỏ nó thì hãy thử dành một ít thời gian, tận dụng các công cụ mạng để vén màn về thế giới triết học. Nó giống như việc bạn làm quen 1 người bạn mới vậy. Hãy tập làm quen, tìm hiểu, giới thiệu với nhau trước. Dù sau này, bạn với người đó không thân đi chăng nữa. Thì ít nhất bạn cũng có thêm 1 người bạn. Đó cũng là chân lí sống, dù bạn có là thiên tài thì khi thử một điều mới, cái đầu tiên bạn phải dành cho nó là thời gian.
Khổng Tử
Khổng Tử
2.Hãy tìm kiếm cho mình 1 tri kỷ. Như đã nói ở trên, triết học là 1 thế giới bao la, rộng lớn. Nơi chưa đựng vô vàn triết gia và các chủ nghĩa phong phú đa dạng. Vậy nên, đừng cố tìm hiểu tất cả các chủ nghĩa, quan điểm mà bạn thấy nó không hứng thú, không hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đam mê với những triết lý của tư tưởng hồi giáo thì cứ mạnh dạn tìm hiểu về triết học Ba tư. Nếu bạn có hứng thủ tìm hiểu về sự tương tác giữa các vật thể hãy tìm hiểu chủ nghĩa duy vật. Hay muốn thấu hiếu chân lí, đạo làm người bạn có thể tìm đến Khổng Tử … Đừng chạy theo những chủ nghĩa, những quan điểm mà bạn không thực sự hiểu và quan tâm đến nó. Giống như trong cuộc sống, hãy luôn tìm kiếm những thứ phù hợp với bản thân, đừng chạy theo trào lưu. Đừng cố mua iphone 12 trong khi gia đình bạn đang khó khăn chỉ để đua đòi với bạn bè, đừng cố ép mình mạnh mẽ khi bản thân cần nghĩ ngơi, đừng cố hiểu một người khi họ không thực sự cần bạn… Một đôi giày dù có đẹp cỡ nào nhưng nếu nếu nó quá rộng bạn cũng không thể đi chúng.
"hiểu chính mình là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan."
"hiểu chính mình là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan."
3. Sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình. Triết học là nơi con người thể hiện tư duy của bản thân. Nó không phải là nhà tù giam hãm tư tưởng của bất kì một ai theo quy chuẩn nào cả. Hãy thể hiện những gì bạn nghĩ với mọi người xung quanh. Đó cũng là 1 cách để học hỏi, tiếp thu thêm những kiến thức mới.
4.  Chấp nhận bị phê phán. Mỗi người trong chúng ta đều là những cá thể độc lập. Vậy nên, việc xung đột tư tưởng giữa người với người là chuyện hết sức bình thường. Hãy luôn đặt mình vào tâm thế thoải mái, bình tĩnh. Nếu mình đúng hãy chứng minh nó với người khác, nếu mình sai hãy xem mấu chốt vấn đề ở đâu. Đừng gồng mình lên để tranh đấu với người khác một cách mù quáng. Bởi Lão tử đã từng nói ’’ Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình’’
5.  Đánh giá sự việc một cách khách quan, đa chiều. Nếu bạn biết bộ môn tranh biện thì bạn sẽ hiểu, ở mỗi đề thi, sẽ luôn có 2 đội ở phe ủng hộ và phản đối. Bởi nếu bạn nhìn sự việc ở mỗi gốc độ khác nhau thì bạn sẽ hiểu nó theo những hướng khác nhau. Và chẳng có gì có thể chứng minh bạn đúng, họ sai hay ngược lại. Nên hãy luôn cẩn trọng, nhìn sự việc một cách đa chiều. Nó vừa nâng cấp giá trị bản thân bạn, vừa giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có.
6. Hãy là cá thể duy nhất. Tại sao có rất nhiều chủ nghĩa trong triết học xung khắc, trái ngược nhau những vẫn có thể cùng nhau tồn tại. Tại sao có nhiều triết gia cùng nói về đạo làm người nhưng đều nổi tiếng. Bởi trong họ luôn có chất riêng, không ai trùng với ai cả. Chẳng phải tự nhiên tạo hoá ban tặng mỗi người 1 ADN, vậy nên hãy là chính mình. Đừng là bản sao của ai hết.  
7. Hãy im lặng trước những kẻ ‘’ngu’’. Sự ngu dốt của một người không phải là họ không biết về nó mà họ không muốn biết về nó. Nên với những kẻ như thế, im lặng là cách tốt nhất. Vừa đỡ tốn sức vừa giữ giá trị cho bản thân. Rồi từ từ, xã hội này sẽ thay bạn cho người đó câu trả lời.
‘’ sự ngu dốt, đó là thân và gốc của mọi tội ác’’
‘’ sự ngu dốt, đó là thân và gốc của mọi tội ác’’
8. Hãy cảm ơn những gì đã xảy ra thay vì tiếc nuối  về nó. Nếu bạn bị công ty sa thải, hãy nghĩ đó là cơ hội để bạn trải nghiệm môi trường mới thay vì khóc lóc, buồn bã. Nếu bạn bị 1 người bạn nói xấu thì hãy thấy may mắn thì bạn đã bớt đi 1 đứa bạn tồi. Sống là cho đi và nhận lại. Hãy luôn tin rằng sẽ có những điều tốt đẹp hơn chờ đón bạn.
9. Tập từ bỏ. Nếu chủ nghĩa đó không thực sự hợp với bạn. Nếu bạn thấy triết học quá khô khan hay bất cứ một cái gì khiến bạn cảm thấy gò bó, chán nản . Hãy lập tức bỏ nó đi và tìm thú vui mới. Từ bỏ không đáng sợ, đáng sợ là mù quáng không biết mình cần gì và muốn gì.
Triết học rất hay. Nhưng sự thú vị của nó không nằm ở những quan điểm , triết lí mà nằm ở tư duy người đọc. Nên nếu bạn không cảm thụ được thì không phải do bạn yếu kém mà nó chỉ đơn giản là không phù hợp với thể giới quan của bạn mà thôi. Còn nếu bạn thực sự yêu thích triết học, thì tự động nó sẽ thấm nhuần vào tư tưởng và vận hành vào cuộc sống của bạn.
Thu Thuỷ