I Đặc trưng miền 
       Đặc trưng miền có thể hiểu là việc không thể tự động chuyển kiến thức , sự tinh tế từ tình huống này sang tình huống khác , hay từ lí thuyết sang thực tiễn . Khi sử dụng cụm từ này , chúng ta ngầm hiểu rằng phản ứng , cách suy nghĩ , trực giác của tôi và bạn - tất cả đều phụ thuộc vào bối cảnh mà vấn đề được thể hiện . Lớp học là một miền , cuộc sống là một miền ....Chúng ta phản ứng trước thông tin không phải do tính logic của nó mà do bối cảnh xung quanh và mức độ ăn nhập của nó trong hệ thống cảm xúc -xã hội . Những vấn đề logic ở miền này có cách giải quyết rất khác ở miền khác .
    Việc bạn có đủ kiến thức chuyên sâu về vấn đề đó cũng chẳng đảm bảo bạn không mắc sai lầm của chính vấn đề đó trong miền khác . Và gần như ta sẽ quên hết mọi thứ đã biết , những giải pháp thông minh, rơi vào ngõ cụt, hay đơn giản là sa lầy trong một hố tư duy nào đó dù ta có là một chuyên gia.
    Để chứng minh cho điều này hãy đến với một thử nghiệm tư duy đơn giản. Giả sử , có hai bệnh viện phụ sản, một cái rất lớn và một cái nhỏ . Một ngày nọ, bệnh viện lớn có 300 bà mẹ sinh con , bệnh viện nhỏ có 12 bà mẹ sinh con . Trong đó , một trong hai bệnh viện có số bé trai sinh ra trong hôm đó chiếm 80% tổng số trẻ sinh ra trong ngày đó . Hỏi đó là bệnh viện nào ? Với câu hỏi vô cùng đơn giản này , chắc hẳn nếu để đề bài là một câu hỏi tính xác suất tống kê thì chắc hẳn không một người có kiến thức chuyên môn nào có thể sai . Song khi thay đổi ngôn ngữ , các chuyên gia thống kê cũng bị mắc sai lầm và tôi cá là các bạn cũng vậy . Nhiều người ắt hẳn sẽ nghĩ là bệnh viện lớn hoặc đơn giản là tỉ lệ 50:50 . Nhưng không ! Đó là bệnh viện nhỏ . Bởi vì sao ? Vì tỉ lệ gái trai là 50 :50 và đây là môi trường mediocristan nên tỉ lệ này không có thay đổi lớn đối với mẫu thử trừ phi mẫu thử ít , và đó là bệnh viện nhỏ . Một nguyên tắc cơ bản trong thống kê :  xét mức trung bình dài hạn và mẫu thử càng lớn thì kết quả càng ổn định nên ở bệnh viện lớn sẽ xoay quanh mức 50% còn bệnh viện nhỏ sẽ là 80% bé trai . 
 Phần đăc trưng miền trong phản ứng và suy luận của chúng ta hoạt động theo cả hai cách : đối với một số vấn đề ta hiểu ứng dụng trong thực tiễn nhanh hơn trong sách vở , nhưng đối với một số vấn đề khác , ta lại nắm bắt trong sách vở nhanh hơn so với trong thực tiễn . Mọi người có thể dễ dàng giải quyết một vấn đề trong bối cảnh xã hội nhưng lại loay hoay một cách khó nhọc khi vấn đề đó được thể hiện dưới dạng một vấn đề logic trừ tượng. Chúng ta có xu hướng sử dngj cơ cấu thần kinh khác nhau -các moodun- trong các tình huống khác nhau : bộ não của chúng ta thiếu một máy tính trung ương có khả năng hoạt động bằng các quy tắc logic và ứng dụng chúng một cách đồng đều trong tất cả các tình huống khả dĩ . 
     Và như tôi đã nói , chúng ta có thể phạm lỗi logic trong thực tế chứ không phải trong lớp học . Điều này sẽ được làm rõ ở phần hai . 
II  Sai lầm kinh điển trong tư suy  ( NED and END ) 
     Hãy thử tưởng tượng , một ngày nọ bạn đi khám ung thư . Bạn khám tổng quát rồi chụp cắt lớp , lấy mẫu xét nghiệm . Sau hàng giờ chờ đợi ngoài hành lang , bạn được bác sĩ gọi tên vào . Và rồi ổng tuyên bố : " bạn không bị ung thư " . Bạn hỏi lại : " làm sao ông biết được ? " . Vị bác sĩ với cặp kính dày cộm trả lời :" Chụp cắt lớp cho kết quả âm tính " . Wow , một " bác sĩ " :)))
    Có một từ viết tắt được sử dụng nhiều trong tài liệu y học gọi là NED (  No Evidence Of Disease ) - Không có Dấu hiệu của Bệnh tật chứ chả có cái nào đại loại như END ( Evidence Of No Disease ) - Có Bằng chứng cho thấy Không có Bệnh tật. Và dĩ nhiên , đây chính là một sai lầm kinh điển mà rất rất nhiều người mắc phải ( kể cả các bác sĩ và các chuyên gia ) .
    Một ví dụ khác , chẳng hạn việc cắt amidan : việc cắt bỏ nó có thể tăng ung thư cổ họng . Nhưng trong nhiều năm , các bác sĩ không bao giờ đặt câu hỏi liệu cái giống " vô tích sự " này có tác dụng nào đó mà ta chưa phát hiện ra không ? . Hay đối với rau củ cũng vậy . Những bác sĩ trong thập niên 1960 đã cho rằng nó vô dụng vì không thấy được các tác dụng trực tiếp của nó . Để rồi tạo ra một thế hệ suy dinh dưỡng. 
       Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay , sai lầm này vẫn bị nhiều người mắc phải . Sau vài lần xét nghiệm âm tính , họ tự mặc định với bản thân rằng họ không bị bệnh hay đã khỏi hoàn toàn . Trong khi đó , chúng ta không thể xét  nghiệm tât scar các tế bào mà chỉ thực hiện trên một số lượng nhỏ . Nên khả năng cao là khi ta lấy mẫu , ta lấy phải những tế bào lành tính không mang mầm bệnh nên cho kết quả âm tính . Điều này hết sức bình thường , nhưng nhiều người ngộ nhận nó, mắc sai lầm căn bản này . Và dĩ nhiên hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp khi sau những lần âm tính giả , trở về cộng đồng và rải dịch khắp nơi . Để lại gánh nặng to lớn cho cộng đồng , xã hội . 
   Quả thực , trong suốt tiến trình lịch sử , do sự ngộ nhận này mà y học đã gây ra những hậu quả nặng nề .Ở đây , tôi không nói các bác sĩ không nên có niềm tin , nhưng cần tránh những niềm tin tuyệt đối và bảo thủ , chủ trương lí thuyết hóa. Ngày nay , y học đã tiền bộ hơn rất nhiều - nhưng nhiều thể loại tri thức lại không được như thế . 
       Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết những dòng này ! Một ngày tuyệt vời !
                                                                                             s-sỹ 
                                                                                      16/05/2021 
( Bài viết có tham khảo từ  Thiên Nga Đen của NASSIM NICHOLAS TALEB  và Wikipedia )