Bài viết được chia sẻ lại từ group Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng) với sự cho phép của chủ bài viết kiêm admin Long Nguyen. Nội dung đã có một chút chỉnh sửa cho phù hợp.

HBO vừa rút bộ phim chuyển thể Cuốn theo chiều gió kinh điển của mình xuống khỏi HBO Max, dịch vụ streaming mới của mình. Lý do đưa ra là bởi nó tô hồng cuộc sống nô lệ của người da màu.
HBO bảo mình chỉ rút xuống tạm thời thôi, và sau đó sẽ lại up lên HBO Max, kèm theo bình luận về bối cảnh lịch sử của phim. Cụ thể bình luận sẽ được tích hợp dưới dạng như thế nào thì chưa rõ.
Mặc dù không phải bị vứt hẳn, vụ việc Cuốn theo chiều gió này cũng cho thấy một cái trend đáng ngại, hoặc ít nhất cũng là gây tranh cãi, đang rộ lên trên khắp thế giới, ấy là xét lại lịch sử dựa trên những tiêu chuẩn hiện đại.
Như anh em đã biết, mỗi thời thì con người ta sẽ có một cái kiểu tư duy, một chuẩn mực đạo đức khác nhau. Chỉ cần lật ngược lại tầm 20-30 năm thôi là đã thấy nhiều cái nó khác hẳn rồi, còn từ nửa thế kỷ trở lên thì gần như sang luôn thế giới khác. Chính thế mà các tác phẩm cũng như tác giả của những cái thời ấy lẽ đương nhiên sẽ mang những tư tưởng, cách nhìn đời mà như chúng ta ngày nay nhìn lại sẽ thấy không hay tí nào.
Nhưng mà liệu ta có nên gò những con người và tác phẩm như thế phải chạy theo tiêu chuẩn hiện đại hay không?
Và điều gì đảm bảo tiêu chuẩn ngày nay của chúng ta là đúng? Nhỡ 20 năm nữa lại thêm một tiêu chuẩn mới tòi ra thì ta sẽ làm gì? Lại mông má lại phát nữa à? Và sau bao nhiêu lần như thế thì cái tác phẩm gốc liệu có còn như cũ nữa hay không?
SFF của chúng ta cũng đã có mấy lần bị sờ gáy. Hai nạn nhân gần đây nhất là John W. Campbell, biên tập viên kiêm tác giả Sci Fi đã giúp định hình cả dòng trong giai đoạn thập niên 40-60, và H. P. Lovecraft, người tạo dựng toàn bộ thế giới thần thoại Cthulhu và khai sinh ra dồng cosmic horror. Cả hai đều sống cách đây gần cả thế kỷ, và mang những tư tưởng phân biệt chủng tộc nặng. Chính thế mà giải John W. Campbell hồi năm ngoái đã bị sửa tên, còn giải World Fantasy thì không còn đúc tượng Lovecraft để trao cho người thắng cuộc nữa, và ngày nay 2 nhân vật này thường bị chửi nhiều hơn là khen (mặc dù tất nhiên sản phẩm của họ vẫn được đem ra trục lợi mạnh, bởi vì tiền vẫn thơm lắm <(") ).
Ngoài ra thì nếu cái xu hướng này tiếp diễn, không gì đảm bảo an toàn cho bản thân các tác phẩm SFF được để lại hết. H. G. Wells, Isaac Asimov, Edgar Rice Burroughs, Philip K. Dick,... đều hoặc có những tư tưởng lỗi thời về chủng tộc, giới tính, chủ nghĩa thuộc địa, hoặc bản thân đã làm những chuyện không mấy đẹp đẽ. Thậm chí cả những tác giả hiện đại ngày nay như Lưu Từ Hân cũng có một số tư tưởng rất bảo thủ về phụ nữ, và ngay cả J. K. Woking cũng có những tư tưởng bị coi là tiêu cực đối với người chuyển giới. Càng về sau, tư tưởng của những con người ấy và các tác phẩm của họ có khả năng sẽ càng trở nên kém cấp tiến. Khi ấy chúng ta sẽ làm gì? Sửa lại tác phẩm của họ cho hợp ý thức hệ của mình? Cấm hẳn lưu hành?
Việc thọc ngoáy vào tác phẩm gốc không phải là một viễn cảnh xa vời, mà nó đã xảy ra sẵn rồi. And Then There Was None của Agatha Christie đã qua hai lần chỉnh sửa để thay mấy bức tượng từ "n*****" thành "Indians", và về sau là "little soldier". Robinson Crusoe và Sherlock Holmes từng có một số bản bị lược hẳn mấy phần liền vì cách tác giả thể hiện thổ dân da đen. Gần đây nhất thì Huckleberry Finn của Mark Twain cũng bị lược sạch những từ liên quan đến người da đen (cả "n" và "s"). Điều này khiến cho các thế hệ sau có thể sẽ có một cái nhìn sai lệch về phông văn hóa của những con người trong các thời đại trước, tưởng rằng lịch sử thực ra rất Omo trong khi nó ố đủ kiểu màu.
SFF nhà ta hình như chưa đồng chí nào dính phải chỉnh sửa như thế cả (mặc dù cũng đã có trường hợp người trans viết về trải nghiệm trans mà vẫn bị chửi cho đến mức phải rút truyện về), nhưng trước tình hình thế giới ngày càng có con mắt khắt khe với các tư tưởng "lệch chuẩn", chắc chúng ta sẽ sớm có thêm nạn nhân thôi.
-----
Bài đăng gốc: