Nguồn ảnh: pexels.com
Nguồn ảnh: pexels.com

TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO ĐỀU MANG LẠI Ý NGHĨA

Tất cả các tôn giáo đều mang lại những giáo lý giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn, là kim chỉ nam cho đời sống tinh thần của con người. Tất cả các tôn giáo đều dạy những lẽ phải, điều hay ý đẹp, nghệ thuật tử tế và đối nhân xử thế trong cuộc sống. Tất cả các tôn giáo đều là chỗ dựa vững chắc cho con người trong cuộc sống. Không quan trọng là tôn giáo nào, miễn con người cảm thấy hạnh phúc khi được tham gia tôn giáo ấy, bởi vì chính xác, cả cuộc đời con người chúng ta đều chỉ đi tìm duy nhất sự hạnh phúc, sự an lạc trong tâm hồn. Vậy ta hãy dành thời gian dung để phân trần ấy đi tìm sự hạnh phúc cho riêng mình đi, hạnh phúc của người khác sao ta phải cố tranh cãi hơn thua để làm mệt bản thân mình? Tranh cãi thắng, ta được gì? (sự bực bội chăng, hay niềm hăng say chiến thắng? Ô, vậy thì cái sự thắng ấy có mang lại hạnh phúc không?
Có chứ - một vài người sẽ nghĩ như vậy – vậy ta hãy cùng ngẫm tiếp xem, nếu cái hạnh phúc ta lấy được về từ niềm vui chiến thắng nhất thời liệu có bền lâu? Sau đó, khi ta vô tình lại bắt gặp người khác quan điểm thì ta lại tranh cãi tiếp hay sao? Vậy thì hạnh phúc của ta lúc này không bền bỉ nhỉ? Vậy thì để lợi cho bản thân chúng ta và mọi người xung quanh, ta không nên so đo hơn thua khi bất đồng quan điểm về tôn giáo, mà ta nên tôn trọng đức tin của họ, mừng cho họ vì họ đã tìm được hạnh phúc trong đời họ. Tiếp đó, ta hãy cố gắng đi tìm hạnh phúc cho riêng mình nào ^^
Nguồn ảnh: pexels.com
Nguồn ảnh: pexels.com

NẾU KỲ THỊ TÔN GIÁO, PHẢI CHĂNG CHÍNH TA LÀ KẺ MÊ LẦM

Khi ta kỳ thị một tôn giáo nào vì sự khác biệt trong niềm tin, nhận thức mà theo ta, ta nghĩ ta đúng, họ sai. Vậy thì có phải chăng chính ta lại đang vô thức ngầm tưởng rằng bản thân ta hiểu biết hơn họ nhiều lắm, họ đang đi một con đường lạc lối và ta phải chỉ cho họ lại cái con đường mà ta đang đi, cái con đường mà ta đang ngẫm rằng mình đúng. Xin hãy dừng lại và ngẫm nghĩ, ta có tự ngẫm thấy khi này cái tôi trong bản thân ta đang lớn không? Liệu ta đã hoàn thành con đường mình đang đi chưa mà ta lại muốn dẫn người khác theo? Liệu ta đã đúng khi tự tin bản thân mình chắc chắn học nhiều, hiểu rộng hơn họ? Mà nếu ta đúng thì đã sao? Nếu ta là một người hiểu đạo rồi, thì chuyện tranh cãi có nên xảy ra?
Tôi rất thích một câu chuyện ngụ ngôn về việc tranh cãi giữa hai người, ai cũng cho mình đúng nhất, vậy có phải chăng cả hai đều sai? Hay chuyện giữa thế giới của những kẻ điên, người tỉnh nhất chính là người “điên”? Nếu chúng ta có duyên được kết nối với sách báo, phim và tài liệu của những năm xưa, ta sẽ thấy một vị thầy tu trẻ tên Thích Nhất Hạnh và linh mục Martin Luther King họ cùng ngồi xuống để chia sẻ cho nhau về những góc nhìn trong các vấn đề cuộc sống. Có thể những điều họ chia sẻ cho nhau bao gồm các chủ đề về tôn giáo, nạn phân biệt đối xử với người da đen, … tôi không chắc được do đã lâu tôi chưa đọc lại những bài báo này. Ô, hai vị tu sĩ thuộc về hai tôn giáo chúng ta hay định kiến rằng không thể hòa hợp được, thì trong cuộc trao đổi ấy họ đã rất tôn trọng nhau cả về tư tưởng, quan điểm và chắc chằn rồi, tuyệt nhiên họ không có gì để mà tranh cãi cả. Xin cùng quay về câu chuyện khi trước, liệu ta – một người có xu hướng cảm thấy không hài lòng với những người khác tôn giáo, khác chính kiến – người đang cố chứng minh ta giỏi hơn, hiểu biết hơn và người kia dở hơn, kém hiếu biểu hơn, hay hai vị tu sĩ đáng kính trên đây, là những rất nổi tiếng trên thế giới – họ đã nói chuyện với nhau một cách tự nhiên, bình đẳng, thẳng thắn. Giữa ta và họ, ai sẽ là người làm đúng hơn, hiểu biết hơn? Câu trả lời xin tùy thuộc vào chính những suy ngâm, tâm tư của quý độc giả đã theo dõi trên đây.
Xin cảm ơn quý vị!
Nguồn ảnh: pexels.com
Nguồn ảnh: pexels.com