Bài viết chỉ mang tính tham khảo về mặt tư duy & nguồn cảm hứng để quý vị có động lực tạo ra những bản Portfolio thú zị.
Trước hết, vì sao cần đổi nền tảng làm Portfolio?

Hiện tại quý vị đang làm Port bằng công cụ gì? Nhưng dù là công cụ gì thì phần lớn là quý vị vẫn xuất ra file PDF đúng không? Vậy thì bạn đọc của Nhà ơi, đã đến lúc để các bạn thử đổi nền tảng làm Portfolio rồi. Nhà có 3 lí do để thuyết phục quý vị:
1. Đổi kênh - Đổi vận: Chuyện tâm linh khum đùa được đâu.
2. Nó vui: Tận hưởng toàn bộ quá trình từ lúc suy nghĩ, lựa chọn, nghiên cứu kênh, thiết kế nội dung đến thiết kế hiển thị kênh Portfolio là một thú vui dành cho những người thích tìm tòi điều mới mẻ.

3. Khả năng tạo ấn tượng cho Nhà tuyển dụng: Giống như việc người ta sẽ tin vào năng lực của một stylist biết ăn mặc bắt mắt, người ta sẽ tin vào năng lực của một đầu bếp biết ăn ngon thì bạn có cho rằng người ta sẽ có niềm tin ban đầu với một Digital Marketer biết sử dụng các nền tảng Digital để đạt được mục đích Marketing nào đó không (ở đây là mục đích bán thân)? Phần khác nữa là so với việc đọc file PDF thì có trải nghiệm trên một nền tảng Digital nào đó, toàn bộ trải nghiệm nội dung, trải nghiệm hình ảnh, trải nghiệm tương tác trên đó sẽ tạo ra những tương tác ban đầu giữa Ứng viên & Nhà tuyển dụng. Nếu các Nhà tuyển dụng đọc bài viết này, có thể confirm xem liệu anh/chị có thích trải nghiệm một Portfolio như thế?
Trong bài viết này, Nhà sẽ chỉ cho các bạn:
1. Cách lựa chọn kênh/nền tảng để làm Portfolio (làm website không phải lựa chọn duy nhất naaa)
2. Cách lựa chọn khối thông tin nên có trên Portfolio (đặc biệt dành cho các bạn không biết viết gì trên Portfolio)
3. Cách tối ưu trải nghiệm người đọc trên Portfolio (gồm cả tối ưu trình tự đọc & tối ưu hình ảnh hiển thị nhó)
4. Ví dụ tham khảo.

Vào việc

1. XÁC ĐỊNH NỀN TẢNG SẼ SỬ DỤNG:


Đây là một lời khuyên dành cho cả những bạn đang chuẩn bị chọn địa điểm cho nơi hẹn hò đầu tiên với crush của mình: Hãy chọn một nơi bạn tự tin nhất. Hoặc là bạn rất hiểu biết về nơi đó để luôn có khả năng trò chuyện và không làm chết thời gian hẹn hò. Hoặc là một nơi mà bạn cố tình sắp đặt chuyến đi nhằm đạt một mục đích nào đó (ví dụ như đèo đi leo núi rồi đợi lúc ả ta mệt nhoài muốn về thì bắt chọn không chê anh nghèo lên xe anh đèo hoặc khum yêu trả mũ bố tự về).
Bạn thậm chí có thể chọn bất kỳ một nền tảng nào đó mà mình chưa từng sử dụng để thử thách bản thân
Chọn nền tảng làm Portfolio cũng "kiểu tư duy như vậy". Chọn nền tảng bạn tự tin nhất để show năng lực hoặc chọn nền tảng mà bạn cảm thấy phù hợp với mục đích làm Port của mình. Mỗi nền tảng mỗi tính chất khác nhau, đặc điểm khác nhau, UX - UI cũng khác nhau nên hãy sáng suốt đưa ra lựa chọn ban đầu bằng hiểu biết của mình nhé.
Niềm vui sẽ bắt đầu khi bạn tự đặt mình vào từng nền tảng và bắt đầu tưởng tượng với mỗi nền tảng, mình sẽ xử lí như nào? Nếu làm bằng Instagram, vậy mình sẽ tận dụng Story, Wall, IGTV... ra sao? Nếu làm bằng Facebook thì Cover nên có nội dung gì, Playlist có dùng được không, Layout từng post nên xử lí kiểu gì?

2. XÁC ĐỊNH KHỐI THÔNG TIN NÊN XUẤT HIỆN:


Tiếp tục vẫn là ví dụ về chuyện hẹn hò lần đầu. Việc gặp nhau trong một khoảng thời gian dài liên tục (đen thì 30' còn đỏ thì không giới hạn thời gian) rất dễ tạo ra sự ngượng ngùng, đặc biệt là khi mới bắt đầu gặp. Đối phương sẽ không có nhiều thời gian để đợi đến lúc bạn bày ra cho họ phần hay ho trong con người bạn mà rõ là khoảng 30' đầu có lẽ là thời gian đủ để người ta hình thành ấn tượng rằng liệu ả ta và bạn có hợp hay không hợp nhau. Do vậy, việc chuẩn bị trước kiến thức & nội dung chém gió trong khoảng thời gian ngắn ngủi này sẽ dẫn đến kết quả sau 30' tiếp xúc ban đầu - kiểu 1 thing led to another.
Nhà tuyển dụng cũng đỏng đảnh như cô ả crush của bạn zị. Họ cũng có nhiều mối "ok", cũng không thể dành quá nhiều thời gian để cố tìm ra xem bạn có gì "hay" và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của họ. Zì zậy, cách để lựa chọn nội dung một cách khôn khéo ở đây là "chọn đủ nội dung - cho đủ mục đích - không lặp thông tin - không thiếu nội dung). Thử đoán xem, Nhà tuyển dụng muốn biết gì về bạn để lựa chọn nội dung trên quan sát về insight Nhà tuyển dụng hen.
Ở đây, để cho các bạn đỡ mông lung và đỡ mang tiếng là chém gió, Nhà sẽ lấy ví dụ minh họa một số khối nội dung mà bất kỳ bạn nào dù là Intern hay Junior cũng có thể áp dụng được trong Portfolio của mình. Còn lại, tùy vào kiến thức mỗi người, hãy lựa chọn thêm những nội dung quan trọng với bạn nhó.

Sẽ có 3 nhóm nội dung mà Nhà ưu tiên đưa vào khi làm Portfolio, tương ứng với 3 mục đích mà Nhà muốn phía tuyển dụng hiểu về bản thân mình.

a - Tôi làm được những việc gì?

Phần này tương ứng với mục Mô tả kĩ năng trong CV mà thường thì các CV mẫu hiện tại chỉ có một phần siêu ngắn mô tả về kĩ năng văn phòng hay thêm thì có kĩ năng sử dụng phần mềm đồ họa... Tuy nhiên, với một Marketer, sẽ có nhiều kĩ năng quan trọng hơn kĩ năng văn phòng mà Nhà tuyển dụng cần được thấy như: Phân tích Brief, Nghiên cứu thị trường, Hoạch định Kế hoạch Truyền thông, Đánh giá báo cáo...

b - Tôi làm việc như thế nào?

Phần này thì ít có CV nào (trong khả năng được tiếp cận CV của Nhà) có nhưng nếu đã cho người ta "điểm danh" được những kĩ năng bạn có thì tại sao khum cho người ta chiếc "sneak peak" để người ta thấy được cái khả năng tư duy của bạn. Việc nhìn vào quy trình làm việc của một người hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của ứng viên ít nhiều giúp nhà tuyển dụng đánh giá đúng khả năng của nhân sự. Có thể tư duy của bạn có điểm chưa chuẩn xác (xin đừng bê quy trình trong sách vở vào không lúc phỏng vấn bị vặn vẹo mà không hiểu rõ thì hơi wê) nhưng ở mức Intern hay Junior thì những thiếu xót này hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, nhà tuyển dụng sẽ biết được điểm mạnh - điểm yếu của bạn để khi sử dụng nhân sự về sau, họ sẽ có cách giúp bạn trau dồi năng lực.

c - Thực tế sản phẩm tôi ra làm sao.

Đương nhiên, không thể thiếu, không cần giải thích nhiều. Một chiếc Kế hoạch Truyền thông tôi từng làm trông ra sao? Những chiếc Content đỉnh kout tôi viết trông thế nào?

Lưu ý nhỏ là các bạn đã đi làm, nếu show sản phẩm dự án mình từng thuộc về ở cty cũ thì nên cân nhắc những thông tin nên bảo mật và thông tin nên public nhé. Cái này là Nhà rút kinh nghiệm cá nhân, lưu ý nhé.

3. TỐI ƯU TRẢI NGHIỆM NGƯỜI ĐỌC PORTFOLIO:



Ở đây bao gồm cả tối ưu trải nghiệm đọc nội dung (flow đọc, bắt đầu từ nội dung nào và kết thúc ở nội dung nào theo trình tự lướt trang...) và tối ưu trải nghiệm hình ảnh (hiển thị trang nói chung có điểm ấn tượng không, có gì nổi bật không...). Nếu để nói về việc tối ưu trải nghiệm thì sẽ rất dài, do đó Nhà sẽ tóm gọn một số lưu ý.

a - Sắp xếp trình tự nội dung có tính dẫn dắt:

Giống như việc lập dàn ý cho một bài văn vậy, từ đầu tới cuối bạn muốn người ta đọc những gì, hãy vạch ý ra.

b - Dựa vào đặc trưng nền tảng, lựa chọn điểm nhấn thông tin cho trang:

Thông tin nào cần nổi bật thì nên được đưa vào khu vực hiển thị nổi bật có trong nền tảng bạn chọn.

c - Khi thiết kế hình ảnh, lựa chọn tone màu theo bộ màu có sẵn:

Phần này để nhìn tổng thể cho sướng mắt. Nếu các bạn không biết phối màu thì chỉ nên chọn khoảng 2 - 3 gam màu với 2 kiểu chọn: Chọn màu đối lập hoặc Chọn màu liền dải. Nếu các bạn không biết sắp xếp typo, có thể tham khảo bài viết này (chân thành cảm ơn chủ post Hiền Cận vì bài chia sẻ typo siêu đỉnh, mình đã dùng nó suốt từ bấy đến giờ mỗi lần làm thiết kế):

Tư duy là vậy, giờ là một Demo gợi ý cho bạn, hi vọng sẽ đem lại tới bạn chút nguồn cảm hứng. Nếu như trong số những người đọc đáng yêu đáng mến, những người sẽ ủng hộ bài viết này bằng cách chia sẻ hoặc upvote nếu nó có hữu ích với cộng đồng, có những bản Portfolio thú zị, đầy tính truyền cảm hứng hãy chia sẻ dưới bài viết để mở mang tầm nhìn cho Nhà buôn chuyện.
Thử tưởng tượng xem nếu làm Port bằng IG, bạn sẽ tận dụng kênh đó ra sao? Tại sao không để Nhà tuyển dụng "tương tác chút với ứng viên" trước khi bắt đầu ngồi "soi" Port của người họ đang tuyển dụng.



Đừng chỉ liệt kê kĩ năng của mình, tại sao không cho họ thấy tư duy làm việc của bạn? Một phần, điều đấy thể hiện rằng bạn biết bạn đang làm gì hay phải làm gì với công việc của mình. Phần khác, giúp Nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về năng lực của bạn và có thêm cơ sở so sánh.
Tái bút:
Dù sao thì, có một điều Nhà vẫn phải lưu ý:
Mail apply công việc VẪN NÊN CÓ CV hoặc PORTFOLIO FILE PDF ĐÍNH KÈM để tiện cho quá trình đọc - lọc CV của bộ phận HR, còn việc có một Digital Portfolio sẽ là sản phẩm giúp tạo trải nghiệm tìm hiểu ứng viên ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Follow facebook người viết để nhận thông tin của bài đăng tiếp theo:
https://www.facebook.com/phuonganh.anatolia/