Những ấn tượng đầu tiên của tôi về Web3

Dù xem bản thân là một nhà mã hóa (cryptographer), bản thân tôi lại không mấy bị thu hút đặc biệt bởi “crypto” (tiền điện tử). Tôi không nghĩ là bản thân sẽ tới mức hét lên “cút khỏi bãi cỏ của tôi” nhưng chắc là tôi sẽ nhấn vào những memes ưa thích về việc “crypto” từng có nghĩa là mã hóa thế nào (cryptography).
Dù sao thì, chuyện cũng đã rồi, thú thật là tôi cũng không giống như mọi người xung quanh vốn quá hào hứng với việc chuyển mọi khía cạnh của cuộc sống tới một nền kinh tế công cụ. 
Ngay cả trên mức độ công nghệ, tôi cũng chưa hẳn đã có niềm tin tưởng lắm, Dù vậy, nhận thấy những sự chú ý gần đây về thứ mà giờ được gọi là Web3, tôi quyết định thử khám phá không gian này một cách sâu sắc hơn để xem liệu bản thân có bỏ lỡ gì không.

Tôi nghĩ gì về (thế hệ) 1 và 2

Web3 là một thuật ngữ hơi mơ hồ, điều này gây khó khăn trong việc đánh giá chặt chẽ những kỳ vọng mà Web3 đặt ra. Nhưng theo những luận điểm chung, dường như web1 có bản chất là phi tập trung trong khi web2 tập trung mọi thứ lại vào các nền tảng còn web3 sẽ lại phi tập trung hóa mọi thứ một lần nữa. Về cơ bản, Web3 sẽ mang đến sự giàu có và đa dạng của Web2, nhưng phi tập trung. 
Có lẽ sẽ tốt hơn nếu bắt đầu từ việc hiểu rằng tại sao các nền tảng tập trung lại trở nên phổ biến, theo suy nghĩ của tôi thì lý do cũng khá đơn giản:
1. Mọi người không muốn vận hành hệ thống máy chủ của riêng họ và sẽ không bao giờ muốn
Lý thuyết căn bản của Web1 là mọi người trên internet sẽ vừa là nhà cung cấp vừa là người tiêu thụ nội dung cũng như vừa là nhà cung cấp và người sử dụng cơ sở hạ tầng. 
Như vậy, chúng ta đều sẽ có sever web của riêng mình với trang web riêng, server mail riêng cho địa chỉ mail riêng, cơ bản là server riêng cho mọi nhu cầu. Tuy vậy, tôi tin rằng điều này khó có thể nhấn mạnh đủ qua lời nói, nhưng cơ bản đấy không phải điều mọi người muốn. Mọi người chẳng muốn phải vận hành máy chủ của riêng họ.
Ngay cả mấy gã nerd cũng không muốn phải vận hành máy chủ riêng lúc này hay các tổ chức lập trình phần mềm cũng vậy. Nếu có một điều tôi mong chúng ta học được về thế giới, đó chắc hẳn là sự thật rằng mọi người không muốn phải vận  hành máy chủ riêng. Những công ty nổi lên chính là bên sẵn sàng làm điều đó cho bạn và những công ty khai thác những tính năng mới dựa trên điều khả thi với hệ thống kết nối này thì thậm chí còn thành công hơn. 
2. Một giao thức chuyển dịch chậm hơn nhiều một nền tảng
Sau hơn 30 năm, email vẫn chưa được mã hóa; WhatsApp thì chuyển từ không mã hóa sang e2ee (mã hóa 2 đầu) toàn diện chỉ trong 1 năm. 
Trong khi mọi người vẫn đang cố chuẩn hóa việc chia sẻ video qua IRC thì Slack đã cho người dùng tạo ra các emoji dựa trên khuôn mặt của bạn.
Đây không phải vấn đề về nguồn vốn. Nếu thứ gì đó thực sự trở nên phi tập trung, nó sẽ rất khó để thay đổi và thường bị kẹt lại trong dòng chảy thời gian. Đây là một vấn đề công nghệ, vì khi hệ sinh thái đang tiến bước rất nhanh, nếu không theo kịp thì sẽ thất bại. Có cả những ngành công nghiệp song song khổng lồ tập trung vào việc xác định và cải tiến hệ thống phương pháp như Agile nhằm tìm ra cách để tổ chức những nhóm người khổng lồ sao cho họ có thể chuyển dịch càng nhanh càng tốt vì điều này vô cùng quan trọng. 
Khi mà bản thân công nghệ có chiều hướng ì ạch hơn là dịch chuyển, đó là một vấn đề. Một công thức chắc chắn để thành công đã từng là lấy một giao thức của những năm 90 vốn đã bị kẹt lại, tập trung hóa nó và mở rộng nhanh chóng. 
Nhưng Web3 được trông đợi là sẽ khác biệt, hãy thử xem thế nào. Để nhanh chóng có cảm nhận về không gian mới mẻ này và một cái nhìn đầy đủ hơn xem liệu “tương lai” có gì, tôi quyết định làm một số Dapps và tạo ra một NFT. 

Tạo ra một ứng dụng phi tập trung (Dapp)

Để bắt đầu với thế giới web3, tôi làm một Dapp có tên là Autonomous Art trong đó cho phép bất kỳ ai mint một token cho một NFT bằng cách tạo ra một đóng góp về đồ họa cho sản phẩm chung. Giá của việc này sẽ tăng dần theo thời gian và nguồn vốn mà một người đóng góp bỏ ra để mint token của mình sẽ được chia cho toàn bộ những nghệ sĩ trước đó (hiểu mô hình này cơ bản giống như mô hình kim tự tháp). Ở thời điểm viết bài này, hơn 38000 đô-la Mỹ đã được chi cho việc tạo ra công trình nghệ thuật chung này. 
Tôi cũng làm một Dapp tên là First Derivative trong đó cho phép bạn tạo ra, khám phá và trao đổi các NFT phái sinh trong đó cho phép theo dõi một NFT gốc, tương tự như các công cụ tài chính tài chính phái sinh theo dõi một tài sản gốc. 
Cả hai trải nghiệm cho tôi cảm giác về cách mà không gian này đang vận hành. Thẳng thắn mà nói, không có cái gì là “phân phối” về những cái ứng dụng này cả: nó đơn thuần là các trang web phản hồi thông thường. Sự “phân tán” chỉ tới vị trí trạng trái và logic/quyền hạn của việc cập nhật trạng thái tồn tại: trên blockchain thay vì trong một cơ sở dữ liệu “tập trung” nào đó. 
Một điều vẫn làm tôi ngạc nhiên về thế giới tiền điện tử là sự thiếu hụt chú ý vào yếu tố giao diện người dùng/máy chủ. Khi mọi người nói về blockchains, người ta thường nói về những lòng tin được chia sẻ, sự đồng thuận không bị điều phối và tất cả các cơ chế mà cách nó hoạt động mà thường che đậy một thực tế cuối cùng rằng người dùng không thể tham gia vào các cơ chế này.
Tất cả các sơ đồ mạng đểu thuộc về các máy chủ, mô hình tin cậy là giữa các máy chủ, mọi thứ xoay quanh các máy chủ. Blockchains được thiết kế để là một mạng lưới ngang hàng, nhưng không hẳn được thiết kế theo cách để chiếc điện thoại hay trình duyệt của bạn có thể “ngang hàng”.
Với sự chuyển dịch sang thiết bị di động, chúng ta hiện đang sống vững chắc trong một thế giới của các máy khách và máy chủ - với nhân tố đầu tiên hoàn toàn không thể có năng lực hành động như cái sau - những câu hỏi đó dường như quan trọng hơn bao giờ hết với tôi. Trong khi đó, ethereum thực tế trỏ tới các máy chủ như một “máy khách”, vậy thực tế là còn không có một “vai vế” nào cho một giao diện máy khách/máy chủ vô danh, và rõ ràng là không tồn tại nhận thức về việc nếu điều đó thành công sẽ có hàng tỷ máy khách nhiều hơn các máy chủ. 
Ví dụ, dù là vận hành trên nền tảng di động hay web, một Dapp như Autonomous Art hay First Derivative vẫn cần tương tác với blockchain theo cách nào đó nhằm sửa đổi hoặc hiển thị trạng thái (việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật cùng đóng góp, truy vấn lịch sử chỉnh sửa, phái sinh NFT, vv…). Dù vậy, điều này thực ra không hẳn khả thi từ góc độ người dùng, vì blockchain không thể “sống” trên thiết bị di động (hay trên trình duyệt máy tính của bạn). Vì thế, giải pháp thay thế duy nhất để tương tác với blockchain là thông qua một node chạy từ xa trên một máy chủ đâu đó. 
Một máy chủ! Nhưng như ta đã biết, mọi người không muốn phải vận hành máy chủ của riêng họ. Vậy điều xảy ra là, những công ty nổi lên là bên bán các API truy cập tới các node của ethereum như một dịch vụ bên cạnh đó là cung cấp các phân tích số liệu, điều chỉnh các API mà họ đã xây dựng trên nền tảng API gốc của ethereum và quyền tiếp cận lịch sử giao dịch. Vốn nghe khá là…quen. Ở thời điểm này, về cơ bản là có hai công ty như vậy. Hầu hết các Dapps đều dùng Infure hoặc Alchemy để tương tác với blockchain. Thực tế, ngay cả khi bạn kết nối với một ví như MetaMask với một Dapp và Dapp tương tác với blockchain thông qua ví của bạn thì điều xảy ra cũng chỉ là MetaMask chỉ đang gọi một API từ Infura. 
Những API khách này không sử dụng bất kỳ cách thức nào để xác thực trạng thái blockchain hay tính chính danh của phản hồi và kết quả thậm chí còn không phải ký. Một ứng dụng kiểu như Autonomous Art sẽ nói “Ê, gửi tao output của tính năng xem trên cái hợp đồng thông minh này đi”, Alchemy hoặc Infura sẽ phản hồi với một JSON blob và bảo “đây, output của mày đây” và app lúc này sẽ hiển thị hóa (render) nó rồi chuyển hóa lên cho người dùng. 
Điều này khá bất ngờ với tôi. Vậy là đã có quá nhiều công sức, năng lượng và thời gian bỏ ra để tạo ra một cơ chế phân phối đồng thuận không cần tin tưởng nhưng về cơ bản thì mọi người dùng mong muốn tiếp cận nó bằng cách thuần túy tin tưởng vào output từ hai công ty mà không có bất kỳ thẩm định nào. Điều này có vẻ không phải viễn cảnh về quyền riêng tư lý tưởng lắm. Tưởng tượng mỗi lần bạn tương tác với một trang web trên Chrome, yêu cầu của bạn trước tiên đi đến Google rồi sau đó mới được trỏ sang địa chỉ đích rồi quay lại. Đấy chính là câu chuyện của ethereum hiện nay. Mọi dữ liệu ghi rõ ràng đều đã được công khai trên blockchain nhưng những công ty này có khả năng quan sát gần như mọi yêu cầu đọc từ mọi người dùng ở mọi Dapps. 
Những người ủng hộ blockchain có thể nói rằng cũng không sao nếu các nền tảng tập trung này nổi lên, vì bản thân “state” (sự hiện diện) đã tồn tại trên blockchain, nên nếu các nền tảng này hành xử sai thì người dùng có thể đơn giản là chuyển sang bên khác. Tuy vậy, tôi sẽ cho rằng đây là một góc nhìn đang đơn giản hóa quá mức về động lực tạo nên những nền tảng như cách chúng là ngày nay, 
Để tôi cho bạn một ví dụ. 

Tạo ra một NFT

(Bên cạnh công trình mỹ thuật chung khổng lồ), tôi cũng muốn tạo ra một NFT truyền thống hơn. Mọi người thường nghĩ tới hình ảnh và sản phẩm nghệ thuật số khi nghe tới NFTs, nhưng thường thì NFTs về cơ bản không lưu trữ dữ liệu trên mạng lưới. Với hầu hết các NFTs, việc đó sẽ là quá đắt đỏ. 
Vì vậy, thay cho việc lưu trữ dữ liệu trên mạng lưới, NFTs sẽ chứa một URL trỏ tới dữ liệu thực sự. Điều làm tôi ngạc nhiên về các tiêu chuẩn là không có cam kết harsh nào với các dữ liệu nằm ở URL đích. Nhìn vào hàng hà sa số những NFTs phổ biến trên các chợ được bán với giá hàng chục, hàng trăm nghìn hay hàng triệu đô, thường thì URL đó chỉ đơn thuần là trỏ tới một VPS chạy Apache đâu đây. Bất kỳ ai có kết nối với máy chủ trên hoặc mua tên miền này trong tương lai hay có thể xâm phạm vào máy đều có thể thay đổi từ hình ảnh, tên gọi hay mô tả,...của NFT trên bất kỳ khi nào họ muốn (dù cho họ có hay không “sở hữu” token trên). Không có bất kỳ đặc tính nào của NFT nói bạn rằng hình ảnh của nó “nên” là thế nào hay cho phép bạn “xác nhận” rằng liệu hình ảnh bạn thấy có phải là hình ảnh “đúng” không. 
Để thử nghiệm, tôi tạo ra một NFT thay đổi dựa theo đối tượng đang nhìn vào nó, vì máy chủ web cung cấp hình ảnh có thể thiết lập để gửi đi những hình ảnh khác nhau dựa trên IP hoặc dạng thức người dùng của phía yêu cầu hình ảnh. Ví dụ, nó sẽ nhìn một kiểu trên Open Sea, một kiểu khác trên Rarible nhưng đến khi bạn mua và xem nó từ ví cá nhân, nó sẽ luôn biểu thị một biểu cảm cục phân khổng lồ. Cái mà bạn khổ công đấu giá, lại không phải là cái mà bạn nhận được. Và cũng không có gì bất thường với NFT này cả, đấy chỉ đơn thuần là các đặc tính theo cách những NFTs được xây dựng. Thậm chí, rất nhiều NFTs đắt đỏ có thể trở thành biểu cảm cục phân bất kỳ lúc nào, tôi giả định thế. 
Hình ảnh biểu thị của NFT này trên Open Sea, Rarible và trong ví cá nhân.
Hình ảnh biểu thị của NFT này trên Open Sea, Rarible và trong ví cá nhân.
Sau một vài ngày, dù không có cảnh báo hay lý giải thêm, NFT của tôi đã bị xóa khỏi OpenSea (một chợ NFT):
Thông báo gỡ bỏ này cho biết tôi vi phạm một số điều khoản dịch vụ nhưng ngay cả sau khi đọc các điều khoản này tôi cũng không thấy điều nào cấm một NFT thay đổi dựa trên đối tượng đang nhìn vào nó và tôi cũng đã công khai mô tả về điều này theo cách đó. 
Dù vậy, điều mà tôi thấy thú vị nhất là sau khi OpenSea xóa đi NFT của tôi, nó cũng không còn xuất hiện trong bất kỳ ví crypto nào của tôi nữa. Ủa, đây là web3 mà, sao điều đó lại có thể xảy ra?
Một ví tiền điện tử như MetaMask có đặc tính là “non-custodial” (mã khóa được giữ bởi chính người dùng), nhưng nó cũng gặp vấn đề tương tự như những Dapp phía trên mà tôi nhắc đến: một ví phải chạy trên một thiết bị di động hoặc thông qua trình duyệt của bạn. Trong khi đó, ethereum và các nền tảng blockchain được thiết kế với ý tưởng là mạng lưới ngang hàng nhưng lại không được sắp đặt theo cách thực sự khả thi để thiết bị di động hay trình duyệt của bạn có thể “ngang hàng”. 
Một ví như MetaMask cần làm những điều cơ bản như hiển thị số dư, các giao dịch gần đây hay các NFT của bạn cũng như một số thứ phức tạp hơn, ví dụ là thực hiện giao dịch, tương tác với hợp đồng thông minh, vv. Tóm lại, MetaMask cần tương tác với blockchain, nhưng vì blockchain đã được xây dựng theo cách mà những “người dùng” như MetaMask không thể tương tác trực tiếp với nó. Vì vậy giống như Dapp của tôi, MetaMask hiện thực hóa những mục đích này bằng cách gọi ra các hàm API tới 3 công ty đã cắm rễ trong không gian này. 
Ví dụ, MetaMask sẽ hiển thị các giao dịch gần đây của bạn bằng cách gọi một hàm API tới Etherscan:
…hiển thị số dư tài khoản của bạn bằng cách gọi hàm API từ Infura:
…và hiển thị NFTs của bạn bằng gọi hàm API từ OpenSea
Vậy là tương tự như Dapps của tôi, những phản hồi này vẫn không được xác thực theo cách nào đó. Các phản hồi thậm chí còn không được ký để mà sau này bạn còn có thể vin vào rằng chúng cung cấp nội dung sai chẳng hạn. Các lệnh này cũng dùng chung các kết nối và các phiếu phiên TLS, vv với mọi tài khoản trong ví của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang quản trị nhiều tài khoản trong ví để duy trì sự tách bạch về nhân thân, các công ty này đều biết những tài khoản của bạn có liên kết với nhau.
MetaMask thực ra cũng không “làm” nhiều lắm, nó thuần túy chỉ cung cấp công cụ xem các dữ liệu được cung cấp với những API tập trung này. Đây cũng không phải vấn đề riêng của MetaMask, liệu họ còn lựa chọn nào không? Các ví khác như Rainbow cũng được thiết lập theo cách tương tự như vậy. (Thú vị là, Rainbow thì xây dựng hệ thống dữ liệu của họ cho các tính năng xã hội như mô hình thị trường và quyết định xây dựng nó trên nền tảng là Firebase thay vì blockchain.)
Tất cả điều này có nghĩa là nếu NFT của bạn bị xóa khỏi OpenSea, nó cũng sẽ biến mất khỏi ví của bạn. Nó không gặp phải một vấn đề về chức năng rằng NFT của tôi hẳn là không thể bị xóa trên blockchain bởi vì ví của bạn (và ngày càng nhiều các ứng dụng khác trong hệ sinh thái) chỉ là đang dùng API của OpenSea để hiển thị các NFT, và vì thế sẽ trả lại kết quả 304 No Content cho truy vấn NFT ngỡ là thuộc sở hữu bởi ví của tôi. 

Tái tạo thế giới này

Xét tới lịch sử việc Web1 trở thành Web2, điều làm tôi ngạc nhiên về Web3 là những công nghệ như ethereum đã được xây dựng với nhiều bẫy ngầm giống như Web1. Để các công nghệ này có thể sử dụng được, không gian lại vẫn xoay quanh…các nền tảng. Lại một lần nữa. Những người vận hành các máy chủ cho bạn và phát triển dựa trên các tính năng mới sẽ lại nổi lên. Infura, OpenSea, Coinbase hay Etherscan chẳng hạn.
Tương tự, các giao thức Web3 cũng chậm cải tiến. Khi tôi xây dựng First Derivative, sẽ thật tuyệt để định giá việc mint phái sinh như một phần trăm nhất định của giá trị gốc. Dữ liệu đó thì lại không ở trên blockchain mà một API sẽ cung cấp cho bạn. Mọi người hào hứng về royalty của NFT vì cách nó có thể sinh lợi cho người sáng tạo nhưng bản chất của nó lại không nằm trong chuẩn ERC-721 và đã quá muộn để thay đổi điều này. Vì vậy, OpenSea có cách riêng của họ để điều chỉnh royalty, thứ vốn đã tồn tại trong không gian web2 rồi nhân rộng nó nhanh chóng trên nền tảng tập trung này và giờ đã vượt mặt các giao thức phân tán và củng cố quyền kiểm soát vào các nền tảng.
Với các bước chuyển biến như vậy, tôi không nghĩ không quá ngạc nhiên khi nói giờ chúng ta đang trong hoàn cảnh rằng điều bạn thấy được trong ví NFT của mình cũng là điều OpenSea thấy. Chúng ta cũng không nên bất ngờ rằng OpenSea thuàn túy chỉ là một “góc nhìn” và hoàn toàn có thể bị thay thế, khi mà nó đã bận rộn mở rộng vượt ra ngoài nền tảng với những tiêu chuẩn gần như không thể hoặc rất khó thay đổi. 
Tôi nghĩ điều này rất dễ liên tưởng khi nghĩ tới câu chuyện email. Tôi có thể tự vận hành máy chủ mail của riêng mình, nhưng nó cũng không đảm bảo về chức năng cho quyền riêng tư, khả năng kiểm duyệt hay kiểm soát - đơn giản vì Gmail sẽ là bên còn lại của mọi email mà tôi gửi đi hay nhận lại. Khi một hệ sinh thái phân tán lại tập trung quanh một nền tảng nhằm trở nên tiện dụng hơn, nó sẽ sở hữu những điều tồi tệ nhất của cả hai thế giới: quyền kiểm soát tập trung nhưng vẫn đủ phân tán để kẹt lại với dòng thời gian. Dù tôi có thể xây chợ NFT của riêng mình nhưng cũng không cho tôi thêm bất kỳ sự kiểm soát nào nếu OpenSea làm trung gian cho việc xem mọi NFT trong các ví của người dùng (cũng như mọi ứng dụng khác trong hệ sinh thái).
Đây không phải lời phàn nàn hay bản cáo trạng về OpenSea quanh những gì họ đã xây dựng. Ngược lại là khác, họ quả thực đã cố gắng để tạo nên cái gì “hoạt động”. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên kỳ vọng rằng kiểu nền tảng hợp nhất này sẽ là thực tại với tính tất yếu là cách mà hệ thống được thiết kế để cung cấp những gì chúng ta muốn theo cách như vậy. 
Dù vậy, cảm giác và lo ngại của tôi là, có vẻ như cộng đồng Web3 đang kỳ vọng một kết quả gì đó nhiều hơn là thứ chúng ta đang thấy. 

Là những ngày đầu

“Vẫn chỉ là những ngày đầu” là khoái thác phổ biến nhất tôi thấy từ mọi người trong không gian Web3 mỗi khi thảo luận về những vấn đề như thế này. Theo một cách nào đó, sự thất bại của tiền điện tử trong việc mở rộng ra khỏi khuôn khổ kỹ thuật non trẻ là điều khiến chúng ta có thể coi những ngày này là “sớm”, vì khách quan mà nói thì đã hơn một thập kỷ rồi. 
Dù vậy, ngay cả khi nếu đây vẫn chỉ là sự khởi đầu. (và rất có thể thực sự là vậy!), tôi không chắc nên coi thực tại này là một sự an ủi. Ngược lại thì đúng hơn, có vẻ chúng ta nên chú ý rằng ngay từ đầu những công nghệ này đã nhanh chóng trỏ qua các nền tảng tập trung nhằm được hiện thực hóa, điều này gần như không có ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ của hệ sinh thái và hầu hết người tham gia không biết hoặc cũng không quan tâm rằng điều này đang diễn ra. Điều này qua đó cũng có thể cho thấy bản thân việc phi tập trung hóa tự nó không thực sự có tầm quan trọng thực tế hay cấp bách với đa số người dùng phổ thông. Rằng số lượng phi tập trung duy nhất mà cộng đồng mong muốn cũng là số lượng tối thiểu đòi hỏi để thứ gì đó tồn tại và nếu việc này không được tính toán một cách kỹ lưỡng, những tác động này sẽ đẩy chúng ta xa hơn thay vì gần hơn tới tương lai ý tưởng khi mà ngày chỉ càng trở nên “ngày đầu” hơn. 

Nhưng bạn cũng không thể dừng cơn sốt tìm vàng

Khi mà bạn nghĩ nghiêm túc về nó, Open Sea thực ra sẽ “tốt hơn” trong nghĩa thực tiễn nếu mọi yếu tố Web3 đều biến mất. Nó sẽ nhanh hơn, rẻ hơn cho mọi người và dễ sử dụng hơn. Ví dụ, để chấp thuận một đề nghị đấu giá với NFT của mình, tôi sẽ phải trả từ 80-150$ cho mình phí giao dịch ethereum. Điều này vô hình trung tạo ra một giá sàn nhân tạo cho mọi cuộc đấu giá nếu bạn không muốn mất tiền vô ích vì chấp thuận một mức giá còn thấp hơn cả giá gas. Những giao dịch được thực hiện bởi thẻ tín dụng, vốn thường mang lại cảm giác xa xỉ, còn rẻ chán so với mức phí đó. OpenSea cũng đơn giản có thể là đăng tải một bản log minh bạch nếu mọi người muốn biết lịch sử giao dịch công khai, các lời chào và cược giá để xác minh tài khoản. 
Tuy vậy, nếu họ xây dựng một nền tảng để mua và bán hình ảnh mà không dựa trên danh nghĩa tiền điện tử, tôi không nghĩ là họ đã có thể bùng nổ. Không phải vì lựa chọn kia sẽ không có tính phân tán, chúng ta đã thấy đủ rằng điều tạo ra sự phân tán ấy vốn dĩ đã không phân tán. Nó sẽ không bùng nổ vì chưa chạm tới cơn sốt tìm vàng. Mọi người đã kiếm được tiền qua việc đầu cơ tiền điện tử, qua đó mọi người cũng quan tâm tới tiền điện tử theo những cách có thể hỗ trợ cho việc đầu tư của họ mà vẫn mang về những lợi ích bổ sung, điều này định nghĩa nên sự chuyển dịch của cải trong thị trường. 
Những người dùng cuối vốn đang mua bán NFTs qua lại về cơ bản không quan tâm về các mô hình lòng tin phân tán hay cơ chế thanh toán, họ chỉ quan tâm tiền đang ở đâu. Dòng tiền thu hút người ta đổ vào OpenSea, nơi mà nền tảng này nâng cấp trải nghiệm bằng cách xây dựng nền tảng mở rộng giao thức web3 trong không gian web2. Họ cũng cung cấp khả năng để “mint” NFT thông qua OpenSea thay vì thông qua hợp đồng thông minh của riêng bạn. Tất cả những việc này cũng mở ra cánh cửa cho Coinbase để cung cấp truy cập tới thị trường NFT được định giá qua nền tảng của họ với thẻ debit của bạn. Nó cũng mở cánh cửa cho Coinbase kiểm soát các token thông qua các pool ẩn danh mà Coinbase nắm giữ, qua đó thuận tiện loại trừ phí giao dịch và hoàn toàn tránh khỏi việc phải tương tác với các hợp đồng thông minh. Cuối cùng, mọi phần của Web3 đều đã biến mất, bạn có một trang web để mua bán ảnh JPEG bằng thẻ debit. Dự án không thể bắt đầu với tư cách là một nền tảng Web2 vì động lực thị trường nhưng cũng chính động lực thị trường ấy và các tác nhân cơ bản của tập trung hóa nhiều khả năng sẽ đẩy dự án có kết cục như vậy. 
Cuối cùng thì, các nghệ sĩ NFT có vẻ rất hào hứng với tiến trình này vì điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều đầu cơ/đầu tư hơn vào các tác phẩm nghệ thuật của họ. Nhưng nếu như quan điểm là Web3 sẽ giúp tránh khỏi những cái bẫy của Web2 thì chúng ta cũng nên lo lắng với thực tại vốn đã được xem là xu hướng tự nhiên của giao thức được cho là sẽ mang tới một tương lai khác. 
Tôi tin những động lực thị trường này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn. Tôi trăn trở về sự tiếp diễn ấy cũng như cách trăn trở rằng liệu khối lượng tiền điện tử khổng lồ được tích lũy này đang nằm trong một cỗ máy hay một cái xô bị thủng. Nếu dòng tiền đổ vào NFT sau đó quay ngược lại không gian tiền số, nó có thể sẽ gia tốc mãi mãi (trong trường hợp tất cả những thứ này không phải là web2x2). Nếu nó bỗng chốc sụp đổ thì đây có thể sẽ là một đốm sáng. Cá nhân tôi nghĩ, đã có đủ tiền đổ vào những khía cạnh khác để giúp mọi việc tiếp diễn và đây sẽ không chỉ là một hiện tượng. Và nếu vậy, cũng khá cấp thiết để nghĩ về việc làm sao giúp web3 tránh trở thành web2x2 (web2 nhưng có ít tính riêng tư hơn).

Sự sáng tạo có thể là không đủ.

Tôi chỉ vừa mới bước chân vào thế giới web3. Dù vậy, nhìn nó qua lăng kính của những dự án nhỏ, tôi có thể dễ dàng nhận ra tại sao nhiều người đánh giá hệ sinh thái web3 rất tinh gọn. Tôi không nghĩ nó đang trên một hành trình để đưa chúng ta khỏi các nền tảng tập trung, tôi cũng không nghĩ nó sẽ thay đổi căn bản mối quan hệ của chúng ta với công nghệ và câu chuyện quyền riêng tư thì đang bị coi nhẹ (thẳng thắn là hơi nhẹ quá đấy!), nhưng tôi cũng hiểu vì sao những nerd như tôi hào hứng cùng xây dựng nó. Dù sao, ít nhất nó cũng là cái gì đó mới mẻ với những nerd như tôi - và điều đó tạo ra một không gian để sáng tạo/khám phá, hồi tưởng lại những ngày đầu của internet. Trớ trêu thay, một phần của những sự sáng tạo đó có lẽ xuất phát từ những hạn chế khiến Web3 trở nên quá chật chội. Tôi hy vọng rằng sự sáng tạo và khám phá mà chúng ta đang chứng kiến sẽ đem lại những kết quả tích cực, nhưng tôi không chắc rằng điều đó đủ để ngăn những động lực tương tự của Internet tái xuất hay không. 
Nếu chúng ta muốn thay đổi mối quan hệ của mình với công nghệ, tôi tin rằng chúng ta cần phải làm nó một cách chủ ý. 
Những suy nghĩ cơ bản của tôi như sau: 
1. Chúng ta cần phải chấp nhận thực tế rằng mọi người sẽ không tự vận hành máy chủ của riêng họ bằng cách thiết kế các hệ thống có thể phân tán sự tin tưởng mà không cần phải phân tán cơ sở hạ tầng
Điều này có nghĩa là kiến trúc sẽ tham gia và chấp nhận kết quả không thể khác về mối quan hệ tập trung giữa các người dùng/máy chủ nhưng sử dụng cryptography (mã hóa) (thay vì cơ sở hạ tầng) để phân tán lòng tin. Một trong những điều làm tôi bất ngờ nhất về Web3 là dù được xây dựng trên cơ sở “crypto”, có quá ít tính mã hóa được bao hàm. 
2. Chúng ta nên giảm gánh nặng xây dựng các phần mềm
Lúc này, các dự án phần mềm đòi hỏi khối lượng khổng lồ nhân lực và nguồn lực. Ngay cả một số ứng dụng đơn giản cũng đòi hỏi hàng nhóm người ngồi lỳ ngày qua ngày. Mọi thứ không hẳn đã luôn vậy, đã có lúc mà 50 người làm việc trong một dự án phần mềm không bị xem là một “team nhỏ”. Khi nào mà những ứng dụng còn đòi hỏi năng lượng tổng hợp và quá nhiều sự tập trung chuyên môn như vậy, tôi nghĩ nó sẽ có xu hướng phục vụ lợi ích của chính những người đang ngồi lì trong phòng đó hơn là số đông. Tôi nghĩ rằng việc thay đổi mối quan hệ của chúng ta với công nghệ có thể sẽ đòi hỏi việc tạo ra các phần mềm dễ sử dụng hơn, nhưng tới nay trong đời tôi vẫn thấy điều ngược lại đang diễn ra. Thật không may mắn, tôi nghĩ các hệ thống phân tán có xu hướng làm trầm trọng thêm xu hướng này bằng cách làm cho mọi thứ phức tạp hơn và khó khăn hơn thay vì ngược lại. 

Phản hồi của Vitalik buterin, nhà sáng lập Ethereum

Từ “máy chủ” theo quan điểm của tôi thì không thực sự hữu dụng trong bối cảnh blockchain lắm; nó bao gồm hàng loạt những khái niệm mà tốt nhất nên được nhìn nhận riêng rẽ. Cụ thể, nghĩ về cách mà một người dùng có thể kết nối vào Blockchain:
(1) Sử dụng một tài khoản Binance. 
(2) Dùng một đoạn mã gọi hàm API từ Infura về tình trạng trên blockchain, tin vào kết quả. Dù vậy, key vẫn được giữ cá nhân, mã ký kết các giao dịch cục bộ và được gửi tới API đầu cuối của Infura để được phát lên.
(3) Giống cách (2), nhưng đoạn mã cũng chạy một trình đơn giản để xác thực chữ kỹ trên tiêu đề block và dùng Merkle proof để xác thực tài khoản cá nhân, lưu trữ dữ liệu.
(4) Giống cách (3), nhưng đoạn mã sẽ giao tiếp với N API đầu cuối khác nhau vận hành với N công ty khác nhau, vì thế sẽ chỉ 1 trong chúng cần phải chứng minh câu trả lời để kết nối trở nên đáng tin cậy.
(5) Giống cách (4), nhưng thay vì xác định từ trước N API đầu cuối, đoạn mã sẽ kết nối trực tiếp tới một mạng lưới P2P.
(6) Giống cách (5), nhưng đoạn mã cũng xác thực tính sẵn có của dữ liệu và chấp thuận các proof gian dối, qua đó xác định và từ chối và từ chối tiếp nhận các block không hợp lệ.
(7) Vận hành một node được xác thực hoàn toàn. 
(8) Vận hành một node như (7) nhưng tham gia vào quá trình mining/staking
Hiện tại, chỉ có (1), (2), (7) và (8) là khả dĩ trong khi (7) và (8) thì quá đắt đỏ cho hầu người dùng. Thêm vào đó, lý do tại sao blockchain là tương lai của phi tập trung còn self-host thì không đó là việc vận hành một máy chủ hoạt động 24/7 còn khó hơn cả (8) (nếu staking node của bạn chỉ online 95% thời lượng thì bạn vẫn sẽ ổn; nhưng nếu trang web của bạn chỉ online 95% tổng thời gian, điều đó sẽ gây khó chịu lớn cho người dùng!). 
Những lời phê bình của Moxie ở nửa sau bài viết khiến tôi chú ý vì quả thực đã chỉ ra những vấn đề đúng đắn đang có trong tình trạng hiện tại của hệ sinh thái (nơi mà (1), (2), (7) và (8) là tất cả những thứ đang hoạt động), nhưng đã bỏ quên đi thực tế là bước phát triển định hướng của hệ sinh thái blockchain. Đã có những team đang làm việc nhằm áp dụng (3), (4), (5) và thực hiện các nghiên cứu để hiện thực hóa (6). Những nỗ lực này, ngược lại với quan điểm của Moxie rằng “có ít” mã hóa bao hàm trong crypto (dù đúng trong bối cảnh những gì đang diễn ra hiện tại), đều dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất về mã hóa hiện có như Verkle trees, BLS signature aggreation và còn nhiều nữa. 
Theo quan điểm của tôi về việc “tại sao điều này chưa diễn ra”, tôi cho rằng vấn đề lớn nhất sẽ quay về nguồn lực công nghệ và nguồn vốn giới hạn. Sẽ dễ hơn để xây dựng mọi thứ theo cách tập trung lười biếng và cần nhiều công sức để “làm cho đúng”. Hệ sinh thái Ethereum không có nhiều tài nguyên đến vậy cho tới 4 năm trở lại đây….
Vì vậy tôi nghĩ rằng thế giới blockchain phi tập trung được xác thực đúng cách đang đến và đang ở gần chúng ta hơn nhiều so với điều mọi người nghĩ. Đương nhiên, cũng khả thi khi nói rằng mọi công nghệ này sẽ được xây dựng và nhiều người sẽ không quan tâm. Nhưng tôi thì lạc quan. Người dùng thường cơ bản chấp nhận những thực tế bởi các nhà phát triển và nhiều nhà phát triển thực tâm để ý tới sự phi tập trung cũng như sự không cần tin tưởng (với các vấn đề pháp lý đang ngày càng nổi cộm của các nền tảng tập trung ngày này sẽ chỉ càng thúc đẩy họ để tâm nhiều hơn). Những lựa chọn phi tập trung mà người dùng từ chối ngày nay (như (7) chẳng hạn) quả thực rất khó để thực thi, nên cũng dễ hiểu khi người dùng đang gắn liền với các lựa chọn tập trung mà ít nhất là họ có thể dễ sử dụng. Không có đề xuất nào được nêu ra ở đây là xa vời, ngay cả việc vận hành một node sẽ chỉ dễ dàng hơn và rẻ hơn theo thời gian, điều lịch sử đã chứng minh. Vì thế, tôi thấy không có lý do gì về mặt kỹ thuật để ta phải tin rằng tương lại sẽ chỉ giống như thực tại lúc này!
---
Link bài viết gốc: Tại đây
Translated by mlpositive.eth