Từ một đứa trẻ chăn trâu quê La Khê, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, vượt qua bao thăng trầm thành chủ tịch tập đoàn toàn cầu của Trangs Group. Ông Hồ Văn Trung đã viết trong cuốn sách “Đột phá thị trường thế giới”: “Hãy cảm ơn nghịch cảnh nếu nó đã khiến bạn mạnh mẽ hơn và trở thành con người tốt đẹp mà chính bạn cũng chưa từng nghĩ tới.”
Doanh nhân Hồ Văn Trung trong buổi ra mắt sách "Đột phá thị trường thế giới"
Doanh nhân Hồ Văn Trung trong buổi ra mắt sách "Đột phá thị trường thế giới"
Người nghèo nhất trong những người nghèo
“Làng tôi nghèo lắm, và trong số những người nghèo nhất ở làng, có lẽ gia đình tôi xếp vị trí đầu tiên.” Đó là những dòng tâm sự mà ông Hồ Văn Trung viết trong cuốn tự truyện “Đột phá thị trường thế giới” của mình.
Hồ Văn Trung cất tiếng khóc chào đời ở bụi chuối gần túp lều tranh nhỏ xíu, rách nát tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Điều ngang trái nhất là chỉ ít tiếng trước đó, ba ông vừa qua đời vì bạo bệnh. Cả mẹ và bà nội ông đều hồn xiêu phách tán nên không ai nghĩ đến việc đặt cho ông một cái tên chính thức. Cả nhà gọi ông là “Lọ”, sau này ông đã viết một cuốn sách với tựa tiếng Anh là “A boy with no name”.
Hồ Văn Trung biết chăn trâu từ năm bốn tuổi, trong gia đình bên nội, ông là cháu trai lớn nhất nên thường được các chú nhờ chăn trâu. “Tiền công” của ông là những bữa ăn trưa hoặc ăn tối. Tuy những bữa ăn ấy rất đạm bạc vì các chú cũng chẳng khá giả gì, nhưng nhờ vậy mà mẹ ông đỡ phải lo một miệng ăn.
Nếu thiếu mẹ và chị, thiếu tinh thần tin tưởng và mến yêu sự học ấy, có lẽ cuộc đời tôi đã hoàn toàn rẽ theo lối khác và không có tôi của ngày hôm nay.” Ông Trung viết trong cuốn “Đột phá thị trường thế giới” (Saigon Books phát hành).
Đau khổ thế nào cũng phải bám đường học
Hồ Văn Trung theo học tại Trường Quốc học Huế từ năm 1963 đến 1970. Đó là quãng đời và khung trời đầy hoa mộng, dẫu ít nhiều đan xen những âu lo, nhọc nhằn, tủi hổ.
Bảy năm học ở Trường Quốc học Huế cũng là từng đó năm ông Trung thường xuyên lui tới quán cơm xã hội. Những tủi nhục, thiếu thốn đã giúp ông tôi luyện sức chịu đựng, vượt qua tất thảy thử thách và hun đúc quyết tâm học tốt. Thành tích học tập của ông rất nổi trội.
Ngay từ khi bắt đầu học Đại học Khoa học Huế, Hồ Văn Trung đã đặt mục tiêu sẽ đi làm thêm để tự lo mọi chi phí sinh hoạt. Thật may mắn khi ông đã tìm được công việc rất phù hợp và ưng ý: dạy kèm Toán, Lý, Hóa. Ngày ngày, ông vừa chú tâm học tập vừa chăm chỉ làm thêm, tâm trí lúc nào cũng hướng đến mục tiêu vào Sài Gòn lập thân lập nghiệp. Ông Trung tự nhủ với mình rằng nhất định phải đổi đời để cuộc đời mẹ ông cũng được sang một trang mới tươi đẹp hơn.
Sách "Đột phá thị trường thế giới"
Sách "Đột phá thị trường thế giới"
Phía cuối đường hầm tối tăm chắc chắn có ánh sáng của hy vọng! Bầu trời dù đang đen tối đến đâu, nhất định sẽ đến lúc mặt trời hé rạng!
Quy luật cuộc sống là vậy, thế nên điều ta cần làm là vững tâm tiến về phía trước với niềm tin mạnh mẽ rằng không có con đường cùng và mọi nỗ lực sẽ được đền đáp theo cách này hoặc cách khác.” (Trích sách “Đột phá thị trường thế giới”).
Cú rẽ vào Đại học Khoa học Sài Gòn
Học ở trường Đại học Khoa học Huế được một năm, Hồ Văn Trung quyết định vào Sài Gòn với khát khao đến một vùng đất mang nhiều cơ hội. Thế nhưng thực tế lại quá khắc nghiệt so với những gì ông tưởng tượng. Đói khổ, lang bạt – đó là những từ để miêu tả lại cuộc sống của ông trong giai đoạn đầu khi đặt chân tới Sài Gòn. Có ngày đi dạy gia sư, ông vừa gắng gượng cầm phấn viết lên bảng vài chữ, đầu óc tôi tối sầm lại, ngã quỵ, ngất xỉu ngay trên nền nhà trước ánh mắt ngỡ ngàng của hai học trò vì đã ba ngày nhịn đói.
Đó là một trong những ký ức hãi hùng mà ông không bao giờ quên trong cuộc đời thanh niên của mình. Về sau, khi đã ổn định được cuộc sống, ông tiếp tục theo học ở trường Đại Học Khoa học Sài Gòn.
Những năm đầu thập niên 70, khi tình hình trong nước loạn lạc, tình trạng chiến tranh ngày càng khốc liệt, cũng như bao thanh niên trong thời loạn ấy, những diễn biến đó khiến tôi ray rứt, giày vò, suy nghĩ triền miên. Là một thanh niên lớn lên từ nghèo khổ, tôi cảm thấy nhất định phải làm cái gì đó cho bản thân và xã hội, chàng sinh viên Hồ Văn Trung đã dấn thân vào đấu tranh để mong tìm một niềm hòa bình cho đất nước, nhưng không may cuộc đời trôi nổi lại đẩy ông vào vòng tù tội.
Từ tay trắng thành doanh nhân xứ người
Với khát vọng vươn xa và không bằng lòng với số phận, Hồ Văn Trung đã quyết định cùng vợ tìm đến một miền đất mới để sinh sống.
Năm 1980- 1989, ông định cư và xây dựng sự nghiệp ở Úc, trở lại Việt Nam trong phái đoàn Thương mại của Chính phủ Úc. Giờ đây, ông đã là ông chủ của tập đoàn Trangs có trụ sở và chi nhánh trên toàn cầu … 
Những năm qua, Trangs Group không ngừng phát triển về mặt kỹ thuật, công nghệ và sản lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ chất lượng đến mẫu mã sản phẩm của thị trường toàn cầu.