Mình vốn không phải đứa thích Đen hay Trắng,
Màu đen khiến mình bị ức chế vì sự tù túng khó diễn rả, hoặc là chán nản.
Màu trắng khiến mình kém tự tin, nếu không nói là xấu hổ. Cảm giác như mọi vết nhơ và sự xấu xí đều bị thứ màu này soi rọi.
Vậy nên mình bám trụ vào các thứ màu xanh đỏ tím vàng.

---
Trong 16 personalities (MBTI), chữ thứ 4 từ trái sang phải sẽ là J hoặc P = Judging hoặc Perceiving. (vd INTP, INTJ, ENTP, ISFP, …)

Judging và Perceiving để diễn đạt cách chúng ta approach life: in a structured way or open, flexible way (Nguyên tắc – Linh hoạt)

Người nhóm J sẽ nhìn người nhóm P như aimless drifters- kiểu sống không có mục đích nên cứ trôi dạt.

Người nhóm P sẽ nhìn người nhóm J như rigid and opinionated- quá cứng nhắc với goal và result.

𝑉𝑎̣̂𝑦, 𝐽-𝑃, 𝑇𝑟𝑎̆́𝑛𝑔-Đ𝑒𝑛, 𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑡-Đ𝑜̂̃, 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̂́𝑖 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑔𝑖̀ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑎𝑢?

J-P, Trắng-Đen, Trượt-Đỗ, đều thuộc về 2 thái cực đối lập. Hoặc cái này, hoặc cái kia. Hôm nay, nhân ngày trượt vòng hồ sơ một chương trình trong mơ, mình mới nhận ra bản thân luôn lẩn tránh làm thất vọng bản thân bằng việc chọn một điểm ở giữa.

1. Giữa Trắng và Đen

Như đã kể ở trên, rõ ràng, mình ghét màu trắng vì mình cảm thấy xấu hổ trước nó, nhưng không muốn là màu đen buồn chán. Vậy, mình chọn xanh đỏ tím vàng như một cách vớt vát cuộc sống “thảm hại” của bản thân vậy, như một cách tự an ủi với bản thân là: À, mày cũng đặc biệt, chỉ là theo cách riêng.

Dưới Trắng, nhưng trên Đen. Cách nghĩ này khiến mình thấy ỔN.

2. Giữa J và P

Mình không dám nhận là J 100% vì bản thân nhiều lần ngẫu hứng, thích gì làm đấy chứ không kỉ luật lắm. Nhiều khi lên kế hoạch cho bản thân nhưng được ngang chừng chán bỏ, đẽo cày giữa đường.

Nhưng cũng không muốn nhận mình là P, vì mình cũng có-xu-hướng muốn mọi thứ vào guồng.

Chưa đạt đến J, nhưng cũng không buông như P.

3. Giữa Trượt và Đỗ

Ừ, mình sợ chữ “Trượt”, nghe thảm hại và thối nát… Dùng từ “Chưa đỗ” khiến mình nghĩ bản thân vẫn tốt đẹp, chỉ là chưa-đủ.

Mình tự an ủi bản thân với từ “Chưa đỗ”, dưới “Đỗ” trên “Trượt”.

-Đ𝑎̂𝑢 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑡𝑜̂́𝑡 đ𝑒̂̉ 𝑠𝑒𝑙𝑓-𝑚𝑜𝑡𝑖𝑣𝑎𝑡𝑒𝑑?
Chọn 1 điểm ở chính giữa, trên kém cỏi, dưới xuất sắc hình như là cách chúng ta hay dùng để cứu vãn "thanh danh" bản thân nhỉ? Ban đầu có thể chỉ đùa cho đỡ ngượng trước mặt người khác, lâu thành tự dối chính mình.
Chọn một điểm chính giữa không sai, khoa học cũng chứng minh không có gì là tuyệt đối. Nhưng trong nội dung bài viết này, mình muốn nói về mindset đó ảnh hưởng tới động lực bản thân như nào. 
Cậu có muốn là một người mập mờ ở giữa như vậy không? Một người bình thường, không có gì nổi bật?
---
Bài viết này giúp mình thức tỉnh về các thái cực đối lập, vốn vẫn tồn tại hàng ngày như vậy. Cách chúng ta chọn điểm chính giữa, hay chấp nhận ở 1 thái cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ, hành vi, động lực của bản thân.

Nhận là mình thua thì động lực phấn đấu để thắng sẽ cao hơn.
Nhận là mình xấu thì động lực khiến mình xinh cũng cao hơn.
Giống như lò xo khi bị nén, sức bật sẽ mạnh hơn, để vươn tới thái cực ngược lại mà nó hướng tới vậy.

Tự nhận bản thân thất bại nghe thì hơi tiêu cực, nhưng nghĩ một cách tích cực thì khiến mình máu chiến hơn.

Đúng là, change your perspective, change your life.