(ảnh mang tính minh họa nhân vật, không thuộc quyền sở hữu của tác giả) - Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/811351689096454556/
------------------Không lâu sau-------------------
Thủ dụ có đoạn viết rằng:
“Thừa thiên hưng vận hoàng đế, chiếu viết:*
Kinh dịch có quẻ Gia Nhân, tỏ rõ nữ đức, ấy là đề cao nữ nhân trong thiên hạ, có chính vị thì sinh ra mọi điều tốt đẹp. Nay Trần Quốc bậc mẫu nghi bỏ ngõ đã lâu, thiết cần có người tiếp quản lục thượng, chỉnh đốn hậu cung, đồng thời giúp Trần gia khai chi tán diệp. Đoái nghĩ Ông Linh Quỳnh Uyển Lan* ôn nhu uyển thuận, nội tắc cẩn nhàn, trâm anh tú dục, khi còn ở Ông quốc danh tốt vang xa, tại cung nội hành xử có phép tắc khoan hòa, được Trung cung hết lòng sủng hạnh. 
Nay sắc phong Ông Linh Quỳnh Uyển Lan làm Hoàng Quý phi, bảy ngày sau đại hôn.
Quần thần ba ngày mặc hỉ phục như với các tiên đế. Khâm tai!"
* Hoàng đế đại hôn quần thần lẫn cung nô đều phải mặc quần áo màu đỏ để chúc phúc.
Hôn lễ của hoàng đế, tổ chức không đơn giản chỉ dùng từ long trọng hay hoành tráng để hình dung, 2 ngày không lâm triều đại xá thiên hạ, khắp nơi đều là cẩm tú đỏ tươi, đèn lồng treo khắp đường. 
Về sau trong sử sách ghi lại: “Nơi ở của Ông Linh Quỳnh Uyển Lan Hoàng hậu có một ngàn gian điện, ngói bằng lưu ly, tường bằng ngọc, xây cao chín tầng, dựng dọc triền núi, tựa hồ như bước lên thiên cung, nguy nga hùng vĩ”. Tô Bả Thống ký toàn thư viết: “Uyển Lan cho triệu rất nhiều thợ thủ công thạo nghề xây dựng tượng Phật, xung quanh Phật điện có hành lang khúc khuỷu, trên tầng có một toà kim điện điêu khắc hình hoa sen, hồng hạc, kim quy, bảo ngư,… Mặt tường bên dưới mái hiên đều được làm từ đồng mạ vàng lấp lánh đẹp mắt, hình tượng hoa văn chìm nổi đều bát bảo pháp khí của Phật giáo, người bước vào như thể chiêm ngưỡng một thế giới tâm linh thần bí.”
Vì lý do này mà hậu thế cho rằng Sơn Chi rất yêu vị hoàng hậu họ Ông này, không tiếc của cải xây dựng đền đài thoả lòng mỹ nhân. Thậm chí còn truyền hoạ sư hoạ lại dung nhan Uyển Lan treo trong tẩm cung lên đến ngàn bức, kinh Phật trên giấy lam do đích thân hoàng hậu dịch đều được giữ lại hết sức kỹ lưỡng, không có mảy may hư tổn.
Lại nói về hôn phối của hoàng thượng với công chúa Ông quốc ban đầu không tốt đẹp như hậu nhân nhìn thấy. Rõ ràng là bị người ta bức phải hoà duyên giai ngẫu nên mới có chuyện tình này.
Lần thượng triều này, văn võ bá quan cầm ngà voi hỉ sắc đỏ tươi, chỉ là thần tình không hề có nét vui vẻ của ngày đại hôn.
Thế Nam* một thân xích bào hoa mỹ tinh tế, bên hông đeo một khoả ngọc bội bằng phỉ thuý đẹp mắt. Giày thêu mây sóng hoạ thành phức tạp đồ văn, đai lưng cũng là cẩm chất để văn khảm ngọc sức xa xỉ mà không làm mất đi quý khí. Người ngoài nhìn vào tuấn lãng chi nhan càng thêm anh tuấn bất phầm.
Quốc sư Hà Thanh Cát vận y phục hồng sắc thanh mỹ, nhẹ nhàng khoan thai. Thúc quan chỉnh tề, tay áo dài lay động, phối hợp với đai lưng tinh mỹ, cử chỉ càng nhìn càng phong nhã, cho dù cả người không đứng dưới dương quan vẫn như cũ rực rỡ toả sáng khiến mọi người phải dừng lại quan vọng. Mâu sắc bình tĩnh vị động, lại lạnh lùng trong trẻo.
Hai người trong đại điện đứng cạnh nhau, một quý khí, một nho nhã, thật là cảnh đẹp ý vui.
Ở hàng đối diện càng là dẫn nhân chú mục. Nam tử bát thước có thừa, trên người cường khí mãnh liệt, tóc dài ngổn ngang tuỳ ý buộc lên, đôi con ngươi dã tính lợi hại lại sắc bén âm trầm. Đào Hắc Long hôm nay vào triều không mặc giáp phục, áo gấm đỏ tươi không giấu được thân thể cường hãn lâu năm trên lưng ngựa mài giũa mà thành. Thêm vào khuôn mặt anh tuấn nói không hết khí khái nam nhi, cho người khác ấn tượng một nam tử rất đáng vọng trọng.
Vị Hàn Lâm học sĩ chậm rãi đi vào hàng. Hắn vận y phục hồng sắc, thêu đồ văn ám kim hoa lệ, đầu tóc đen tuyền xoã ra buông rơi sau người, tản ra vẻ biếng nhác cố hữu nhưng đôi mắt như có thiên ngôn vạn ngữ, sáng ngời thông tuệ, đáy mắt có quang hoa lặng lẽ lưu chuyển. 
Bốn người bọn họ được gọi thành “tinh anh tứ trụ” đương nhiên cũng không phải chỉ là chức danh để gọi cho vui. Mà cũng không có mấy dịp được cả bốn người cùng gặp nhau thế này. Bên ngoài truyền đến hô: “Hoàng thượng giá đáo!”
Quần thần lập tức quỳ xuống đồng thanh: “Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!”
Trần Hữu Niệm một thân hoàng sắc trường bào, long cổn dài quét đất. Con bàn long thế tĩnh mà ý động được kết bằng chỉ thếp vàng cực kỳ tinh xảo. Trên đầu đội mũ miện vô số trân châu mã não giao thác, tạo thành một bức rèm dài đến bên mắt. Dây xuyến dọc xuống vai nhìn có vẻ mềm mại, xuôi đến ống tay áo gấp nếp kỹ càng. Nếu được diện kiến long nhan sẽ ngay lập tức nhìn thấy dung nhan như ngọc không có một chút tỳ vết nào, rõ ràng là một nam nhân phong hoa tuyệt đại pha lẫn chút yêu nghiệt. Bất đồng chính là giữa ấn đường anh khí hiển lộ, khí chất quân lâm thiên hạ không thể che giấu ngự trị trong đôi mắt kia. Người ngồi trên đại điện nhìn quần thần vẫn còn đang quỳ rạp bên dưới, qua một lúc mới trầm giọng “Miễn lễ.”
Lần lâm triều này cũng không có gì bàn cãi nhiều, Hữu Niệm ngồi trên long ỷ trầm mặc, bá quan văn võ tuy rằng quần áo đỏ tươi nhưng trên mặt hiển nhiên có vẻ bất đắc dĩ. Còn chưa kể đến Long tướng quân sắc mặt hung ám, bừng bừng nổi giận, tay nắm thành quyền, mặt trên nổi đầy gân xanh.
“Ngày mai trẫm bái đường, Trần quốc ta sẽ có Hoàng hậu coi sóc lục thượng, các khanh ngay cả chúc mừng cũng không có cho trẫm một lời sao? ...Thanh Cát, ngươi trước.”
Đột nhiên bị chỉ định không làm quốc sư bối rối. Y bước lên trên, quy củ hành lễ, khấu đầu chúc bệ hạ hai chữ “bình an”. Toàn điện sững sờ, ngay cả người ngồi trên long ỷ không tránh khỏi ngây ngốc, chưa miễn lễ cho y lui về.
“Bãi triều!!!”
Nhìn đến hoàng thượng một thân bực dọc rời đi, quần thần thầm nhìn sang vị quốc sư trẻ tuổi đầy nông nổi kia, chỉ biết chậc lưỡi lắc đầu.
*Ngắt như vậy mới đúng, cả câu có nghĩa là: "Hoàng đế vâng theo mệnh trời nhận lấy thời vận, ban chiếu rằng". Các bạn thường nghe phim Tung của đọc là "Phụng thiên thừa vận hoàng đế chiếu viết" nhưng ở Việt Nam chúng ta là "Thừa thiên hưng vận hoàng đế chiếu viết" và kết thúc bằng "Khâm tai". Các bạn có thể tham khảo tại đây: https://ask.fm/Cunghoctv/answers/140912377682 *Ông Linh Quỳnh Uyển Lan: bạn này tên thật là Ông Diễm Quỳnh, ở tổ 1, dễ thương kinh khủng luôn, nhưng lại muốn đóng vai ác, ngày trước đòi ngộ cho một nhân vật thiệt là ác vô, nhưng ngộ suy đi nghĩ lại, có thể biến tấu thành kiểu cục súc version hiền lành. Thế là thanh niên Hoàng Quý phi này ra đời (mình không coi phim cung đấu nhiều nên mấy chức tước phi tần mình không biết, trong tập chỉ viết Hoàng hậu, bây giờ đánh lại có chút thay đổi, HQP là mình lấy từ phim "Phượng khấu" của nhân vật Hiền Phi để đặt đó). Khuyến khích mọi người nhân dịp nghỉ dịch ở nhà ủng hộ "Phượng khấu" nghe!!!! Hú hú hú *Huỳnh Vân Du Thế Nam: Huỳnh tể tướng, ngày trước ngồi trước mình, bàn đầu, hồi xưa 4 đứa trong "tinh anh tứ trụ" với Trần Đế đều ở tổ 3, càng ngồi gần tui chức tước càng cao à.