Cuộc nổi dạy Gwangju và sự trí trá của người Mỹ, hành trình tìm kiếm sự thật - công lý tại Hàn Quốc
Một câu chuyện kể từ một cây viết lâu năm của tạp chí The Nation. Tác giả Tim Shorrock – Đăng tải ngày 5/6/2015 Một bức tranh...
Một câu chuyện kể từ một cây viết lâu năm của tạp chí The Nation.
Tác giả Tim Shorrock – Đăng tải ngày 5/6/2015
Đây là một câu chuyện rất riêng tư, bạn sẽ thấy nó không giống với lối viết mỉa mai thường ngày của tôi. Tháng trước, tôi đã có một trải nghiệm độc đáo và đáng trân trọng, nhưng đồng thời cũng có một cái nhìn sâu sắc hơn về đất nước Hàn Quốc, chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ cũng như sức mạnh và điểm yếu của nền báo chí. Điều này thật xứng đáng để được chia sẻ, và tôi thật lòng cảm ơn bạn vì đã dành thời gian đọc nó.
Hai tuần trước, vào ngày 21/5, tôi đã đứng tại quảng trường trung tâm của thành phố cũ Gwangju, Hàn Quốc, để nhận danh hiệu công dân danh dự từ ngài thị trưởng thành phố, ông Yoon Jang-hyun, một chính trị gia cấp tiến và được tôn trọng. Đối diện với tôi, là sự hiện diện của hơn 3000 người dân kỉ niệm ngày lễ Công Dân được thành phố tổ chức hàng năm, nhằm tưởng nhớ sự kiện 2 lữ đoàn của Lực lượng đặc biệt Hàn Quốc tiêu diệt cuộc bạo động đòi dân chủ của sinh viên năm 1980.
Tôi đã có được một vinh dự để phơi bày sự thật về vai trò giấu mặt của nước Mỹ trong cuộc bạo động năm 1980, và sự tham gia vào quyết định tấn công lực lượng nổi dậy của phía chính phủ Hàn Quốc. Khi tên của tôi được xướng lên trong buổi lễ ngày 21/5, thị trưởng Yoon đã trao cho tôi một huân chương lấp lánh thể hiện sự tri ân của thành phố cho những nỗ lực cao quý của tôi với công cuộc lan tỏa giá trị của Cuộc nổi dậy đòi dân chủ 18/5 ra toàn thế giới.
Nhận danh hiệu đó là một dấu son của cuộc đời mà tôi sẽ không bao giờ quên, nó là thành tựu của hàng thập kỉ điều tra mà tôi đã làm về Gwangju và mối quan hệ chiến lược Mỹ - Hàn. Bạn có thể thấy trong đoạn phim ngắn này ở Youtube, tôi đã hơi quá khích. Tôi đã bộc lộ sự xấu hổ về việc Hoa Kỳ tiếp tay cho các tướng lĩnh và cam kết gắn bó mãi mãi với thành phố này.
Danh hiệu của tôi rất quan trọng, vì nó được viết lên từ chính những sự kiện diễn ra tại quảng trường nơi tôi đang đứng. Tại nơi đây, dưới cái bóng của thủ phủ Gwangju năm đó, tiếng nói cuối cùng của những người nổi dậy vẫn còn cho đến tận ngày 27/5/1980,trước khi bị đàn áp bởi một sư đoàn Quân đội Hàn Quốc điều động từ DMZ. Họ được phái đến dưới sự đồng ý của Tư lệnh lực lượng Liên quân Mỹ - Hàn, tướng John Wickham.
Quyết định đó, được đưa ra bởi các cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ, đã thay đổi mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ mãi mãi. Đối với những người dân ở Gwangju, rất nhiều người trong số họ đã tin rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ đứng về phía cuộc lực lượng biểu tình đòi dân chủ, và đó là một sự phản bội mà họ mãi mãi không bao giờ quên. Và đến khi phần còn lại của Hàn Quốc biết được sự thật về cuộc nổi dậy và hiểu rằng Hoa Kỳ đã giúp kiểm soát nó, làn sóng chống Mỹ sẽ lan rộng như cháy rừng.
Lực lượng đặc biệt “mũ nồi đen” được điều động đến Gwangju bởi một lãnh đạo quân đội Chun Doo-hwan nhằm thiết lập chế độ quân quản mà ông ta đã ban bố trên toàn quốc vào đêm ngày 17/5/1980. Trong vòng hai ngày, lính của họ sử dụng M-16s và lưỡi lê để giết và làm bị thương hàng trăm dân thường trên các đường phố của Gwangju đang đòi chấm dứt chế độ quân quản và khôi phục chế độ dân chủ.
Cuộc thảm sát Gwangju, được biết đến, là một ngày lễ chính thức hàng năm. Đối với Hàn Quốc, nó đánh dấu thời kì đen tối nhất của chế độ quân phiệt trong lịch sử. Nhưng sự tưởng niệm cũng vinh danh những người cầm vũ khí lên chiến đấu cho nền cộng hòa non trẻ của họ đã bị các tướng lĩnh quân đội cướp đi. Đó là vì người dân Gwangju đã làm một điều không thể tưởng tượng: Họ đã phản kháng.
Với súng, vũ khí cướp được từ một kho quân trang địa phương, lực lượng dân quân để đẩy lùi đội quân của chính quyền quân quản ra khỏi thành phố. Khi mà quân đội Hàn Quốc siết chặt quản lý Gwangju, người dân đã cướp lấy và điều hành thành phố theo ý họ.
Hầu như mọi người dân trong thành phố đều tham gia, tạo nên một chính phủ tự quản mà nhiều người Hàn Quốc ngày nay so sánh với Công Xã Paris 1871. Phụ nữ chia sẻ đồ ăn và nước uống với những người chiến sĩ. Tài xế taxi và bus chở lực lượng nổi dậy xung quanh thành phố, và trong vài trường hợp, sử dụng phương tiện của họ làm vũ khí chống lại quân đội. Ý tá, bác sĩ giúp điều trị những người bị phương. Công dân già trẻ lớn bé, cùng đến bệnh viện để hiến máu.
Bức tranh trên, được treo tại Tổ chức Kỉ niệm 18 tháng 5, cung cấp một minh chứng đầy màu sắc cho sự kiện đó. Bạn có thể tìm thấy một cái nhìn sâu hơn về sự ủng hộ rộng rãi dành cho cuộc nổi dậy ở đoạn phim ngắn được tôi ghi lại tại kho lưu trữ thành phố Gwangju vừa được mở cửa vào tháng 5. Lý tưởng về một “Công Xã Gwangju” phổ biến đến mức thành phố cũng đã trao danh hiệu công dân danh dự cho Geoge Katsiaficas, một học giả người Mỹ đã viết 2 cuốn sách về sự ảnh hưởng của Gwangju đến tiến trình phát triển của xã hội châu Á.
Gwangju là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên chống lại quân đội Hàn Quốc kể từ sau chiến tranh Triều Tiên 1953. Thế nhưng nó làm rung chuyển nền móng cấu trúng quyền lực của Mỹ tại Đông Á. Gwangju đã thách thức một lực lượng quân đội mới dành được quyền lực chính trị vào năm 1961, tạo ra sự khủng hoảng trầm trọng đối với chính quyền của Carter, vốn đã choáng váng với cuộc nổi dạy chiếm đóng sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran năm 1979, và hoàn toàn không muốn lập lại một “iran” thứ hai.
Tôi đã đến Gwangju một thời gian ngắn ngay sau cuộc nổi dậy. Và trong suốt những năm đầu thập niên 1980 tôi đã viết cho tờ New York Guardian, The Progressive, The Nation và San Francisco Chronicle về những bước tiến của công nhân và sinh viên Hàn Quốc đòi dân chủ, và vai trò của lực lượng quân đội Mỹ ở đây. Vào năm 1985, tôi đến Gwangju lần nữa, và gặp gỡ rất nhều người từng tham gia cuộc nổi dậy năm nào. Điều này đã thắp sáng một hành trình hàng năm trời tìm kiếm sự thật về những sự kiện diễn ra tại đây.
Năm 1996, tôi viết một loại bài báo cho tờ Journal of Commerce và tờ Sisa Journal của Hàn Quốc, lần đầu tiên, tôi phơi bày việc chính quyền Carter đã dính lứu sâu thế thế nào trong một âm mưu đảo chính quân sự năm 1980. Dựa trên những tài liệu được giải mật từ Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc căn cứ theo Đạo Luật Tự Do Thông Tin, câu chuyện của tôi cho thấy chính quyền Carter cơ bản đã bật đèn xanh cho các tướng lĩnh Hàn Quốc sử dụng quân đội để chống lại cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân làm rung chuyển đất nước vào năm 1980 (nhiều năm sau đó, tôi thu nhập nhiều tài liệu của CIA, cho thấy cơ quan này đã đánh giá thấp sự phản kháng của người dân Hàn Quốc với chế độ độc tài).
Khi những bài báo của tôi trên tờ Journal of Commerce được đăng tải, hầu như nó không nhận được sự quan tâm từ báo chí tại Mỹ, mặc dù sự thật là tướng Chun và những tướng lĩnh khác tham gia vào cuộc thảm sát đang hầu tòa vào cùng thời điểm đó (tờ báo lớn duy nhất đăng tải về nó là The Washington Post). Chun bị kết án và sau đó được ân xá bởi Kim Dea Jung, vị tổng thống mà chính Chun đã cố gắng xử tử. Xem thêm bài phỏng vấn Kim Dea Jung tại đây:
Nhưng những bài báo của tôi được lên trang nhất tại Hàn Quốc nhiều ngày, và khởi xướng nhiều cuộc biểu tình trước cửa Sứ quán Mỹ tại Seoul. Trong những năm gần đây. Nó cũng được quan tâm bởi truyền thông Hàn Quốc, khi mà họ mô tả câu chuyện của tôi là thiếu chính xác, phóng đại và cường điệu.
Trong lòng thành phố Gwangju, câu chuyện của tôi có sức lanh tỏa nhanh như điện. Sau nhiều năm, người dân thành phố đã biết thì ra là tổng thống Carter đã đồng ý sử dụng lực lượng vũ trang dưới sự chỉ huy của liên quân Mỹ - Hàn để dập tắt cuộc nổi dậy của họ. Nhưng cho đến khi tôi thu thập được tài liệu cho thấy đặc phái biên của Carter tại Hàn Quốc, William Gleysteen, đã phê chuẩn trước kế hoạch của mình cho việc sử dụng quân đội chống lại đám đông sinh viên và công nhân tràn ngập thành phố mùa xuân năm 1980 thì người dân của Gwangju mới biết sự đồng lõa của Hoa Kỳ sâu đến cỡ nào. Các tài liệu này nổi tiếng ở Hàn Quốc với cái tên là Cherokee Documents, theo mật danh của nó lúc đó.
Một trong những tài liệu nằm trong hồ sơ Cherokee, được viết ngày 8/5/1980, cho thấy Gleysteen đã nói với tướng Chun rằng chính phủ Hoa Kỳ đã hiểu rằng cần thiết phải duy trì trật tự và luật pháp để chống lại cuộc biểu tình đông đảo nhưng rất hòa bình. Một số khác cho thấy, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại Giao đã nhận thức rõ ràng việc Lực lượng Đặc biệt Hàn Quốc, vốn được đào tạo để chiến đấu đằng sau các ranh giới tại Bắc Triều Tiên, đã được đưa đến Gwangju và các thành phố khác nhằm chuẩn bị cho cuộc đảo chính ngày 18/5.
Dưới góc nhìn của tôi, tài liệu hãi hùng nhất, được thu thập từ Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, cho thấy chi tiết từng phút của cuộc họp định mệnh tại nhà trắng vào ngày 22/5/1980. Trong cuộc họp được dẫn dắt bởi Trợ lý Thư Ký Liên Bang Richard Holbrooker và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Zbiniew Brezinski, Carter đã đồng ý rằng cuộc nổi dậy của Gwangju, theo hiểu biết của phía Mỹ là nó được bắt đầu bởi việc thảm sát những người dân không có vũ trang tham gia biểu tình, phải bị nghiền nát bằng sức mạnh quân sự. Năm ngày sau cuộc họp đó, Hàn Quốc cử Sư đoàn 9 Bộ Binh tràn vào thành phố và giết những người chống đối còn lại đang ở trong tòa thị chính.
Trong cuộc viếng thăm của tôi tới Gwangju, tôi thấy sự ảnh hướng sâu sắc mà câu chuyện của tôi mang đến cho tiến trình dân chủ. “Câu chuyện của anh làm tôi sáng mắt sáng lòng” Lee Jee-cui, một trong những người lãnh đạo cuộc nổi dậy đã nói với tôi trong lúc chúng tôi đi bộ tới nghĩa trang nơi các nạn nhân của cuộc nổi dậy được chôn cất.
Lee, người đã trốn thoát khỏi thành phố, nhưng bị bắt giữ và bỏ tù bởi quân đội Hàn Quốc vào mùa thu năm 1980, là đồng tác giả của một cuốn sách nổi tiếng tên là Kwangju Diary, Beyond the Darkness of the Age. Cuốn biên niên sử về cuộc nổi dậy này lưu truyền bí mật hàng năm và trở thành sách bán chạy nhát khi mà nền dân chủ được lập lại vào năm 1987. “Đã có rất nhiều người bị bắt vì sở hữu cuốn sách đó” Lee nói.
Ngày mà tôi đến Gwangju, Hội 18/5 đã tài trợ một cuộc họp báo kéo dài 3 tiếng, nơi tôi nói về những tài liệu mà tôi thu thập được với những người tham gia cuộc nổi dạy và những học giả nghiên cứu về nó. Sự kiện này hoàn toàn không được nhắc đến bởi truyền thông đại chúng Hàn Quốc lúc đó, gồm cả Hankyoreh, tờ báo tư nhân duy nhất không sở hữu bởi các tập đoàn kinh tế lớn, và MBC, đài truyền hình tư nhân lớn nhất cả nước.
Có một người tham dự hôm đó, là bà Song Hee-sung, từng là lãnh đạo lữ đoàn phụ nữ trong thời kì nổi dậy và bây giờ là thành viên của South Cholla Provincial Assembly, một cơ quan lập pháp tại tỉnh của bà. Bà ấy đặc biệt hứng thú về những gì tài liệu của tôi nói về Bắc Hàn. Đó là vì cánh hữu ở Nam Hàn đang cố gắng bôi nhọ cuộc nổi dạy Gwangju bằng cách nói nó thực ra có sự tham gia của 600 lính Triều Tiên đã xâm nhập vào thành phố lúc đó.
Tôi đã hồi đáp rằng tài liệu cho thấy sự thật nét căng rằng Hoa Kỳ không quan sát thất bất kì hoạt động quân sự bất thường nào của Triều Tiên trong suốt thời gian diễn ra cuộc nổi dậy. Những quan sát tương tự cũng được cơ quan tình báo Hoa Kỳ thực hiện cùng thời điểm đó. Tôi giải thích nằng bán đảo Triều Tiên, bây giờ cũng như hồi đó, được giám sát chặt chẽ bởi mạng lưới tình báo điện tử Hoa Kỳ, bao gồm các máy bay trinh sát U-2, và Cơ quan an ninh quốc gia, và bất kì hoạt động quân sự nào của Triều Tiên vào năm 1980 đều được ghi chép và công bố rộng rãi. Ý tưởng của 600 lính Triều Tiên đã có mặt ở Gwangju, tôi khẳng định, là lố bịch.
Ngạc nhiên thay, bình luận của tôi đã xuất hiện trên trang nhất của kênh truyền thông vào ngày hôm sau ( Ví dụ như bài này: https://www.upi.com/Top_News/World-News/2015/05/20/North-Korean-soldiers-were-not-deployed-in-Gwangju-says-journalist/6561432141016/). Đối với nhiều phóng viên và biên tập, những phân tích của tôi là một sự phản đối trước những giải thích của phe cánh hữu tại Hàn Quốc. Người trẻ Hàn Quốc, bức xúc với sự gia tăng quyền kiểm soát của tổng thống Park Geun-hye (con gái của nhà độc tài Park Chung-hee), đã lan tỏa thông tin này. Sau đó, tôi được nói rằng cuộc phỏng vấn của tôi với OhMyNews, một trang tin độc lập trên Internet với lượng truy cập rất lớn, đã đạt 4000 “likes” trê Facebook. Câu chuện khác trên tờ Hankook Ilbo, một tờ báo ra hàng ngày lớn, cũng được các độc giả quan tâm.
Sau đó, tại Seoul, tôi gặp người đồng tác giả khác của cuốn Diary, Dr So Jun Seop, một nhà nghiên cứu tại thư viện National Assembly. Dr So, người mà 22 tuổi lúc cuộc nổi dạy xảy ra, đã có 5 năm chạy trốn cho đến khi bị bắt vào năm 1985. “Trước Gwangju, không có một hành động chống Mỹ nào diễn ra ở Hàn Quốc” – ông ấy nói về tôi – “Nhưng sự cố này đã tác động mạnh đến tâm lý. Sau khi đọc cuốn Diary, nhiều sinh viên từng nghĩ rằng Mỹ rất thân thiện, nhưng sau đó họ đã thay đổi quan điểm”
Sự thật là, những hành động giải phóng quyền con người như Holbrooke, được điều hành bởi quy định của Mỹ vào thời điểm đó càng làm tăng sự tức giận của của – cũng như của tôi. Một bài báo viết năm 1986 trên tờ The Nation, tôi đã so sánh vị quan chức cuối cùng của bộ Ngoại Giao với Alden Pyle – người CIA nhưng tốt với “tầm nhìn rộng rãi quy mô nhà trường”, người mà đã nhân cách hóa chủ nghĩa Tự Do thời kì chiến tranh lạnh trong cuốn sách Người Mỹ Thầm Lặng của Graham Greene về Việt Nam.
Sau những ngày vui vẻ ở Gwangju, tôi trở về Seoul, chủ yếu để đưa tin về những người phụ nữ diễu hành qua DMZ được tổ chức một Gloria Steinem – một nhà hoạt động nữ quyền, và Christine Ahn, một người Mỹ gốc Hàn hoạt động vì hòa bình tại Hawaii.
Trong một lần tới nhà ga Seoul, tôi đã được gặp Cho Tea-guen, một trợ lý cao cấp của Park Won-suk – một thành viên quốc hội ( để tôi vui, Mr Cho đã cầm cuốn sách Spies for Hires của tôi, nên tôi có thể nhận ra anh ấy). Anh ấy nói sếp của anh rất hứng thú với những bài báo của tôi về Gwangju, và cụ thể là đoạn tôi viết cho một cuốn sách về cuộc nổi dậy.
Năm 1999, bản tiếng Anh của Gwangju Diary được xuất bản bởi trường Nhà xuất bản Đại học California, trong đó kèm theo một luận văn về tầm quan trọng của Gwangju viết bởi tôi và Bruce Cumings, một sử gia có tiếng người Mỹ về chiến tranh Triều Tiên ( và đồng thời là người đóng góp có thâm niên cho tờ The Nation). Luận văn của tôi dựa trên những tài liệu tôi thu thập dưới danh nghĩa FOIA, diễn giải “góc nhìn của Washington”, được in kèm theo trong cả bản tiếng Anh và Hàn và cuốn sách.
Cuối cùng, Representative Park, một thành viên của Justice Party, đã quyết định đưa ra một dư luật trong cộng đồng để cung cấp kinh phí nhằm xuất bản ấn bản mới với 7 nhà tài trợ. Vào 26/5, anh ấy mời tôi đến cuộc họp báo tại Quốc Hội đã tuyên bố về sáng kiến này và nói về tầm quan trọng của việc xuất bản lại cuốn sách. Đây là một phút giây vô cùng đáng tự hào đối với tôi. Representative Park là một tổ chức hoạt động dân chủ có thâm niên, người mà trước đó đã giúp vận hành tổ chức People’s Solidarity for Participatory Demoracy, một liên minh lớn có trụ sở tại Seoul.
Tôi đã rất vinh dự bởi sự xuất hiện của bà đại diện Kwon Eun-hee, người đại diện cho New Politics Alliance Party. Vào năm 2016, Ms Kwon là một sĩ quan cảnh sát tại Hàn Quốc tham gia điều tra tội phạm khi bà được biết rằng National Intelligence Service – người kế tục của phiên bản CIA tàn ác của Hàn Quốc – đang sử dụng mạng xã hội để xâm hại và khủng bố những công dân phản đối chính phủ. Kwon đã bắt đầu một cuộc điều tra mà ngay sau đó bị bác bỏ bởi cảnh sát trưởng. Sau đó, bà đã lật tẩy sự che đậy và tìm đến báo chí. Sự phanh phui mà bà mang đến đã trở thành một câu chuyện khổng lồ tầm cỡ quốc giá. Nhưng bà đã bị quấy rối và trù dập, sau đó đã phải thôi việc. Ngày nay, bà ấy được gọi là “con gái của Gwangju” bởi những người ngưỡng mộ.
Tuyên bố chung của họ nhắm vào việc cần phải thức tỉnh cộng đồng trước những sự thật được công bố trong Kwangju Diary, và tầm quan trọng của nó với vai trò một tài liệu lịch sử.
Ngày nay, Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwang ju không chỉ kỉ niệm về một quãng thời gian đau buồn và bất hạnh của lịch sử hiện đại, mà nó còn để nhớ về thời khắc bắt đầu cho kỉ nguyên dân chủ. Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwangju xuất hiện nhưng một khoản khắc truyền cảm hứng cho tự do của nhân loại không chỉ với lịch sử Hàn Quốc và còn có ý nghĩa với toàn thế giới.Chúng tôi, những người kí tên dưới đây, là những thành viên Quốc Hội được học một bài học xương máu từ Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwangju, và cũng là những người ủng hộ cho con người và dân chủ ... The Kwangju Diary là sự thât, một ghi chép đầy màu sắc về Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwangju. Và ấn bản tiếng Anh của nó, được xuất bản lần đầu vào năm 1999, trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho những án muốn hiểu về quá trình dân chủ hóa của dân tộc Hàn vì nó lan tỏa ý nghĩa của Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwangju cũng như dân chủ hóa nói chung.Chúng tôi gần đây được biết rằng Kwangju Diary, đã ngưng xuất bản từ 2005. Nó là một sự không trân trọng đối với tài liệu tiếng Anh duy nhất về Tiến Trình Dân Chủ Hóa Gwangju khi mà để ngừng xuất bản gần 1 thập kỉ.
Họ đã kêu gọi chính phủ trung ương và thành phố Gwangju có những hành động để đảm bảo cuốn sách được xuất bản trở lại, và cam kết sẽ đảm bảo các nguồn tài chính khác để có ngân sách. Tôi đã tiếp tục với một bài phát biểu tổng hợp những nghiên cứu và giãi bày nỗi thất vọng của tôi trước sự thật mà quốc gia của tôi đã góp phần tiêu diệt “Công xã Gwangju”
Đây là một sự phản bội đối với người dân Hàn Quốc vì Hoa kỳ luôn luôn rao giảng rằng họ giúp Hàn Quốc chống lại Triều Tiên và hỗ trợ cho tiến trình dân chủ và quyền con người. Nhưng thay vào đó, Mỹ đưa ra một quyết định hỗ trợ chính quyền quân phiệt và duy trì cái gọi là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ tại bán đảo Triều Kiên. Là một người Mỹ, tôi thấy nhục không chịu được.
Cuối cùng, tôi bày tỏ sự kính trọng đối với Đại Diện Kwon với vai trò người tiên phong, và nói với bà rằng, dưới thời Obama, loại người tiên phong ở Mỹ là một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bà ấy tỏ ra rât trân trọng. Cũng như cuộc viếng thăm của tôi tới Gwangju, buổi họp báo là một bài học lớn về tinh thần đoàn kết quốc tế.
Phần yêu thích nhất của tôi trong chuyến đi này đến vào cuối buổi lễ kỉ niệm 21/5 ở Gwangju, khi mà trong đám đông, có sự tham gia của một nghệ sĩ opera nổi tiếng và 1 dành hợp xướng trẻ em, cất vang bài thành phố ca về sự tự do “Marching for our Beloved” (Tiến quân vì những gì ta yêu thương). Bài hát bị cấm bởi chính phủ trong suốt thập niên 1980, và trở thành một bài hát không chính thức của phong trào dân chủ Hàn quốc.
Nhưng trong một vài năm gần đây. Chính phủ và một phần của xã hội đã ngả về cánh hũu, bài hát trở thành một chủ đề gây tranh cãi. Gần đây, lời bài hát bị cấm vì những đoạn clip có sự xuất hiện của nó trong một bộ phim của Triều Tiên về Gwangju. Trong khi giai điệu này được chơi vào lễ kỉ niệm 18/5 năm nay, phía đại diện của chính phủ ngồi yên còn phần đám đông cùng đứng lên thể hiện sự tôn trọng.
Không có một sự miễn cưỡng nào ở Gwangju. Dẫn dắt bởi thị trưởng Yoon, 3000 người cùng hòa vang lời ca của bài hát, giơ cao nắm đấm, trong khi hình ảnh của đội dân quân Gwangju trong lịch sử tràn ngập màn hình lớn phía sau. Đó là một khoảng khắc đẹp, nói với tôi rằng tinh thần cách mạng Gwangju bất diệt, tinh thần dân chủ và tự do sống mạnh mẽ trong lòng người dân nơi đây.
Lưu ý: Nội dung bài viết được dịch nguyên văn từ bài báo gốc đã trích dẫn phía trên. Mình cố gắng đảm bảo tính chân thực nhất kể cả về nội dung lẫn thái độ của tác giả. Bài viết không bao hàm quan điểm cá nhân của mình.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất