ĐIỀU GÌ KHIẾN NGƯỜI BỊ LỪA ĐẢO TIN TƯỞNG?
Mặc dù thủ đoạn này được cảnh báo từ ít nhất đầu năm trước, nhưng bây giờ lại rộ lên. Ít nhất trong 2 tháng trở lại đây, tôi đã chứng...
Mặc dù thủ đoạn này được cảnh báo từ ít nhất đầu năm trước, nhưng bây giờ lại rộ lên. Ít nhất trong 2 tháng trở lại đây, tôi đã chứng kiến 05 vụ kiểu này.
Người bị hại thường là phụ nữ. Một nick fb, hang out hoặc một ứng dụng giao tiếp trên mạng, tự xưng là lính Mỹ đang chiến đấu ở Syria, Áp pha nít tan....
Sau thời gian tâm sự, chuyện trò, bày tỏ tình cảm, nick "lính Mỹ " thổ lộ sẽ đến Việt Nam để kết hôn và sẽ đầu tư tiền . Để tạo lòng tin, người này nói đã gửi về cho bị hại quà và số tiền 2,5 triệu USD để giữ, đầu tư kinh doanh.
Một thời gian sau đó ( thường là vài ngày ), có người Việt Nam gọi điện thoại cho bị hại, tự xưng là nhân viên hải quan sân bay , thông báo có kiện hàng từ nước ngoài gửi về với nhiều đồ vật có giá trị và lượng ngoại tệ lớn.
Tuy nhiên, bị hại muốn nhận quà và tiền sẽ phải nộp chi phí vận chuyển và thuế hải quan. Bị hại thường không nghi ngờ, mang tiền của bản thân tiết kiệm thậm chí là đi vay mượn người quen, cá biệt là vay tín dụng đen với mức lãi cao ngất ngưởng 1500/1triệu/1ngày, gửi vào số tài khoản mà "nhân viên hải quan" cung cấp. Cho đến khi gửi tiền quá mức mà vẫn không nhận được "quà" thì mới đến cơ quan công an trình báo.
Những vụ việc như thế này, nói thật, coi như mất trắng tiền không thu hồi được. Cơ quan công an cũng chịu, nhất là các đối tượng thường hẹn chuyển tiền vào cuối giờ chiều thứ 6. Khi bị hại lên trình báo công an, công an muốn liên hệ ngân hàng phong toả tài khoản thì ngân hàng đã ngừng làm việc. Có liên hệ "nóng" để xác nhận tiền dư trong tài khoản, thì hầu như không còn tiền.
Cơ quan công an từng phải có công văn yêu cầu ngân hàng khi có những cụ già đến chuyển tiền một số lượng lớn thì liên hệ với công an để xác minh mục đích chuyển tiền tránh việc bị lừa. Có những cụ già tích góp cả đời đc món tiền thì bị lừa hết, đến khi báo công an thì trễ rồi tiền đã được tiêu hoá hết. Do đó đã tránh được phần nào, nhưng những người còn trẻ đi chuyển tiền như tôi nêu trên thì cũng chẳng có tiêu chí nào để phối hợp với ngân hàng ngăn chặn cả.
Dù tài khoản nhận tiền, có số tài khoản, có tên người đăng ký. Nhưng đáng tiếc, bây giờ có chuyện làm giả chứng minh thư hoặc mượn chứng minh thư để mở tài khoản ngân hàng rất phổ biến, ngân hàng không kiểm soát được việc này, nên việc truy tìm người nhận tiền không khả thi.
Điều tôi muốn đề cập trong bài viết này, những bị hại kia là người có học thức, trình độ giao tiếp ngoại ngữ giỏi, nhưng vẫn tin tưởng và chuyển tiền. Mức độ tin tưởng ở đây, nếu như người nhà, tôi nghĩ chưa chắc bị hại đã nhanh chóng gom tiền chuyển "nhiệt tình" như thế ( số tiền chuyển, ít thì vài trăm triệu, lớn có khi lên tới vài tỷ đồng ) điều kiện gia đình của bị hại thường không phải giàu có. Chỉ vì lính Mỹ? Cái mác ấy, chẳng nhẽ khiến người ta "tin tưởng" đến vậy? Tôi có vào xem những tài khoản giả danh ấy, bài viết có đăng đều, ảnh có mặt người, nhưng lượt thích hoặc tương tác hầu như không có? Điều gì khiến bị hại tin tưởng đến vậy?
Phải chăng, cái ám ảnh về Ông Tây Bà Tây dưới thời thực dân đế quốc vẫn ám ảnh người dân Việt Nam?Dù cha ông chúng ta đã đánh thắng ngoại bang xâm lược để giành quyền độc lập, để được công bằng cạnh tranh hội nhập thế giới.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất