Kết quả hình ảnh cho child labor mica miners

Khoảng 10 năm trở lại đây, con người bắt đầu thấy được những lời cảnh báo đầy rõ ràng từ mẹ thiên nhiên và vội vã lên tiếng cảnh báo nhau hoặc tìm giải pháp, đáng buồn thành phần này chiếm không hề “nặng ký” cả về số vẫn lượng so với mặt bằng dân số thế giới nói chung hay trong mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nói riêng.
Như thường lệ, theo thứ tự thì những điều mới mẻ hay mang tính tân tiến sẽ bước dân theo thứ tự từ các nước phát triển (developed countries)  đến nước đang phát triển (developing countries). Ở Việt Nam, phong trào này rộ lên khoảng 4 năm nay, mỗi chúng ta chắc không lạ lẫm gì với cái định nghĩa như là  Zero Waste, ống hút giấy, ống hút sắt, ống hút làm từ gạo, túi sử dụng nhiều lần thay cho túi nhựa dùng một lần như trước đây. Để thể hiện sự dẫn đầu xu hướng cũng như tăng tính nhân văn cho sản phẩm, một số chuỗi nhà hàng ăn uống (F&B) tạo ra các ưu đãi cho khách hàng mang vật đựng tới đựng sản phẩm thay vì sử dụng các bao bì sử dụng một lần của nhà hàng.
Những hành động này về vĩ mô vẫn góp phần nào đó vào việc bảo vệ môi trường nhưng với góc nhìn cá nhân tôi thấy mọi thứ đang dần đi xa và tạo những phản ứng ngược đến cái mà nhân loại chúng ta đang muốn hướng tới.
Gần đây, tôi có đọc được một bài lên án các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường cụ thể là một con vượn bị đạn ghim hàng chục viên vào cơ thể và phỏng đoán là do các công nhân ở những khu rừng cọ ở Indonesia. Dầu cọ có thể nghe lạ lẫm với bạn nhiều bạn nhưng mình khẳng định 99,9% mỗi chúng ta tiếp xúc với nó mỗi ngày, dầu cọ xuất hiện nhiều trong các sản phẩm hoá mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước rửa chén với vai trò là chất nền hay các thực phẩm đóng gói. Đó là một câu chuyện buồn với con vật đó nhưng điều không ổn là nhiều người lên án và kêu gọi hạn chế sử dụng những sản phẩm có thành phần từ dầu cọ.
Vấn đề tôi thấy ở đây không còn câu chuyện chung quanh dầu cọ hay dầu ăn mà là đại đa số chúng ta đang đối diện với vấn đề nguy cấp của nhân loại với cái đầu cực thiển cận và thiếu hiểu biết, thêm chút “năng nỗ phong trào”.
  • Nhân loại tới hôm nay đã là tội đồ rồi.
Nhiều bạn sẽ lầm tưởng mình mang tư tưởng diệt chủng hay muốn đi ngược lại thế giới để trở nên nổi bật. Nhưng hay nhìn lại số lượng cá thể của loài người so với các loài động vật cùng tầng trong chuỗi thức ăn có đang mất cân bằng hay nói đúng hơn là áp đảo vô cùng hay không? Chính chúng ta cũng thừa nhận dân số thế giới đang bùng nổ không phanh, thậm chí chính chúng ta cũng đang dần không chịu nổi sự chật chội của đồng loại rồi thì hãy hỏi với các loài khác sẽ ra sao?
Có thể ví von chúng ta và các loài sinh vật trên trái đất này là những người con của Đất mẹ. Đất Mẹ để lại cho mỗi người con một phần gia sản cực kì phù hợp với cấu tạo sinh học của mỗi người con nhưng đáng buồn là đứa con Loài Người phát triển quá nhanh quá hùng mạnh, đứa con này chèn ép các người anh em còn lại đã đành, còn nhân danh “cách mạng công nghiệp” “cách mạng công nghệ” huỷ hoài ngôi nhà chung.
Nhưng chuyện thì cũng đã rồi, điều chúng ta cần làm là làm chậm quá trình huỷ hoại lại nhanh nhất có thể, thay vì những bước tiến điên rồ tối ưu hoá hút cạn kiệt tài nguyên, hãy dùng chất xám bằng những phát minh giúp chúng ta dung hoà, cân bằng được sức nặng mà loài người đang đè nặng lên môi trường sống. Và cuối cùng là hãy cầu nguyện, cầu nguyện rằng Đất Mẹ bao dung không trừng phạt nặng tay với đứa con hư hỏng hoặc tệ hơn là quét nó ra khỏi nhà. Loài người tự cao và ngu dốt không hề hay biết sự tồn tại của chúng ta đến từng phút giây này là nhờ sự cưu mang.
Tại sao tôi lại nhấn mạnh sự bùng nổ về cá thể của loài người nguy hại như vậy? Vì hơn bất kể loài nào khác, mỗi cá thể loài người tiêu tốn tài nguyên nhiều gấp hàng triệu lần loài khác. Chúng ta sinh ra và rồi chết đi trần trụi nhưng trong quá trình sống chúng ta “tiêu pha” rất nhiều các nguồn tài nguyên, mọi thứ dính tới nền văn minh nhân loại cực kì phức tạp so với các loài cùng tầng trong chuỗi thức ăn.
Ví dụ một bữa ăn của chúng ta phải được chế biến rồi đựng trong các vật dụng rồi chúng ta tiêu hoá rồi thải ra cũng cần một nơi cụ thể với các dụng cụ đi kèm. Khác với loài linh trưởng đồ ăn không được chế biến hay đóng gói trước khi đưa vào miệng và phân của chúng rơi thẳng từ hậu môn xuống đất, không cần dội nước.
Tôi so sánh như vậy có thể hơi khập khiểng vì chúng ta về lý thuyết vẫn tiếng hoá hơn nhiều, nhưng điều tôi muốn chỉ ra là với sự tồn tại của mỗi cá thể về cơ bản đã tiêu tốn nhiều đến vậy mà số lượng cá thể lại còn áp đảo thì hãy tưởng tượng sức nặng chúng ta đang đè lên vai ngôi nhà chung này to lớn như thế nào.
  • Tay ai dính chàm?
Quay lại với câu chuyện dầu cọ, hãy tỉnh táo mà nhận ra là dù chúng ta có tẩy chay các sản phẩm có chứa dầu cọ thì rồi cũng sẽ phải tìm một thứ thay thế và loài người lại phải khai thác một loại cây khác nào đó vì những thứ này thuộc về nhu yếu phẩm, không thể cắt bỏ hay thay thế .
Một mặt khác, tôi từng nhìn thấy những cánh rừng cọ nhân tạo xung quanh sân bay Kualar Lumpur bán kính hàng chục cây số vì đúng với mức an toàn thì khu vực xung quanh khá hại nếu sinh sống dưới dạng khu dân cư, điều này khiến mình thấy khó hiểu về các dãy nhà chen chúc của Gò Vấp và Tân Bình quanh khu vực Tân Sơn Nhất. Và tất nhiên việc khai thác dầu cọ ở Malaysia cũng sẽ ít dính máu của động vật hoang dã hơn hay ít nhất cũng ít đuổi chúng ra khỏi căn nhà.
 Vấn đề ở đây không phải chúng ta có ngưng dùng cái A hay cái B mà là những người đứng đầu của những tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia họ có quan tâm tới những vấn nạn chúng ta đang gặp phải hay không.
Nhưng đừng đổ hết lỗi cho ai hết mà lỗi là ở chúng ta, trước khi bầu cử hay đề bạt cho một người ngồi lên vị trí đứng đầu của một tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia chúng ta có bao giờ quan tâm tới vấn đề môi trường chưa? Tay các bạn cầm ly giấy rồi ống hút giấy, bạn là thành viên tích cực của hội Zero Waste nhưng tay bạn vẫn bỏ phiếu cho một người tranh cử chỉ hô hào chuyện xây dựng đất nước giàu mạnh, hoặc đề bạt cho một người thành giám đốc sẵn sàng cắt bỏ kinh phí xây dựng và vận hành bộ lọc nước thải trước khi thải ra môi trường để tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tay chúng ta dính chàm chứ không ai cả.
Huỷ hoại môi trường không chỉ một người làm được và việc cứu lấy nó cần gấp đôi nỗ lực và tất nhiên cũng không từ một người, đã vậy việc phân hoá quyền lực hay cấp bậc trong xã hội loài người rất sâu sắc, hãy nghĩ rộng hơn và trao quyền lực cho đúng người.
Chúng ta kêu gào lên án nạn lao động trẻ em (child labor) diễn ra tràn lan ở các hầm mỏ khai thác Mica ở Ấn Độ rồi lại kêu gọi tẩy chay các sản phẩm mỹ phẩm vì thành phần chứa Mica dưới dạng khoáng của chúng nhưng vấn đề không phải chúng ta có tiếp tục sử dụng nó hay không mà phải thắt chặt việc cấm trẻ em lao động và giảm sự phân hoá giàu nghèo ở Ấn Độ - một đất nước mà khi bạn ở tầng lớp thấp, bạn không hề có quyền đề cập đến nhân quyền.
Nhìn chung, thế giới luôn có xu hướng đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng. Như hàng triệu năm trước, khi loài người chúng ta chưa phát triển, mọi điều kiện xung quanh hỗ trợ loài người phát triển hơn nữa để giữ vai trò cân bằng. Nhưng với hiện tại thì cán cân đang ở một điểm lệch nghiêm trọng, nếu chính chúng ta không làm điều đó, môi trường sẽ tự đào thải.
Superbia - 20/01/2018