Cuộc cách mạng của Emoji
Bộ Emoji của FaceBook Ngày nay, việc giao tiếp trên thiết bị số hóa không chỉ dừng lại ở việc gửi tin nhắn mà chúng ta có thể kết...
Ngày nay, việc giao tiếp trên thiết bị số hóa không chỉ dừng lại ở việc gửi tin nhắn mà chúng ta có thể kết hợp giữa từ ngữ, biểu tượng cảm xúc, ảnh động, nhãn dán và cả những bức ảnh chế cực kỳ xoắn não.
Nhắn tin cũng giống như cách chúng ta nói chuyện, nó không câu lệ sự chặt chẽ. Khi nhắn tin, nhiều người thậm chí còn không thèm viết hoa hay chấm câu đúng cấu trúc ngữ pháp. Nhưng chỉ nhắn tin bằng chữ thì sẽ không thể biểu đạt được nét mặt, cao độ của giọng nói để đối phương biết cảm xúc của người nói trong cuộc hội thoại.
Từ đó, emoji ra đời với nhiều cách sử dụng khác nhau nhằm giúp mọi người biểu lộ được trạng thái cảm xúc khi nói dễ dàng hơn.
Sự ra đời
Trước khi có emoji, các biểu tượng cảm xúc đã xuất hiện từ khoảng 40 năm trước. Mãi đến cách đây 20 năm thì emoji mới xuất hiện... Trong khi đó, viết lách đã xuất hiện từ 80 đến 150 nghìn năm trước đây.
Emoji xuất hiện ở Nhật năm 1999, e (hình ảnh) + moji (tính cách) = emoji. Khi đó, emoji được 3 hãng điện thoại nổi tiếng của Nhật (Docomo, KDDI, Softbank) tích hợp sẵn vào thiết bị di động của họ.
Khi các công ty lớn như Apple, Microsoft, Google bắt đầu nhận ra sự thích thú của người dùng với emoji, họ bắt đầu tự phát triển emoji cho riêng mình.
Cách Unicode quản lý emoji
Từ năm 2010, Unicode bắt đầu chấp nhận các đề xuất hàng năm cho các emoji mới. Bất cứ ai cũng có thể nộp ý tưởng, và phải nêu lý do làm sao và tại sao người dùng sử dụng chúng. Có thể mất tới 2 năm để xử lý xong các đề xuất này.
Trong vòng 10 năm, số lượng emoji tăng từ 500 tới 300 cái do đó Unicode đã tạo ra tiêu chuẩn chung để các công ty khác phát triển emoji mới dựa trên những định nghĩa của họ.
Nhờ vào hệ thống mã hóa Unicode, các emoji được tiêu chuẩn hóa và giúp các công ty không phải tự xây dựng tiêu chuẩn riêng cho bộ emoji của mình nữa. Mỗi đơn vị sẽ thiết kế theo phong cách riêng tùy thuộc vào cách họ nghiên cứu người dùng của mình và đưa ra emoji phù hợp.
Emoji tại Google
6 tỉ emoji được gửi mỗi ngày, do đó công việc thiết kế emoji không chỉ là cách các đơn vị thiết kế chứng minh họ thông minh như thế nào, emoji là thứ thuộc về tất cả mọi người.
Thiết kế emoji ở Google trải qua 5 bước:
1. Đọc các đề xuất về emoji và đối chứng với tham khảo của Unicode.
2. Trao đổi với chuyên gia về các chủ đề.
3. Cân nhắc các cách mà emoji được sử dụng trong từng ngữ cảnh.
4. Tưởng tượng cách mà các emoji được sử dụng kết hợp với emoji khác.
5. Dự đoán những emoji mà bên khác có thể làm hoặc không làm.
Dựa vào quy trình sản xuất, có thể thấy rằng emoji cần được thiết kế cực kỳ tỉ mỉ và dựa vào những ngữ cảnh cụ thể. Cùng một emoji nhưng khi hiển thị ở những môi trường khác nhau, tạo ra bởi các đơn vị khác nhau có thể khiến người dùng hiểm lầm ý nghĩa của câu thoại. Việc này trở nên phức tạp hơn khi một emoji còn có thể được chủ định sử dụng vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, với những ý nghĩa khác nhau.
Emoji trong đời sống
Có tới 71% các phiên làm việc trên Gboard chứa emoji đi kèm từ ngữ.
Phần thú vị nhất khi nói về emoji có lẽ là xem, nghe cách mọi người sử dụng emoji hàng ngày. Ví dụ như Damien Correll — designer tại Google thường dùng 🐘👞 khi nói chuyện với vợ vì khi phát âm "elephant shoe", cơ miệng biểu đạt giống "i love you".
Bạn gái của tác giả, thường dùng 🤸♀️🕳️ khi muốn nói rằng cô ta đang bên bờ vực của việc chán nản. Có người thì dùng 👀✌️👀 để ám chỉ "eye to eye".
Cùng một emoji nhưng khi nằm ở các môi trường hiển thị khác nhau thì sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau:
Hình bên trên mô tả việc bận rộn, nhưng hình bên dưới lại khiến người đọc nghĩ rằng cô gái này muốn được đi ăn bạch tuộc.
Hình bên trên mô tả việc bận rộn, nhưng hình bên dưới lại khiến người đọc nghĩ rằng cô gái này muốn được đi ăn bạch tuộc.
Một emoji nhưng lại có thể dùng ở những ngữ cảnh khác nhau.
Hình bên trên mô tả sự vất vả khi đạt được một thứ gì đó, còn hình bên dưới thì lại mô tả sự bực tức của người nói.
Hình bên trên mô tả sự vất vả khi đạt được một thứ gì đó, còn hình bên dưới thì lại mô tả sự bực tức của người nói.
Kết lại bằng câu nói của Carl Jung: "Sự cô đơn không đến từ việc không có ai bên cạnh, mà là từ việc không thể trao đổi những thứ quan trọng với bạn." Giờ đây, chúng ta đã có nhiều cách để giao tiếp với nhau hơn!
Nguồn: "Take to me: The Evolution of Emoji" - Jennifer Daniel, Google Design Magazine.
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất