Cuốn sách Thư cho em, chuyện tình thiếu tướng Hoàng Đan và vợ qua lời kể con trai
Cuốn sách thư cho em
Tình yêu là thứ cảm xúc đẹp nhất, nhưng cũng phức tạp nhất. Cuốn sách này đã dẫn tôi qua mọi cung bậc cảm xúc, khiến trái tim tôi không thể nào ngừng rung động.”Tình yêu có thể chữa lành mọi vết thương, nhưng liệu nó có thể vượt qua cả khoảng cách thời gian? Cuốn sách ‘ Thư cho em ‘ viết về chuyện tình của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ theo lời kể của con trai sẽ cho bạn câu trả lời.”. Trong tác phẩm ‘ Thuật yêu đương ‘ của tác giả đã viết tình yêu được thể hiện bằng lòng hy sinh, không có sự hy sinh, không bao giờ có tình yêu chân thật. Yêu tức là hy sinh. Dưới đây tôi sẽ cho các bạn đọc dẫn chứng thực tế từ sách. Hôm nay 14/01/2025 bài viết đầu tiên của năm mới tôi xin đưa ra cảm nhận và những lá thư ấn tượng nhất trong cuốn sách Thư cho em.
Cuốn sách “Thư Cho Em” của Hoàng Nam Tiến là một tác phẩm mang tính chất tâm sự, chứa đựng những lời khuyên và chia sẻ chân thành về cuộc sống, sự nghiệp, tình yêu và gia đình. Với lối viết giản dị nhưng sâu sắc, cuốn sách không chỉ là một tập hợp các bức thư gửi đến “em” – người đọc, mà còn là một hành trình suy ngẫm về những bài học thực tiễn mà tác giả đã đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm sống và làm việc. Một trong những điểm nhấn của cuốn sách là những chia sẻ của tác giả về tình yêu. Hoàng Nam Tiến không chỉ nói về tình yêu theo nghĩa lãng mạn, mà ông còn nhấn mạnh đến trách nhiệm trong mối quan hệ. Tình yêu, theo tác giả, không phải là câu chuyện của những cảm xúc nhất thời mà là sự vun đắp lâu dài, dựa trên sự hiểu biết, thấu cảm và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Những câu chuyện được ông kể lại, từ những mối tình trong quá khứ đến quan điểm về hôn nhân, đều mang tính chân thực và gần gũi. Đây không phải là những lời khuyên lý thuyết, mà là những bài học mà ông đã thực sự trải qua, khiến người đọc dễ dàng cảm nhận được sự chân thành. Hoàng Nam Tiến dành nhiều trang sách để nói về công việc và sự nghiệp, đặc biệt là dành cho các bạn trẻ. Ông khuyến khích người trẻ hãy dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ và kiên định với mục tiêu của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông cũng nhắc nhở rằng sự thành công không thể đạt được chỉ bằng sự nóng vội, mà cần sự kiên nhẫn, học hỏi không ngừng và tinh thần trách nhiệm cao. Giữ vững giá trị cốt lõi: Dù trong tình yêu, sự nghiệp hay gia đình, việc giữ vững những giá trị cốt lõi của bản thân là điều cần thiết. Đây chính là kim chỉ nam để mỗi người sống đúng với bản thân mình. Hạnh phúc đến từ những điều giản dị: Tác giả nhắc nhở rằng hạnh phúc không nằm ở những thứ xa vời mà ở ngay những điều giản dị trong cuộc sống, như tình yêu thương gia đình hay niềm vui khi hoàn thành một công việc tốt. Ngoài tình yêu và sự nghiệp, Hoàng Nam Tiến cũng dành nhiều tâm huyết để nói về gia đình – nền tảng quan trọng nhất của mỗi con người. Tác giả nhấn mạnh rằng gia đình không chỉ là nơi để quay về mà còn là nguồn sức mạnh, nơi dạy cho chúng ta những giá trị cốt lõi đầu tiên. Những lá thư về gia đình mang nhiều cảm xúc, khiến người đọc không chỉ suy ngẫm mà còn cảm thấy ấm áp và đồng cảm. “Thư cho em” là biểu hiện rõ nét của tình yêu và sự quan tâm mà một người chồng dành cho vợ. Qua từng lá thư,người chồng muốn vợ cảm nhận được rằng, dù cuộc sống có biến đổi ra sao, tình yêu của 2 người vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc nhất. Cuốn sách chứa đựng nhiều bài học sâu sắc về những giá trị cốt lõi trong cuộc sống như lòng trung thực, sự kiên nhẫn, ý chí vượt khó và tình yêu thương con người. Tác giả khuyến khích người vợ dạy cho con cái sống tử tế, biết ơn và luôn hướng về những điều tích cực. “Thư Cho Em” không chỉ là một cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm sống mà còn là một nguồn cảm hứng để người trẻ tin vào tình yêu. Dưới đây là những bức thư và cuộc hành trình tôi thấy ấn tượng nhất đối với mình ở cuốn sách.
Người đàn ông đạp xe 1300 cây số cưới vợ. Thật sự tôi cảm thấy ngỡ ngàng và thán phục. Nó ly kỳ và vĩ đại hơn nhiều những mối tính trong văn chương tiểu thuyết mà chúng ta từng đọc. Để cưới được người mình yêu và nhớ thương suốt những ngày chiến trận, dù không hề biết người đấy ở đâu, bác chỉ với một xe đạp, một ba lô, một tấm giấy giới thiệu, đã đạp liên tục cả tuần, từ nơi này qua nơi khác , từ miền xuôi đến miền ngược, tổng cộng 1300 cây số, cho đến khi nào tìm thấy được vợ mình mới thôi ! Cho dễ hình dung, 1300 cây số tương đương với quãng đường từ Hà Nội tới Nha Trang. Trung bình một ngày phải đạp 180 cây số. Tốc độ đạp xe người bình thường là khoảng 15 cây số một giờ. Tốc độ đạp xe trung bình của một người là khoảng 15 cây số 1 giờ, như vậy trung bình một ngày phải đạp xe liên tục 12 tiếng. Lúc ấy đã được đạp xe ban ngày, nhưng đường xá tồi tệ mà phần lớn là đường núi, chỗ ăn nghỉ lại khó lường, đủ biết hành trình cưới vợ của bác là vất vả ra sao! Nhưng bác lại bị từ chối vì bác gái chưa muốn có con ở thời điểm đó, sau cùng vì tình yêu, bác gái vẫn đồng ý. Sau lễ cưới mới là điều tôi khâm phục bác, họ có ba “Đêm tân hôn” với nhau. Nhưng ba đêm ấy họ nằm tâm sự chuyện đời, chuyện nồng ái ái ân của một đôi vợ chồng mới cưới – chỉ vì bác đã hứa .Họ gần như thức trắng. Đọc đến đây tôi phải thốt lên wow tôi không thể nào tin là mình tìm thấy một tình yêu hay sự hi sinh nào vĩ đại nào đến như vậy. Đấy là cảm nhận của tôi còn dưới đây tôi xin khắc họa toàn bộ những bức thư giống hệt trong sách mà gần như tôi không thể khắc họa được bằng lời của mình tôi nghĩ những lời viết lại của bác Hoàng Nam Tiến ( ba con đã khắc họa nó một cách gần như là hoàn hảo rồi). Có thể có những bức thư khác hay hơn nhưng đây là những bức tôi chắc chắn sẽ áp dụng vào để tìm bạn đời và dạy con trong chính cuộc đời tôi.
“ Anh rất thích người ham học” Không chỉ là một tướng trận, ba còn là một thầy giáo. Hình ảnh tôi nhớ nhất về ba khi ở nhà là ông ngồi làm việc, soạn tài liệu, đọc sách …Từ khi còn là một cậu bé, tôi đã thấy ông hay ngồi một góc nhà, khi thì nghiên cứu tài liệu quân sự các nước, khi thì đọc sách triết học, tâm lý học…,Đông tây cả. Ông lúc nào cũng khuyến khích con cháu mình đọc, học tập thêm kiến thức mới. Nhờ ông rèn luyện, từ nhỏ tôi đã thích đọc sách, lớn lên thì nghiện sách luôn. Vì thế dễ hiểu là ngay từ những ngày đầu nên vợ nên chồng, ba đã quan tâm rất sát sao tới chuyện học tập và và phấn đấu công tác của mẹ. Con đường tình yêu của ba mẹ còn là con đường cùng nhau tiến bộ. Biết mẹ bước ra từ cuộc sống nghèo khổ dưới chế độ cũ, rồi gặp điều kiện chiến tranh khó khan, ít có điều kiện phát triển bản thân, nên bà không tránh khỏi những phút mặc cảm, tự ti và đôi khi khép mình, ba liên tục khích lệ động viên mẹ cố gắng làm việc, học tập. Có lẽ bản tính của một thầy giáo khiến ông luôn quan tâm và khích lệ mọi người xung quanh mình cố gắng học tập và trưởng thành, đương nhiên trong đó có mẹ. Ba động viên mẹ cố gắng trong công tác, nhấn mạnh việc trưởng thành trong tổ chứ, không phụ thuộc việc mình phụ thuộc vào cách mình phấn đấu : “Em cần thống nhất quan điểm với anh là sự tiến bộ của người phụ nữ không phải hoạt động chỗ này hay chỗ khác mà ở chỗ công tác chuyên môn tích cực, phát huy hết khả năng. Mình lao động, công tác đoàn thể tích cực về dài. Trong mọi hoàn cảnh, mọi công tác đều có thể tiến bộ được.”Ba tham gia khá sâu vào việc học tập của mẹ, biến việc này trở thành hoạt động “sinh hoạt tư tưởng” được cả hai duy trì trong hai thời gian xa nhau. Trong thời gian mẹ công tác ở Lạng Sơn, ba gửi sách cho mẹ đọc, bổ sung kiến thức. Họ giao hẹn đọc cùng nhau các tác phẩm kinh điển thời đấy như Thép đã tôi thế đấy, các tác phẩm tuyên truyền lòng yêu nước…Biết mẹ bận rộn công tác, đồng thời cũng chưa quen với việc học tập chăm chỉ, ba động viên mẹ luôn luôn. Thậm chí, ông chia sẻ rõ với mẹ ý muốn về một người bạn ham học và thông hiểu văn hóa : “ Anh rất thích học và rất ham học nên anh cũng muốn người yêu anh cũng như vậy, cái đó không hại gì. Em tùy ý anh nhé. Việc học cũng khó nhưng học tập Paven chúng ta sẽ thấy rõ không khó khan nào là không vượt qua được. Paven mù 2 mắt mà vẫn học hỏi được, không lẽ chúng ta lại không học được sao? Có lẽ Paven không tích cực học thì sẽ không thể hiểu được những quyển sách có giá trị như thế, em nhỉ.”Hằng tuần họ trai đổi cùng nhau xem tuần vừa rồi mình đã đọc được gì, học gì, có gì suy nghĩ ra sao, rút ra được gì từ tác phẩm. Không chỉ đọc chung ba còn viết thư chia sẻ với mẹ các tác phẩm ông đang đọc , khi thì tiểu thuyết Trung Quốc, khi thì tài liệu về quân sự từ Nga .Ba chia sẻ sôi nổi và say mê như thể chính lúc đó ông đang nói chuyện với vợ, tay cầm sách mắt hướng về em An Vinh thân yêu vậy. Sau này tôi mới hiểu không phải ba ép mẹ học tất cả những gì ông dặn thì ông mới yêu mẹ, Việc học ngoài tốt cho mẹ, còn là một cách ba giao tiếp để kết nối yêu thương. Thông qua những cuốn sách cùng nhau đọc, những lá thư tranh luận cuốn sách này rồi lại tiếp sang cuốn sách khác, dù xa nhau, mẹ sẽ luôn nghĩ về ba, luôn cảm thấy có ba bên mình.
Tiếp theo đây là bức thư tôi thấy ấn tượng nhất thật sự tôi đã đọc đi đọc lại bức thư này rất nhiều lần .”20/08/1963 Em, anh đã tiếp đến được thư em ngày 7/8/1963. Em và hai con khỏe anh mừng. Em Vinh, anh đã đọc kỹ thư em. Hôm nay a sẽ nói chuyện với em thêm để chúng ta có thể hiểu nhau nhiều hơn. Vì tình yêu của chúng ta, lúc nào chúng ta cũng yêu nhau nhiều, càng ngày càng yêu nhau nhiều hơn. Cái đó anh và em đều rõ cả. Cái đó không phải ngẫu nhiên mà có, mà do chúng ta tìm hiểu nhau biết rõ nhau về trước khi lấy nhau. Chúng ta mến nhau vì hoàn toàn tự do lựa chọn không bị một điều kiện khách quan nào ràng buộc cả. Có thể nói, hai ta hoàn toàn cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta cưới nhau. Nhưng trong đời sống thực tế, cho đến lúc cưới nhau, đó mới là bước đầu của hôn nhân. Có tìm hiểu mấy đi nữa cũng không biết nhau được nhiều, chỉ có sau khi chung sống, ta mới hiểu nhau thêm. Nhưng trong đời sống thực tế, cho đến lúc cưới nhau, đó mới là bước đầu của hôn nhân. Có tìm hiểu mấy đi nữa cũng không biết nhau được nhiều, chỉ có sau khi chung sống, ta mới tìm hiểu nhau thêm. Chúng ta cưới nhau đến nay vừa đúng chín năm. Thời gian đó kể cũng không phải ít nên chúng ta đã hiểu nhau nhiều và nó chứng minh cho sự lựa chọn của chúng ta là đúng đắn, không những thế, chín năm qua, hai chúng ta đều cố gắng để cho khả năng công tác tư tưởng của ta càng ngày càng tiến bộ. Vì vậy, càng ngày chúng ta càng yêu nhau hơn. Đó là những điểm căn bản. Nhưng em Vinh ạ, con người ta không bao giờ hoàn hảo được, ai cũng có những khuyết điểm và nhược điểm nhất định. Anh và em cũng thế. Chúng ta nói chung là bằng lòng nhau nhưng nhiều lúc thì không. Nhưng lúc không bằng lòng nhau, chúng ta cũng dễ thứ tha cho nhau. Nhưng khi đã tha thứ cho nhau thì tức là chúng ta cũng chưa giải quyết căn bản, vì vậy có lúc ta cũng giận nhau làm cho nhau buồn rồi lại phải hòa. Như vậy theo anh, cách giải quyết chúng ta chưa thực sự tốt. Chúng ta là vợ chồng nhưng chúng ta lại là đồng chí, là những Đảng viên. Theo anh, chúng ta vẫn có thể dùng phương pháp phê bình nhau một cách thành khẩn. Cùng bàn luận với nhau góp ý kiến cho nhau, có lẽ chúng ta sẽ giúp nhau tiến bộ nhiều hơn và sẽ hiểu nhau nhiều hơn. Cái đó chắc tốt hơn phương pháp trước đây khi không bằng lòng nhau thì ta nói luôn mấy câu rồi ai gây ra sự không hài lòng đó thì người đó phải dỗ người kia, nghĩa là em làm anh giận thì em phải dỗ anh và khi anh làm em giận thì anh lại phải dỗ em. Theo anh từ giờ về sau chúng ta đừng giận nhau nữa nhé, có gì không bằng lòng chỉ góp ý kiến với nhau thôi, lúc hòa hợp để hiểu nhau thôi nhé. Em Vinh, chắc em cũng đồng ý như vậy. Vì vậy lần này anh chủ động góp ý kiến với em nhé. Trước hết, anh muốn nói với em về vấn đề quan hệ trong gia đình. Còn quan hệ xã hội công tác, chúng ta sẽ góp ý kiến sau nhé. Trong quan hệ gia đình, em đối với anh và hai con đầy tình thương yêu thì anh và hai con cũng đều biết. Em lúc nào cũng lo cho gia đình. Nhưng em Vinh ạ, tình cảm của con người phức tạp. Chỉ có ý nghĩa là thương yêu chồng con rất nhiều cũng chưa đủ. Về tình cảm đối với các con, anh gửi cho em xem bài báo người ta nói về bộ phim Ba Lan trong đó có nói về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái để em hiểu hơn. Nhưng nói chung trẻ con đòi hỏi phải có sự trìu mến. Đối với chúng không chỉ cái gì cũng mua sắm cho nó mà được, mà phải có những phút giây âu yếm vuốt ve chúng, có những lời dịu dàng đối với chúng. Nhưng cái đó em rất ít làm đối với con mà thỉnh thoảng còn hay gắt gỏng nạt nộ chúng, thậm chí còn đánh con nữa. Dạy con bằng cách trách mắng con thì em chắc ở bên nhà chị Tính cũng biết kết quả ra sao . Và anh tin em cũng không có ý định nổi nóng với con, nhưng thỉnh thoảng em bực quá, em gắt lên và dùng roi đánh con. Em nên suy nghĩ xem tại sao con ở với em nhiều hơn, đáng lẽ tình cảm đối với em phải nhiều hơn vì ngày nào em cũng săn sóc nhưng động một tí nó lại đòi anh. Lúc hỏi con muốn ở bên ba hay bên mẹ, thương ba hay thương mẹ thì dứt khoát chúng nói thương ba, thậm chí buồn cười hơn là mẹ đẹp ba xấu chúng phản đối mà nói ba đẹp mẹ xấu. Không phải em không thương con, không yêu con, không săn sóc chúng, nhưng thiếu đi một cái gì đó là sự trìu mến. Anh kể thêm cho em một chuyện người ta thí nghiệm tâm lý, không cứ trẻ con mà ở các loài vật thôi nó cũng liên hệ cái đó: người ta nhốt mấy con khỉ con, không cho ở với mẹ nó, rồi trong chuồng người ta làm hai con khỉ mẹ giả, một con bằng nhung một con bằng gỗ hình thù đều giống nhau nhưng khi bầy khỉ con sợ hãi thì chúng nép vào hình con khỉ bằng nhung còn con khỉ bằng gỗ thì chúng xa lánh. Hai con khỉ mẹ đều vô hình đều vô tri nhưng con bằng nhung mềm mại hơn nên bầy khỉ con tin tưởng hơn. Nói tóm lại, sự vuốt ve trìu mến, nhưng lời âu yếm ngọt ngào vẫn là cần thiết đối với tình cảm của con cái chúng ta. Còn đối với anh, em nói hai con chúng cũng giống anh, hay giận như anh. Cái đó có lẽ cũng đúng, em yêu anh sâu sắc ,cái đó anh không có gì phàn nàn em cả. Nhưng anh vẫn thấy thiếu một cái gì đó là trìu mến âu yếm. Nghĩa là trong tình vợ chồng thì ngoài tình đồng chí, bạn bè, anh em, anh khát khao có một cái gì khác nữa. Thì cái đó thiếu với em. Ví dụ, anh về nhà, em lo kiếm cái gì cho anh ăn cho ngon, lo quần áo anh có gì phải sửa sang không, cái đó rất quý. Nhưng với tình cảm vợ chồng thì cái đó chưa đủ. Vì cha mẹ thương con, anh em thương nhau hay bạn bè thân thì cũng có thể có cái đó được chứ không nhất thiết phải vợ chồng. Vì vợ chồng, anh đòi hỏi hơn một cái gì hơn. Anh thử nghĩ lại xem có khi nào anh đi về mệt nhọc không phải em cho ăn thật ngon, mà làm ôm anh, hôn anh, vuốt ve và âu yếm anh. Có nhưng cũng ít. Anh thích hôn em, nhưng anh lại thích hơn nếu em hôn anh trước. Nói tóm lại, tình cảm phức tạp lắm, anh không nói hết được, nhưng anh chỉ muốn nói với, đối với anh cũng như đối với hai con lý trí không đủ mà còn phải tình cảm nhiều. Em có thể cho anh lãng mạn kiểu tiểu tư sản, nhưng em cũng có thể thấy nơi các con vì chúng mới lớn lên chưa biết gì là tiểu tư sản lãng mạn đâu nhưng chúng cũng đòi hỏi thế. Trao đổi qua với em như thế, chờ thư em trả lời chúng ta bàn luận thêm. Em có cái gì không đồng ý với quan điểm của anh thì cho anh biết nhé. Hôn em, …Đan… ”
Tôi đã đọc bức thư này nhiều lần vì tâm đắc. Tôi còn gửi bức thư này vào nhóm gia đình, chị gái, em trai và chắc chắn tôi sẽ kể cho người yêu tương lai , vợ con và con cháu tôi sau này . Thật sự tôi rất muốn viết thêm nhiều bức thư khác thật sự là nó rất ấn tượng nhưng mà tôi nghĩ rằng các bạn nên đọc qua tác phẩm tôi nghĩ bạn sẽ thật ấn tượng với nội dung cũng như thông điệp mà tác phẩm mang lại. Và tôi tin rằng tác phẩm này xứng đáng biết đến rộng rãi hơn, tôi sẽ giới thiệu tác phẩm này cho bạn bè người thân. Cảm ơn bác Hoàng Nam Tiến đã tổng kết và viết lại một chuyện tình đáng để khâm phục và tâm đắc như thế. Tổng kết lại quyển sách tôi nghĩ: Tình yêu thường đi kèm với sự hy sinh, lòng thấu hiểu, và mong muốn mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Đó cũng là nguồn cảm hứng mạnh mẽ, giúp con người vượt qua khó khăn, xây dựng và phát triển những mối quan hệ bền vững, ý nghĩa. Tuy nhiên, tình yêu cũng đòi hỏi sự chân thành, tin tưởng, và sự đồng hành để nuôi dưỡng và gìn giữ. “Tình yêu không phải là tìm thấy một người hoàn hảo, mà là nhìn thấy sự hoàn hảo trong một người không hoàn hảo.” Đọc xong tôi xin tin chắc là câu này không chỉ là câu châm ngôn mà là có thật trên đời .“Khi bạn thực sự yêu ai đó, khoảng cách không bao giờ có thể chia cách trái tim bạn.”

Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết này