Cuộc cách mạng từ gốc rễ cho giáo dục
Trường học của chúng ta giống với việc chăn lợn như thế nào ? Một chiếc máy tính ở khu ổ chuột của Ấn Độ có thể nói gì với chúng ta...
Trường học của chúng ta giống với việc chăn lợn như thế nào ? Một chiếc máy tính ở khu ổ chuột của Ấn Độ có thể nói gì với chúng ta về giáo dục ? Cả một trường học được điều hành bởi những học sinh như thế nào ? Và, hướng đi mới thay thế giáo dục truyền thống là gì ?
1. Giáo dục chính thống được tạo nên bởi nhu cầu của ngành công nghiệp
Bạn đã bao giờ băn khoăn những trường học hiện đại ban đầu được phát triển như thế nào chưa? Vâng, chúng phần lớn sẽ không được mở ra như là một cách để phát triển những tính cách đặc biệt, sự sáng tạo và tài năng của học sinh. Giáo dục thông thường là kết quả của nhu cầu truyền tải kiến thức chuẩn hóa cao tới người trẻ để họ có thể làm việc trong những công ty.
Các trường học hiện đại nổi lên trong quá trình của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ 18 và thế kỉ 19. Trước khoảng thời gian này, chỉ có những người có điều kiện mới được hưởng nền giáo dục chính thống. Tuy nhiên, điều này thay đổi khi cuộc cách mạng công nghiệp trỗi dậy, đòi hỏi những công nhân phải có các kĩ năng cơ bản như đọc, làm toán, hiểu biết thông tin kĩ thuật. Vì vậy, các chính phủ ở phương Tây bắt đầu thiết lập nền giáo dục lớn để sản sinh ra các lực lượng lao động có ích cho nhà máy. Và bởi vì sản phẩm công nghiệ cần dựa trên sự đúng theo một hình thức, sự tuân thủ và quá trình, giáo dục vì vậy cũng dựa trên những tiêu chuẩn đó. Sự thật, trường học được thiết kế giống với các nhà máy.
Cho tới ngày nay, truyền thống đó vẫn tồn tại và đi theo những phong trào về mặt tiêu chuẩn, hướng dẫn để khiến lực lượng lao động quốc gia có thể cạnh tranh với toàn cầu. Cùng thời điểm này, các ngành học STEM khoa học, công nghệ, kĩ sư, toán học được ưu tiên, cho dù thế mạnh và đam mê của học sinh có thế nào.
Nhưng, phong trào về mặt tiêu chuẩn bắt nguồn từ đâu ?
Nó bắt đầu từ những năm 1980, và nổi lên vào những năm 2000, khi một vài nước phương Tây như Mỹ, Anh và Đức đạt kết quả kém trong bài kiểm tra đánh giá cho sinh viên quốc tế PISA. Bị cú sốc từ kết quả đó, chính phủ các nước đó tìm cách để tăng năng lực của học sinh. Nhưng thay vì phục vụ cho nhu cầu của học sinh, họ lại một lần nữa tổ chức giáo dục như một nhà máy năng suất, đặt ra rõ ràng điều mà học sinh của từng cấp bậc nên học và cách để học thế nào, cuối cùng đánh giá khả năng thông qua bài kiểm tra. Ví dụ, lớp 9, tất cả học sinh cần biết về đại số cơ bản và chứng minh khả năng bằng cách làm bài kiểm tra.
2. Một nền giáo dục bị chuẩn hóa quá mức sẽ gây ra vấn đề.
Nếu bạn đưa một thiết bị kĩ thuật mới, chưa được biết đến với một vài người bạn của mình, bạn sẽ thấy rằng mỗi người trong số họ tiếp cận thiết bị đó theo cách khác nhau. Một vài sẽ bắt đầu bằng cách đọc sổ hướng dẫn, trong khi số khác sẽ tìm kiếm trên mạng thông tin hay sẽ bật nó lên rồi chơi với nó. Vấn đề ở chỗ, cho dù những trường học của chúng ta như thế nào, con người không thể bị chuẩn hóa – và giáo dục cũng không nên như vậy.
Từ thí nghiệm nhỏ trên, rõ ràng rằng những người bạn kia không tiếp nhận thông tin theo cách giống nhau, và học sinh cũng vậy. Những học sinh đều được mong chờ để học bằng cách ngồi trong lớp học và nghe cô giáo giải thích sự vật, cho dù điều này có phù hợp với phong cách của chúng hay không.
Không chỉ vậy, không phải tất cả học sinh đều học cùng một cấp độ với tất cả các môn học theo cùng một độ tuổi. Một vài có thể trội hơn về môn toán, nhưng lại gặp khó khăn trong việc đọc, trong khi số khác thì ngược lại. Thậm chí, tất cả những học sinh được hợp lại ở lớp học bởi tuổi của họ, thay vì là trình độ kĩ năng.
Với sự thật này, không ngạc nhiên rằng phong trào về tiêu chuẩn đã thất bại về mặt đầu ra của giáo dục. Một nền giáo dục dựa trên hầu hết là bài kiểm tra sẽ phá hủy sự sáng tạo của học sinh và khiến họ không còn hứng thú. Và những học sinh không hứng thú sẽ học không tốt.
Năm 2012, 17% học sinh tốt nghiệp cấ 3 không thể đọc và viết trôi chảy, và 21% số người từ độ tuổi 18 đến 24 không thể chỉ ra Thái Bình Dương trên bản đồ. Kết quả là họ không có việc làm, bị ở tù, và đào thải ra ngoài xã hội. Thậm chí, học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị thất bại cả ở hệ thống giáo dục hiện đạị, kể cả họ có được bằng đại học, nhưng đó vẫn không phải là một sự bảo đảm để có một công việc.
Vì vậy, rõ ràng, một vài thứ cần được thay đổi.
3. Nông nghiệp hữu cơ được dựa trên các tiêu chí có thể dễ dàng áp dụng vào giáo dục.
Thật dễ dàng để nghĩ về hệ thống giáo dục như là một nhà máy và xem nó như là một trang trại chăn lợn tất cả là về đầu ra. Nếu những con lợn lớn đủ nhanh thì những người nông dân cũng không quan tâm kể cả khi chúng ốm hay trang trại đó đang hủy hoại môi trường.
Và, trong khi những học sinh ngày nay đang được vỗ béo, nền giáo dục chính là tất cả những gì về sản phẩm. Nó quá tập trung vào kết quả các bài kiểm tra và số lượng học sinh tốt nghiệp.
Chúng ta đã thấy hệ thống này thất bại tới mức nào nhưng liệu có gì tốt hơn không
Vâng, chúng ta có thể lấy cảm hứng từ nông trại hữu cơ - thứ dựa trên 4 tiêu chí; sức khỏe, sự sinh thái, sự công bằng và sự quan tâm.
Ví dụ, một hệ thống dựa trên 4 tiêu chí trên được thiết kể để nâng cao đời sống của mọi thứ, kể cả của những chú lợn, những người công nhân và những người tiêu thụ. Nó dựa vào hệ thống sinh thái và hoạt động để hài hòa với chúng. Điều đó có nghĩa rằng thực vật được trồng dựa vào vòng tuần hoàn tự nhiên của sinh học.
Và, bởi vì nông trại hữu cơ được hình thành dựa trên sự công bằng và quan tâm, nó sẽ được chu cấp điều kiện sống tốt cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Khi được áp dụng vào giáo dục, những tiêu chí này hoạt động liên tục. Đó là bởi vì, trong khi những trường học thông thường tập trung vào thành tựu thì những trường học dựa trên phương pháp hữu cơ quan tâm tới sự phát triển tổng thể của học sinh để trở thành một người phát triển cả về thể chất, cảm xúc và trí tuệ.
Nhưng đó không phải tất cả - các trường học dựa trên phương pháp hữu cơ cũng tập trung vào hệ thống sinh thái của cộng đồng trong trường học để phát triển năng lực của mọi học sinh. Trường tiểu học Grange ở Nottingham, Anh Quốc được điều hành giống như một thị trấn bởi các học sinh. Trường có hội đồng, có tạp chí của trường và thậm chí là chợ bán đồ ăn. Bởi vì những học sinh hoạt động ở trường và tương tác với những người khác, họ học được rất nhiều kĩ năng từ kĩ năng xã hội tới toán học.
Hơn nữa, những trường học như vậy công bằng bởi họ đề cao tất cả học sinh, chứ không chỉ riêng những người có khả năng riêng về học thuật. Giáo viên ân cần với học sinh để mang lại những môi trường tốt nhất cho chúng.
Nhưng nếu như bạn là một giáo viên tại một ngôi trường không đi theo hình thức hữu cơ trên, giáo viên có thể làm gì để đảm bảo học sinh vừa học vừa duy trì sự tò mò, sáng tạo của chúng.
4. Những đứa trẻ là người học thuần tự nhiên và vai trò của giáo viên là hướng dẫn cho chúng.
Nếu bạn đi vào một lớp học, bạn có thể sẽ nhìn thấy những học sinh đang chán nản về mọi thứ đang có ở trước mặt chúng. Trong khi cảnh tượng này được coi là bình thường, tuy vậy, nó không nên xảy ra như thế.
Trẻ em rất háo hức để khám phá thế giới đến nỗi mà chúng tóm lấy bất cứ thứ gì mới mẻ mà chúng thấy. Chúng cũng tắm mình trong ngôn ngữ và trở nên thành thạo khi chỉ có 2 hoặc 3 tuổi.
Sự ham học này đi theo suốt thời thơ ấu của trẻ. Điều này được minh chứng bởi Sugata Mitra, giáo sư tại trường đại học Newcastle năm 1999. Khi ông ấy cài đặt cái máy tính trên tường của một khu ổ chuột ở Ấn Độ và quan sát phản ứng của những đứa trẻ với cái máy tính đó. Màn hình máy chỉ hiển thị tiếng anh – ngôn ngữ mà không ai trong số chúng biết tới, tuy nhiên, chỉ sau một vài giờ đồng hồ những đứa trẻ ấy nhận ra cách dùng bàn điều khiển để chơi và nghe nhạc.
Vì vậy, trẻ con có bản năng tò mò và điều này phụ thuộc vào giáo viên để phát triển nó, thay vì giết chết tính tò mò ấy. Người giáo viên giống như người làm vườn, anh không thể kéo những đứa trẻ để chúng tiến lên nhưng anh có thể nuôi dưỡng bản năng của chúng để hướng tới sự phát triển.
Và đây là cách.
Đầu tiên, giáo viên nên để cho học sinh thích thú bằng cách tận dụng sự sáng tạo, tò mò bản năng và sự háo hức để có được những kĩ năng mới của chúng. Một cách để làm đó là hãy xem chúng thích gì. Ví dụ, một vài đứa thích bóng chày sẽ thích môn vật lý nếu như chúng có thể dùng vật lý để tính chính xác cách ném bóng trúng đích. Và sự mong đợi của một giáo viên và mối quan hệ với học sinh là quan trọng bởi vì học sinh sẽ làm việc chăm chỉ hơn nếu cô giáo mà chúng yêu quý mong chờ chúng như vậy. Thêm vào đó, những giáo viên tốt sẽ hiểu rằng những học sinh khác nhau đòi hỏi phương pháp giảng dạy khác nhau. Ví dụ, một huấn luyện viên bóng chày sẽ nhận ra rằng một học trò cần cô ấy diễn cách để ném bóng vào đích thay vì chỉ miêu tả nó. Cuối cùng, giáo viên cần thúc đẩy học sinh có niềm tin vào khả năng của mình bằng cách cho chúng thấy chúng có thể đối mặt với những tình huống khó khăn miễn là chúng giữ được bình tĩnh, tự tin và sáng tạo.
5. Trường học nên đào tạo học sinh theo 8 năng lực cốt lõi, bắt đầu với sự tò mò, sự sáng tạo và tư duy phê phán.
Khi hướng tới giáo dục, điều quan trọng đối với chúng ta là cân nhắc xem cái gì chúng ta thực sự muốn những đứa trẻ học. Cho tới nay, chúng ta vẫn trả lời câu hỏi đó với một danh sách không bao giờ kết thúc của các môn học, từ tiếng Pháp cho tới môn đại số. Nhưng để định hướng học sinh trong cuộc sống, chúng ta cần dạy chúng những năng lực cốt lõi, thay vì chỉ là kiến thức của các môn học.
Bởi vì tương lai là không chắc chắn và sẽ không thể biết được môn học chúng ta dạy học sinh hôm nay có thể giúp chúng trong tương lai hay không. Vì vậy, cách tốt hơn hết là dạy chúng kĩ năng để chúng có thể đối mặt với những thách thức của về xã hội và kinh tế.
Điều này đòi hỏi trường học nên dạy học sinh 8 năng lực cốt lõi. Đầu tiên là sự tò mò, cái mà ai trong chúng ta đều biết học sinh có rất nhiều. Công việc của trường học để phát triển sự tò mò bản năng của trẻ là khích lệ chúng quan sát thế giới và đặt câu hỏi về cái chúng thấy.
Cũng rất quan trọng để phát triển cả sự sáng tạo, hay còn gọi là khả năng hình thành những ý tưởng mới và áp dụng chúng vào thực hành. Từ những phát minh trong ngôn ngữ viết tới sự bùng phát của Internet, tính sáng tạo là trung tâm của tất cả những tiến bộ về văn hóa. Chúng ta cũng cần đối mặt với rất nhiều những vấn đề phức tạp , và chúng nên được giải quyết một cách sáng tạo.
Năng lực cốt lõi thứ ba liên quan tới những thông tin lan rộng đến quá tải mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày – điều mà đòi hỏi khả năng phân biệt những tin tức từ các ý kiến và thông tin thích hợp với những thứ xáo rỗng. Vì vậy, điều quan trọng là dạy học sinh biết tư duy phê phán, hay nhu cầu để đặt câu hỏi cho những thông tin chúng thấy và từ đó rút ra kết luận riêng.
6. 5 năng lực cốt lõi cuối cùng giúp học sinh trở thành công dân tốt hơn.
Chúng ta mong chờ và xứng đáng học được nhiều điều từ trường học. Trường học phục vụ bốn chức năng chính.
Thứ nhất, trường học giúp mỗi cá nhân vun đắp tài năng riêng của chúng. Thứ hai, trường học đẩy mạnh kinh tế bằng cách sản sinh ra lực lượng lao động sáng tạo, có năng lực tốt. Thứ ba, trường học giúp học sinh hiểu và đánh giá cao văn hóa của đất nước. Cuối cùng, trường học cũng có nhiệm vụ tạo ra những công dân am hiểu và quan tâm tới chính trị.
Nhưng học sinh sẽ không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn đó nếu không có những năng lực cốt lõi. Vì vậy, đây là nơi mà khả năng giao tiếp được thực hành. Trên tất cả, khả năng để bày tỏ bản thân là chìa khóa, nó bao gồm khả năng nói rõ ràng, tự tin trước công chúng và truyền tải thông tin thông qua những phương tiện như nghệ thuật, âm nhạc.
Bên cạnh đó, học sinh cũng cần khả năng hợp tác, không chỉ là cạnh tranh. Đó là lí do vì sao những trường học tốt có học sinh làm việc trong các dự án theo nhóm – nơi họ học cách tổ chức, thương lượng và giải quyết xung đột.
Một năng lực cốt lõi khác học sinh cần có đó là lòng trắc ẩn. hay khả năng có thể thấu hiểu cảm giác của người khác. Một đứa trẻ có lòng trắc ẩn sẽ không bắt nạt bạn khác bởi vì anh ấy biết rằng sẽ thật tồi tệ khi bị bắt nạt và cũng không muốn mình hay bất kể ai đó chịu cảm giác ấy.
Thêm một điều quan trọng nữa là dạy học sinh có sự bình tĩnh bằng các bài thiền hay các bài tập về tâm trí để giúp chúng kết nối với những cảm giác của mình và phát triển được sự cân bằng bên trong.
Cuối cùng, trong khi các trường học thông thường có thể dạy về những khía cạnh lí thuyết của chính trị như một buổi bầu cử hoạt động như thế nào thì cái thực sự quan trọng là dạy học sinh về quyền công dân. Làm như vậy sẽ giúp học sinh chống lại được những định kiến, bất công và dùng chính trị để làm lợi cho cộng đồng. Đó chính xác là ý tưởng tại trường tiểu học Grange, nơi học sinh điều hành chính hội đồng của thị trấn của chúng.
7. Mọi người có thể đóng góp để phát triển trường học của chúng ta.
Giáo dục không chỉ là trường học, giáo viên và học sinh. Về bản chất, một người hiệu trưởng của trường học rất quan trọng trong việc hình thành nên môi trường học.
Những hiệu trưởng sáng tạo không chỉ quản lí trường học, họ lãnh đạo với một tầm nhìn và tìm kiếm những con đường mới để phát triển trường học của họ. Richard Gerver là một ví dụ. Khi ông ấy trở thành hiệu trưởng của trường tiểu học Grange, ông ấy thực sự có tầm nhìn và nó bắt đầu bằng việc biến trường học thành Grangeton, một thị trấn kiểu mẫu được hoạt động bởi những học sinh. Ông ấy muốn những học sinh của mình học qua các hoạt động thực tế.
Vì vậy, tầm nhìn của một hiệu trưởng có thể tạo ra một mục đích được chia sẻ. Mọi người trong cộng đồng trường học sẽ cảm thấy rằng những hành động hàng ngày của họ đang góp phần vào một mục đích lớn hơn. Hơn nữa, những hiệu trưởng tốt cũng sẽ làm việc chăm chỉ để mời mọi người trong trường chia sẻ ý tưởng nhằm giúp xây dựng cộng đồng và khiến họ thấy rằng họ có ích.
Tuy vậy, người hiệu trưởng không chỉ là người hình thành nên tầm nhìn của giáo dục, người hoạch định chính sách cũng có thể phát triển trường học. Thưc tế, trường học có thể được cải tiến thậm chí cả ở trong phạm vi hạn hẹp của các cấu trúc chính trị hiện tại. Người hoạch định chính sách cần phối hợp với trường học và cộng đồng. Và tất nhiên là họ cũng cần mang tới cho mỗi trường học sự tự do và nguồn tài nguyên để bản thân trường đó có thể tự thay đổi.
Ví dụ, học sinh ở South Carolina bị tụt lại phía sau bình quân cả nước về trình độ đọc và làm toán, với ¼ số học sinh không tốt nghiệp trường cấp 3 trong vòng 4 năm. Năm 2012, một nhóm những người làm giáo dục đã liên lạc với ban giáo dục tiểu bang để được giúp đỡ.
Họ đã hỏi những người trong cộng đồng như giáo viên, phụ huynh, quan chức thành phố, … về cách để thay đổi những ngôi trường. Rất nhiều người đóng góp ý tưởng và đồng ý về một danh sách các cách để cải tiến giáo dục hiện đang được đưa ra trong toàn tiểu bang. Kiểu hợp tác diện rộng này rất quan trọng nếu chúng ta mong muốn thay đổi trường học.
Lời kết
Giáo dục thông thường chú trọng nhiều vào kết quả, và nó không thực sự hiệu quả. Trên tất cả, con người là những cá nhân, và những phương pháp giảng dạy cũng nên được cá nhân hóa. Chúng ta cần một hệ thống giáo dục mà thúc đẩy sự tò mò bản năng và những kĩ năng của từng đứa trẻ.
Bài học rút ra
Hãy để những học sinh dạy lẫn nhau. Học sinh học được từ nhau rất nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, những người bạn mà họ dạy lại cho mình chỉ mới học các kỹ năng mà họ đang dạy như là cách để họ nhớ lại những gì khó về chúng. Vì vậy, lần tiếp theo nếu bạn đang cố gắng dạy cho ai đó về một chủ đề khó, hãy thử ủy nhiệm cho một người gần đây mới làm chủ được chủ đề ấy.
Nguồn: Blinkist. Sách Creative Schools của Ken Robinson và Lou Aronica
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất