“ ĐỊNH LUẬT MURPHY: TRONG CÁI RỦ CÓ CÁI XUI”
Có bao giờ bạn thấy rằng “Nếu một điều xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra vào thời điểm tệ nhất” chưa? Một số tình huống có thể kể như:
“ Học thuộc cả đề cương chừa ra một câu không học... Sáng mai đi thi đề ra câu còn lại” “ Hằng ngày đi học đầy đủ cô không điểm danh đến khi lỡ vắng một buổi cô điểm danh cả lớp”
“ Việc xếp hàng tính tiền, bạn vừa di chuyển sang hàng bên cạnh vì thấy hàng đó đang được thanh toán nhanh chóng nhưng khi bạn vừa chuyển qua... máy tính tiền bị lỗi... thế là bạn tiếp tục phải chờ đợi”
Mình nghĩ những hoàn cảnh đó chắc chắc đã xuất hiện trong đời chúng ta nếu không nhiều thì rất nhiều lần. Bạn nghĩ những hoàn cảnh đó là do tâm linh? Nhưng thực chất đây được khoa học gọi là Định luật Murphy.
🌼Vậy “ Sự xui xẻo” được soi chiếu dưới định luật Murphy như thế nào?
Vâng định luật này cũng ra đời bởi chính lần thất bại khi Murphy thực hiện một thí nghiệm với dự định phần trăm thành công cao. Chính vì sự thất bại đó, ông đã tìm ra và đặt tên cho định luật “ vận xui”  bằng tên của chính mình. Ấy vậy, phải mất 54 năm để giới khoa học và xã hội thừa nhận định luật bá đạo này.
Để kiếm tra định luật này người ta đã sử dụng thí nghiệm “ làm rơi miếng bánh mì phết bơ” và kết quả là sau bao lần làm thí nghiệm thì đa số lần mặt bánh mì được phết bơ- “mặt ngon nhất’’ sẽ úp xuống đất. Nếu bạn chưa tin có thể thử thì nghiệm “ làm rơi điện thoại từ trên cao xuống” để tự mình kiểm chứng định luật này một lần nữa nhé! Mình đã thử, (đương nhiên là chỉ ở trên giường, lót chăn kĩ càng) thì trong số 10 lần làm rơi điện thoại thì có 2 lần (mặt ốp lưng), 3 lần (màn hình điện thoại) và 2 lần điện thoại văng hẳn ra nền gạch.
🌼Phải chăng định luật này luôn đúng trong thực tế và biến cuộc sống chúng ta trở nên “ tăm tối”?
Định luật “ Vận đen” nhưng lại có đến 14 định luật thế mới xui. Sương sương định luật này sẽ cho chúng ta thấy 14 chân lý sau:
1: Một điều gì xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra.
Việc bạn mang dù theo trong cả một tuần trời âm u nhưng trời không mưa, đến cuối tuần khi bầu trời trong xanh, ánh nắng chan hòa, bạn diện một bộ đồ xinh xẻo ra đường và bạn lại không mang theo dù...“điều gì xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra” và đùng...
2: Nói luôn dễ hơn làm.
Giả sử, bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi với cái kết viên mãn những chuyến đi liên tục bị hủy vì “ Hội bùng kèo”, blabla...Như người Việt ta truyền nhau rằng “Nói trước bước không qua”.
3: Mọi việc thường diễn ra lâu hơn dự kiến.
Bạn nghĩ chắc chỉ cần 15 phút có thể tra xong vài từ mới nhưng ai biết được rằng bạn lỡ tay nhấp dô quảng cáo Shoppee và nằm vùng mấy tiếng.
4: Nếu có thể xảy ra sai sót, cái gây thiệt hại nhất sẽ sai.
Cho nên, chúng ta cần đầu tư, chú trọng vào những điều cần ưu tiên, có sức ảnh hưởng nhất.
5: Điều vốn không thể sai, nó vẫn cứ sai.
Đúng vậy, vạn vật luôn biến thiên, nên chúng ta không thể chắc chắn bắt cứ điều gì.
6: Nếu bạn dự đoán có 4 cách xảy ra sai sót trong quy trình, cách thứ 5 sẽ xảy ra.
Điều này mình nghĩ Murphy muồn khẳng định rủi ro nằm ngoài tầm khả năng của con người. Chúng ta chỉ có thẻ dự đoán trước được một phần nào đó, và rủi ro, sự xui xẻo sẽ luôn là ẩn số
7: Mọi điều đều có xu hướng đi từ tệ đến…tệ hơn.
Điều này khiến mình nhớ đến hiệu ứng cánh bướm- chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể dẫn tới những hệ quả vô cùng lớn. Huống hồ gi, xuất phát điểm là một điều tệ.
8: Nếu bạn thấy mọi điều đang diễn ra tốt đẹp, hẳn bạn đã bỏ lỡ một điều gì đó.
Thật sự, mà nói khi làm việc nào mà bạn cảm thấy suôn sẻ quá, dễ dàng quá thì chắc bạn bỏ lỡ điều gì đó quan trọng và hậu quả cũng gần đến.
9: Thiên nhiên luôn đứng về phe những lỗi sai tiềm ẩn.
Nguyên tắc này khiến mình nhớ lại một số dự án, công trình, sự việc bị trở nên tồi tệ do yếu tố bất ngờ từ thiên nhiên.
10: Mẹ thiên nhiên thích xem ta như trò đùa.
11: Không thể hạn chế được những sai lầm do kẻ ngốc gây ra, bởi họ là những thiên tài.
Điều này mình kiều “ờmmm zậy á hả, chưa hiểu lắm!”
 12: Nếu bạn đang rất muốn làm một điều gì đó, sẽ có hàng đống các thứ khác cần làm trước đó.
Điều này cũng liên quan đến điều 2,3
 13: Mọi giải pháp đều tạo ra vấn đề mới.
Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất thuyết phục. Nếu để ý các bạn sẽ nhận thấy việc thay thế đồ nhựa bằng đồ gỗ thì cũng sẽ tạo ra một vấn đề khác trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn,... Vậy nên câu nói “ Đề ra biện pháp giải quyết vấn đề triệt để” là điều không thực.
 14: Điều gì đó không thể tự sai, ai đó sẽ xuất hiện và làm cho nó bị sai.
Điều này có khác nào nói “ai đó”- chúng ta luôn là nguyên nhân của sai lầm?
Chinh vì mức độ ảnh hưởng của định luật này, mà chúng ta có thể thấy cuộc sống đang có rất nhiều Murphy. Từ khía cạnh kinh tế, những ngành công nghiệp đòi hỏi sự chính xác, an toàn cao đén những khía cạnh như xã hội, tâm lý, tình yêu,... Dù nhiều người nghĩ đây là một định luật tiêu cực nhưg cá nhân mình thấy định luật Murphy giúp chúng ta tính toán được mức độ rủi ro. Định luật khuyên chúng ta bên cạnh việc chú ý đến lộ trình đã vạch ra, cần phải kỹ lưỡng hơn trong việc quản lý, giám sát để chất lượng cộng việc, cuộc sống ngày càng được nâng cao.
Cũng như chính ông Murphy cũng nói “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình huống không vui. Thế thôi!”. 🌼 🌼 🌼 🌼
Nguồn; Pinterest
Nguồn; Pinterest