ĐÀO - TRẦN KÝ SỰ: chương 2
(ảnh minh họa không thuộc quyển sở hữu của tác giả) Nguồn: https://www.pinterest.com/pin/430023464420140321/ ----------- Kiều...

----------- Kiều quốc -------------
Đoàn người của quốc sư từ xa đã được nữ quốc tiếp đón nồng hậu, đích thân trọng thần ra trước cổng thành nghênh tiếp. Đối mặt với một màn như vậy, Hà Thanh Cát xuống ngựa, cúi đầu hành lễ, cùng mọi người đi vào đại điện khấu kiến điện hạ. Y phong thái nho nhã, không tự cao, không siểm nịnh cất giọng:
- Hạ thần Hà Thanh Cát, quốc sư triều Trần, thừa lệnh Trần Đế đem chút lòng thành đến chấp thuận ý cầu thân của bệ hạ, liên minh với Kiều quốc.
Xung quanh yên tĩnh không một tiếng động, nữ vương ngay cả một câu “miễn lễ” cũng không nói, quốc sư có chút mạc danh kỳ diệu không dám ngẩng đầu, bảo trì tư thế khấu bái. Thầm kiểm điểm lại mình đã nói sai chỗ nào?
Mà sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Kiều quốc đại đa số là nữ nhi, đàn ông ở đây không có mấy người, càng không có ai được cho xuất sắc cả ngoại hình lẫn tài đức. Vì vậy quốc sư nhà Trần này lần đầu đến đây, bọn họ có chút hiếu kỳ cũng là chuyện thường tình. Hơn nữa, Hà Thanh Cát là người học rộng hiểu sâu, trên mặt thần tình sáng láng, diện mạo tuấn mỹ lạnh lùng, quốc vương cùng nữ nhân trong triều nhìn một lần đã muốn giữ y lại, chăm chú đến quên cả câu miễn lễ nói thế nào.
Đối với người từ nhỏ đã cố sức học hành đỗ đạt như Thanh Cát, từ lâu đã không ra ngoài tiếp xúc với ai, đầu óc ít nghĩ đến chuyện nam nữ, lần này lại gặp phải Nữ vương chưa từng thấy qua nam nhân nào tuấn tú như vậy. Đây không phải là tai họa bao ngày y thấp thỏm sao?
Ai, gay go rồi, chuyến này làm sao mà trở về đây ?
Nữ vương giật mình, ra lệnh chuẩn bị nơi nghỉ ngơi cho quốc sư, mở yến chiêu đãi hết mực chu đáo như thể quốc sư là vật vô cùng trân quý.
------------- Đêm, trong phòng Nữ vương ----------
Nữ tử xinh đẹp ngồi trước gương, nô tỳ xung quanh giúp chải tóc, thay y phục, rửa chân cho nàng.
Trong gương, hiện lên gương mặt cực kỳ mĩ miều, dung nhan tuyệt thế như thể câu nói "khuynh nước khuynh thành" vì nàng mà tạo ra, vẻ mỹ lệ khiến người khác không dám nhìn vào, tôn nhan dưới ánh lửa phi thường diễm lệ, đem màu da trắng nõn của nàng pha chút hồng hào tươi đẹp. Dáng vẻ quý phái mang đậm nét tôn thất hiện rõ ràng trong gương, đôi con ngươi long lanh có ánh lửa chập chờn. Nhưng hiện tại trong đôi con ngươi xinh đẹp kiễm diễm ấy chỉ có duy nhất một thân ảnh.
Thân ảnh nam tử ban sáng đứng dưới đại điện mặc trường bào hoa mỹ, vạt áo bạch sắc không nhiễm bụi trần. Khí thái ung dung, tuấn tú bất phàm, vừa anh khí vừa nhu hòa thật khiến người ta thuận mắt. Biểu tình tuy rằng lãnh đạm, nhưng đối với nàng, con người này chính là cực phẩm trong cực phẩm. Chỉ cần nghĩ tới Hà quốc sư, trên má bất giác nổi lên một rạng mây hồng như thiếu nữ mới biết tình ái là gì. Nàng quyết định sẽ không để chàng rời khỏi đây, dù là nửa bước.
Đoàn người của quốc sư từ xa đã được nữ quốc tiếp đón nồng hậu, đích thân trọng thần ra trước cổng thành nghênh tiếp. Đối mặt với một màn như vậy, Hà Thanh Cát xuống ngựa, cúi đầu hành lễ, cùng mọi người đi vào đại điện khấu kiến điện hạ. Y phong thái nho nhã, không tự cao, không siểm nịnh cất giọng:
- Hạ thần Hà Thanh Cát, quốc sư triều Trần, thừa lệnh Trần Đế đem chút lòng thành đến chấp thuận ý cầu thân của bệ hạ, liên minh với Kiều quốc.
Xung quanh yên tĩnh không một tiếng động, nữ vương ngay cả một câu “miễn lễ” cũng không nói, quốc sư có chút mạc danh kỳ diệu không dám ngẩng đầu, bảo trì tư thế khấu bái. Thầm kiểm điểm lại mình đã nói sai chỗ nào?
Mà sự thật thì hoàn toàn ngược lại.
Kiều quốc đại đa số là nữ nhi, đàn ông ở đây không có mấy người, càng không có ai được cho xuất sắc cả ngoại hình lẫn tài đức. Vì vậy quốc sư nhà Trần này lần đầu đến đây, bọn họ có chút hiếu kỳ cũng là chuyện thường tình. Hơn nữa, Hà Thanh Cát là người học rộng hiểu sâu, trên mặt thần tình sáng láng, diện mạo tuấn mỹ lạnh lùng, quốc vương cùng nữ nhân trong triều nhìn một lần đã muốn giữ y lại, chăm chú đến quên cả câu miễn lễ nói thế nào.
Đối với người từ nhỏ đã cố sức học hành đỗ đạt như Thanh Cát, từ lâu đã không ra ngoài tiếp xúc với ai, đầu óc ít nghĩ đến chuyện nam nữ, lần này lại gặp phải Nữ vương chưa từng thấy qua nam nhân nào tuấn tú như vậy. Đây không phải là tai họa bao ngày y thấp thỏm sao?
Ai, gay go rồi, chuyến này làm sao mà trở về đây ?
Nữ vương giật mình, ra lệnh chuẩn bị nơi nghỉ ngơi cho quốc sư, mở yến chiêu đãi hết mực chu đáo như thể quốc sư là vật vô cùng trân quý.
------------- Đêm, trong phòng Nữ vương ----------
Nữ tử xinh đẹp ngồi trước gương, nô tỳ xung quanh giúp chải tóc, thay y phục, rửa chân cho nàng.
Trong gương, hiện lên gương mặt cực kỳ mĩ miều, dung nhan tuyệt thế như thể câu nói "khuynh nước khuynh thành" vì nàng mà tạo ra, vẻ mỹ lệ khiến người khác không dám nhìn vào, tôn nhan dưới ánh lửa phi thường diễm lệ, đem màu da trắng nõn của nàng pha chút hồng hào tươi đẹp. Dáng vẻ quý phái mang đậm nét tôn thất hiện rõ ràng trong gương, đôi con ngươi long lanh có ánh lửa chập chờn. Nhưng hiện tại trong đôi con ngươi xinh đẹp kiễm diễm ấy chỉ có duy nhất một thân ảnh.
Thân ảnh nam tử ban sáng đứng dưới đại điện mặc trường bào hoa mỹ, vạt áo bạch sắc không nhiễm bụi trần. Khí thái ung dung, tuấn tú bất phàm, vừa anh khí vừa nhu hòa thật khiến người ta thuận mắt. Biểu tình tuy rằng lãnh đạm, nhưng đối với nàng, con người này chính là cực phẩm trong cực phẩm. Chỉ cần nghĩ tới Hà quốc sư, trên má bất giác nổi lên một rạng mây hồng như thiếu nữ mới biết tình ái là gì. Nàng quyết định sẽ không để chàng rời khỏi đây, dù là nửa bước.
Đêm đó nàng nhập mộng đẹp. Cùng người thương kết tóc sẽ duyện đứng trên ngai vàng trị vì thiên hạ, người người kính nể muốn được như nàng. Về cuối đời không lo cô đơn nữa. Càng nghĩ nét cười trên má nàng càng thêm nở rộng.
------------- Trần quốc - Cổng thành-----------
Quần thần đứng ở đây từ giờ mão nhưng Hàn Lâm học sĩ tới giờ thìn vẫn chưa xuất hiện, trong lòng không khỏi có chút sốt ruột cùng bực tức. Hắn không thể không lĩnh chỉ sang Kiều quốc, chỉ sợ nếu vậy thật thì bọn họ phải tìm cách đối phó với tai họa lâu dài. Tướng quân Lục Long cho gọi gia đồng trong phủ hắn ra hỏi.
Gia đồng ấy liền bảo chủ tử của hắn vì sợ trễ nãi việc triều chính nên đêm hôm qua đã lên ngựa đi rồi. Trần Đế nhíu mi, trong phủ hắn làm gì có ngựa, chẳng lẽ là…
- Khởi bẩm hoàng thượng, nô tài vô dụng, đem qua đã bị học sĩ lừa lấy Đại Uyển cưỡi đi rồi! Hoàng thượng tội thần đáng muôn chết, mong người bớt giận!
Quần thần nghe xong mặt xanh mặt đỏ, không cần nhìn cũng biết biểu cảm của Sơn Chi khó coi cỡ nào, Đại Uyển là danh câu hoàng thượng yêu thích nhất, người xem nó như bằng hữu, đối đãi đặc biệt khác xa với các con ngựa khác. Bây giờ nói bị lấy liền bị lấy rồi.
Đến lúc đi vẫn không quên gây chuyện, cái tên đáng nguyền rủa này!!!
------- Kiều quốc ----------
Hà Nhật Thanh trong lòng phiền muộn không thôi, y tới đây đã sáu ngày nhưng vẫn chưa được về Trần quốc. Hoàng đế sai chim đưa thư bảo y phải về giải quyết chính sự. Hơn nữa, Tử học sĩ với Long tướng quân suốt mấy ngày nay cãi nhau inh ỏi, ảnh hưởng đến quần thần, phải nhờ y giải quyết. Quốc sư miễn cưỡng gửi thư trả lời, nêu ra tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại, cũng đang tìm cách trở về.
Hai hôm sau lại nhận được tin Khiết Tử đang trên đường tới đây, trong lòng có chút vui mừng, cả hai tương kế tựu kế cùng nhau đường đường chính chính rời khỏi Kiều quốc. Người xưa chẳng phải đã từng nói một người tính ngắn hai người tính dài đó sao? Y cũng miên man tìm kế sách đối phó trong mười ngày này, chờ học sĩ từ Trần quốc tới nơi.
Nhật Thanh đặt bút viết một lá thư, vẽ một tấm địa đồ. Trí nhớ tuyệt đỉnh đem đường đi nước bước như in vẽ ra, không sai một chi tiết nào. Mỗi một nét đều chỉ ra lối đi còn dặn dò nên đi đường nào là gần nhất. Quả không hổ danh là quốc sư, tài thao lược tinh kỳ, nghĩ xa hơn người khác mấy bước. Hơn nữa đặc biệt khuyên bảo phải ứng xử như thế nào mới gặp được y, cho hắn biết chỗ y đang ở để dễ bề thoát ra.
Thở một hơi, Hà quốc sư đặt bút xuống nghiên, xem kỹ lại bản đồ vừa vẽ cùng một lá thư nhỏ. Chợt nhận ra trong lá thư trước đó Trần Đế gửi cho mình có bảo rằng Hàn Lâm học sĩ do đi gấp mà kim bài bỏ ở dinh không đem theo. Muốn vào được thành mà không có thứ đó, thật sự không dễ dàng, phụ nữ vốn đa nghi, nhỡ xem mặt đểu cáng của hắn mà nghi là người có ý đồ không trong sạch chẳng phải gay go sao?
Hà Nhật Thanh lắc đầu, lấy trong đai lưng nửa miếng ngọc bội gói vào thư, rồi buộc dưới chân chim cắt. Chỉ mong y sẽ thấy mà nhận được. Bởi lẽ con chim này chỉ bay về Trần quốc, không dừng lại ở bất kỳ đâu, cũng chả biết học sĩ đã đi đến đâu rồi mà dừng. Nhưng ý tin chắc hắn tự biết mà bắt chim.
Tiếp tục sầu não, Hà quốc sư lui vào trong giả vờ đọc sách. Ánh đèn nhu hòa cũng không se dịu đi vẻ lãnh đạm của y, trong bóng đêm tĩnh lặng chỉ có tiếng gió va vào khóm tre đằng sau, tiếng lá xào xạc. Y biết nữ vương cho người theo dõi, chỉ sợ con chim cắt đó đã bị giết rồi cũng nên.
------- Kiều quốc ----------
Hà Nhật Thanh trong lòng phiền muộn không thôi, y tới đây đã sáu ngày nhưng vẫn chưa được về Trần quốc. Hoàng đế sai chim đưa thư bảo y phải về giải quyết chính sự. Hơn nữa, Tử học sĩ với Long tướng quân suốt mấy ngày nay cãi nhau inh ỏi, ảnh hưởng đến quần thần, phải nhờ y giải quyết. Quốc sư miễn cưỡng gửi thư trả lời, nêu ra tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại, cũng đang tìm cách trở về.
Hai hôm sau lại nhận được tin Khiết Tử đang trên đường tới đây, trong lòng có chút vui mừng, cả hai tương kế tựu kế cùng nhau đường đường chính chính rời khỏi Kiều quốc. Người xưa chẳng phải đã từng nói một người tính ngắn hai người tính dài đó sao? Y cũng miên man tìm kế sách đối phó trong mười ngày này, chờ học sĩ từ Trần quốc tới nơi.
Nhật Thanh đặt bút viết một lá thư, vẽ một tấm địa đồ. Trí nhớ tuyệt đỉnh đem đường đi nước bước như in vẽ ra, không sai một chi tiết nào. Mỗi một nét đều chỉ ra lối đi còn dặn dò nên đi đường nào là gần nhất. Quả không hổ danh là quốc sư, tài thao lược tinh kỳ, nghĩ xa hơn người khác mấy bước. Hơn nữa đặc biệt khuyên bảo phải ứng xử như thế nào mới gặp được y, cho hắn biết chỗ y đang ở để dễ bề thoát ra.
Thở một hơi, Hà quốc sư đặt bút xuống nghiên, xem kỹ lại bản đồ vừa vẽ cùng một lá thư nhỏ. Chợt nhận ra trong lá thư trước đó Trần Đế gửi cho mình có bảo rằng Hàn Lâm học sĩ do đi gấp mà kim bài bỏ ở dinh không đem theo. Muốn vào được thành mà không có thứ đó, thật sự không dễ dàng, phụ nữ vốn đa nghi, nhỡ xem mặt đểu cáng của hắn mà nghi là người có ý đồ không trong sạch chẳng phải gay go sao?
Hà Nhật Thanh lắc đầu, lấy trong đai lưng nửa miếng ngọc bội gói vào thư, rồi buộc dưới chân chim cắt. Chỉ mong y sẽ thấy mà nhận được. Bởi lẽ con chim này chỉ bay về Trần quốc, không dừng lại ở bất kỳ đâu, cũng chả biết học sĩ đã đi đến đâu rồi mà dừng. Nhưng ý tin chắc hắn tự biết mà bắt chim.
Tiếp tục sầu não, Hà quốc sư lui vào trong giả vờ đọc sách. Ánh đèn nhu hòa cũng không se dịu đi vẻ lãnh đạm của y, trong bóng đêm tĩnh lặng chỉ có tiếng gió va vào khóm tre đằng sau, tiếng lá xào xạc. Y biết nữ vương cho người theo dõi, chỉ sợ con chim cắt đó đã bị giết rồi cũng nên.
----- Đường đến Kiều quốc ----------
Khiết Tử bấy giờ đã đến Vỹ Ân trong lòng thầm cảm khái Hồng Lĩnh cùng thiết kỵ quân. Đất Vỹ Ân trước giờ nổi tiếng thổ phỉ hoành hành khắp nơi, thế mà hắn có thể ung dung đi qua như vậy, đủ biết bọn chúng đã cùng nhau nắm tay đi chầu ông bà vải rồi. Từ Hồng Lĩnh quả thật rất cao tay.
Hắn vừa đi vừa lẩm nhẩm hầm bà lằng tầm xào gì đó, bỗng nghe tiếng chim cắt từ trên cao. Nhớ lại lúc trước đi tới Bảo Phúc* đã thấy chim cắt bay từ Trần quốc đến hướng nước Kiều, qua Phú Thiện* thì gặp chim cắt từ hướng cũ bay về, giờ gặp lại ở Vỹ Ân, lòng tò mò nổi lên không biết cặp nam nữ nào lại siêng năng đến nổi lúc nào cũng viết thư gửi nhau. Lại cảm thấy thương xót cho chú chim bé bỏng tội nghiệp kia vì tình yêu của hai người lạ mặt mà bay mỏi cánh không có thời gian nghỉ ngơi.
Quyết định xong, hắn làm vài ba thao tác có được ná bắn chim, đợi đến lúc trúng tầm thì bắn ngay đuôi sau. Con chim hốt hoảng mà lao xuống, Khiết Tử nhanh thúc ngựa đến đó chộp lấy trước khi nó lại lấy đà bay tiếp. Hắn "tiện tay" mở thư ra đọc, suýt nữa cười lăn cười bò, học sĩ đọc thư, có vài dòng ghi rằng:
"Ngươi cầm lấy nửa miếng ngọc bội này mà làm tin, khi nào đến Kiều quốc thì lấy đó mà làm manh mối gặp nhau."
Còn dặn dò chàng trai "đừng trêu hoa ghẹo nguyệt cô nương nhà người ta nếu không thì hậu quả khó dọn dẹp". Thậm chí vẽ cả bản đồ chỉ ra nơi mình ở, người hầu canh gác ở đâu, đường đi thế nào thì đến Kiều quốc nhanh nhất.
Học sĩ tấm tắc, nét chữ cứng cáp thanh tao ắt là người học văn nho từ nhỏ, lời lẽ súc tích dễ hiểu, bản đồ được vẽ rất mực lỹ lưỡng như thể "cô nương" này đã ở trong cung từ nhỏ vậy, rất chi tiết. Khiết Tử giơ mảnh ngọc bội lên xem, có con thuồng luồng bị bẻ làm đôi, phàm là người trong triều đình nhà Trần đều có kim bài cùng ngọc bội đính hình thuồng luồng, do triều Trần xuất thân từ dòng dõi sông nước*. Xem ra "nữ tử" này làm quan trong triều Trần quốc, hơn nữa lại rất cao, đến chức quốc sư thì còn gì bằng.
Khiết Tử nảy ra ý trêu chọc, xé một miếng vải trải ra đất dầm cỏ mực, lấy thanh gỗ vuốt nhọn đầu chấm mực, đề lên hai câu thơ:
"Thử thân dĩ tác phàn lung vật
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du"
Dịch: "Thân này chót đã giam lồng cũi
Sông nước chu du há dễ dầu"*
Sau đó buộc lại vào chân chim cắt, cho nó nhấp chút nước, đút vài miếng lương khô mới thả nó bay về Kiều quốc. Nhẩm tính còn năm ngày sẽ tới nơi, hắn vui cười, vuốt con ngựa quý tiếp tục lảm nhảm đủ thứ. Hà quốc sư đang gặp tình thế ngàn cân treo sợi tóc, sắp cưới vợ rồi, ngươi phải chạy nhanh để kịp đến uống rượu mừng.
Hắn vừa đi vừa lẩm nhẩm hầm bà lằng tầm xào gì đó, bỗng nghe tiếng chim cắt từ trên cao. Nhớ lại lúc trước đi tới Bảo Phúc* đã thấy chim cắt bay từ Trần quốc đến hướng nước Kiều, qua Phú Thiện* thì gặp chim cắt từ hướng cũ bay về, giờ gặp lại ở Vỹ Ân, lòng tò mò nổi lên không biết cặp nam nữ nào lại siêng năng đến nổi lúc nào cũng viết thư gửi nhau. Lại cảm thấy thương xót cho chú chim bé bỏng tội nghiệp kia vì tình yêu của hai người lạ mặt mà bay mỏi cánh không có thời gian nghỉ ngơi.
Quyết định xong, hắn làm vài ba thao tác có được ná bắn chim, đợi đến lúc trúng tầm thì bắn ngay đuôi sau. Con chim hốt hoảng mà lao xuống, Khiết Tử nhanh thúc ngựa đến đó chộp lấy trước khi nó lại lấy đà bay tiếp. Hắn "tiện tay" mở thư ra đọc, suýt nữa cười lăn cười bò, học sĩ đọc thư, có vài dòng ghi rằng:
"Ngươi cầm lấy nửa miếng ngọc bội này mà làm tin, khi nào đến Kiều quốc thì lấy đó mà làm manh mối gặp nhau."
Còn dặn dò chàng trai "đừng trêu hoa ghẹo nguyệt cô nương nhà người ta nếu không thì hậu quả khó dọn dẹp". Thậm chí vẽ cả bản đồ chỉ ra nơi mình ở, người hầu canh gác ở đâu, đường đi thế nào thì đến Kiều quốc nhanh nhất.
Học sĩ tấm tắc, nét chữ cứng cáp thanh tao ắt là người học văn nho từ nhỏ, lời lẽ súc tích dễ hiểu, bản đồ được vẽ rất mực lỹ lưỡng như thể "cô nương" này đã ở trong cung từ nhỏ vậy, rất chi tiết. Khiết Tử giơ mảnh ngọc bội lên xem, có con thuồng luồng bị bẻ làm đôi, phàm là người trong triều đình nhà Trần đều có kim bài cùng ngọc bội đính hình thuồng luồng, do triều Trần xuất thân từ dòng dõi sông nước*. Xem ra "nữ tử" này làm quan trong triều Trần quốc, hơn nữa lại rất cao, đến chức quốc sư thì còn gì bằng.
Khiết Tử nảy ra ý trêu chọc, xé một miếng vải trải ra đất dầm cỏ mực, lấy thanh gỗ vuốt nhọn đầu chấm mực, đề lên hai câu thơ:
"Thử thân dĩ tác phàn lung vật
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du"
Dịch: "Thân này chót đã giam lồng cũi
Sông nước chu du há dễ dầu"*
Sau đó buộc lại vào chân chim cắt, cho nó nhấp chút nước, đút vài miếng lương khô mới thả nó bay về Kiều quốc. Nhẩm tính còn năm ngày sẽ tới nơi, hắn vui cười, vuốt con ngựa quý tiếp tục lảm nhảm đủ thứ. Hà quốc sư đang gặp tình thế ngàn cân treo sợi tóc, sắp cưới vợ rồi, ngươi phải chạy nhanh để kịp đến uống rượu mừng.
---------------------------- Quốc sư------------------------------
Nhật Thanh trong lòng thét gào, kêu trời không thấu, hôm nay hoa nô đem đến cho y một bức nhung thư gửi. Đọc xong mặt liền đổi sắc, trà trong tay rơi xuống sàn vỡ nát. Nữ vương viết rằng:
“Trẫm lần đầu gặp đã nhất kiến chung tình. Tâm này muốn cùng khanh kết tóc phu thê... Không luyến tiếc nhường ngôi chí tôn cho khanh, trẫm xin làm thê thiếp đứng sau lưng làm chỗ dựa cho khanh lúc chính sự nhàn rỗi. Vì việc lớn không oán trách nửa lời…” rồi còn một đoạn dài phía sau tâm tình thường xuyên không ngủ được, nửa đêm vỗ gối gì gì đó.
Chuyện này không thể xảy ra được!!! Khiết Tử, hắn đã đi đến đâu rồi?!
Phải nghĩ cách, nhưng đầu óc Nhật Thanh lúc này đang quay mòng mòng, không nghĩ ngợi được gì, chỉ biết đi lòng vòng quanh bàn. Hiếm khi trong trong đời, y biến sắc như thế. Hà Thanh Cát là quốc sư Trần quốc, duới trướng Sơn Chi hoàng đế, gặp quân thù mạnh đến đâu cũng chưa một lần lãnh dung kia lộ ra lúng túng, triều thần gặp mặt y còn phải kính y ba phần. Mà bây giờ lại vì chuyện nam nữ mà thống khổ đến đáng thương. Quốc sư chưa từng yêu ai, càng chưa từng để ý đến ai, nhất kiến chung tình là gì bản thân còn chưa thông hiểu, nay lại bị một đám nữ nhân vây quanh bắt phải lấy vợ. Hỏi y làm sao có thể bình tĩnh đây?
---------------Tẩm cung Nữ vương---------------
- Khởi bẩm hoàng thượng, có tin từ quốc sư.
Một nữ tử từ ngoài cửa đi vào vui vẻ nói. Nữ vương lập tức chạy đến chộp tay nàng, hình tượng vương tôn không còn để ý tới, hồ hởi hỏi:
- Chàng thế nào? Có đồng ý không? Hay từ chối? Có hỏi đến trẫm không? Thư từ có đưa cho khanh không? Mau nói cho trẫm biết!
- Hoàng thượng tĩnh tâm một chút, người ngồi xuống đi.
Kiều vương ngồi xuống ghế, không giấu được vẻ mong chờ trong ánh mắt. Có lẽ đã tương tư thật sâu rồi.
- Quốc sư không trả lời nhưng bất ngờ đến mức rớt cả ly trà, cả ngày thấp thỏm không yên, hơi tiếc nuối vì Người không ra mặt. Còn hỏi người đang ở đâu, sắp xếp để gặp người đó. Hoàng thượng, thần vô cùng chúc mừng người đã tìm được ý trung nhân! Nô tài cuối cùng cũng được uống rượu mừng do chính tay người rót rồi!
Nữ nhân trong biết chuyện, chẳng đến một ngày, toàn bộ Kiều quốc đều bắt đầu xôn xao, mọi người tranh nhau bàn tán, ngưỡng mộ đôi “tiên đồng ngọc nữ” trời sinh một cặp.
Nhưng đâu đó trong số nữ nhân đang chúc phúc cho bọn họ lại có một người trong biệt viện đau khổ tủi hờn. Nước mắt lã chã nhìn người thương nắm tay hoàng thượng bước tới đài hôn phối; còn nàng số kiếp hồng nhan lận đận, truân chuyên, cuối cùng nhận lấy kết cục không như nàng mong muốn.
Không được, nàng không chấp nhận hôn lễ này, càng không chấp nhận chàng lấy nữ nhân đó. Quốc sư phải là của nàng, vinh hoa phú quý phải là của nàng! Không ai có quyền cướp khỏi tay nàng!
* Toàn bộ kỳ một lấy cảm hứng chủ đạo từ Nữ nhi quốc trong "Tây du ký"- Ngô Thừa Ân. Năm đó trên vô tuyến "TDK" đang chiếu đến tập "thật giả mỹ hầu vương", tối nào đi học thêm tiếng anh cũng đi trễ vì mắc coi phim. * Bảo Phúc, Phú Thiện: thằng Bảo với thằng Phúc hội trước chơi chung nhóm, Phú với Thiện ngồi chung bàn. Thiện này chính là Kiều Minh Thiện, nữ vương Kiều quốc. * Trích bài thơ "Tân thu ngẫu hứng"- Nguyễn Du (bài dịch tham khảo từ Đông A, Quách Tấn). Nguồn: https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-Du/T%C3%A2n-thu-ng%E1%BA%ABu-h%E1%BB%A9ng/poem-K5yGjv4-gkyzXKfuttJFiQ

Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất