Vì sao lại phi lý và giảm nhẹ sự ra đi quái gở của những người phụ nữ tuyệt trần như thế? Cách này khác nào xem nhẹ trí thông minh của họ và làm tăng thêm phân biệt giới?
Cảm giác khó hiểu đi kèm ức chế khi họ lần lượt ngã rạp xuống thành đống thịt trước một gã mù dù hắn dửng dưng lộ nguyên hình, họ đã thừa biết nhưng vẫn si mê bởi hắn.
Blind Beast (1969)
Blind Beast (1969)
Thứ bùa mê mà tác giả cố tình phớt lờ không buồn giải thích này khiến độc giả như tôi lao mắt trong điên cuồng tìm kiếm giải trình thích đáng, nhưng đố ai tìm thấy một câu từ nào rõ ràng để kết luận.
Thay vào đó, Ranpo từ tốn dắt díu đoàn người đọc câu chuyện kỳ dị của mình như thưởng thức tuần tự một triển lãm của xác thịt, rải chân tay dọc phố rồi tất cả được chiêm ngưỡng ý nghĩa thực chẳng dính dáng gì đến sống-chết mà lại là nghệ thuật!
Nó móc nối một tâm tư sầu kín mà nhức nhối hơn, thiết tha mời gọi người ta bằng tên sát nhân quái gở để rồi trình ra ước mong dung hòa nhiều cách thức cảm thụ nghệ thuật hơn chỉ đôi mắt trô trố nhòm vào, lướt đi và quên lẵng đi ít lâu sau.
Tác phẩm này là một ví dụ cực kì gần gũi về vẻ đẹp của xúc giác. Chúng ta nên chấp nhận đây là một hình thức của nghệ thuật.
Thật tốt khi nhìn thấy nghệ thuật đã bước từng bước rộng dài để gần gũi hơn với người xem, việc tiếp cận và tham dự những triển lãm vài năm gần đây cũng lên xu hướng liên tục. Người ta đến đó, không chỉ cố nheo mắt nhìn vật thể được xiềng xích trong hàng tá lớp bảo vệ, lồng kính và dây nhợ như trong câu chuyện mà các tương tác sống động hơn, sử dụng tay, chân, mũi, tai, miệng để cảm nhận chúng.
Một nỗi trăn trở của thế kỷ trước giờ đây đang được hồi đáp mạnh mẽ như thế. Không gói gọn trong văn học mà nỗi lo này càng minh chứng cho suy nghĩ tiến bộ và không ngừng đau đáu của Ranpo dành cho nghệ thuật nói riêng và làm sao để đời sống con người chúng ta trở nên hấp dẫn như miếng thịt thơm mướt mát lành chỉ chực muốn kề cận mãi, phải dùng hết sức bình sinh mà khám phá từng ngóc ngách của kiếp sống hữu hạn bằng mọi giác quan.
Chúng ta có thói quen đánh giá mọi thứ bằng thị giác, từ hành tung đến đường nét trên người mà quên bẵng đi những dấu hiệu khác mà chỉ tiếp xúc đủ lâu bằng nhiều giác quan mới đưa ra cảm nhận sơ về người đó, vả chăng đây là một trong những điểm yếu nhất của người? Một người mù thì có thể làm gì chứ? Có lẽ sau khi đọc “Con thú mù” bạn phải suy nghĩ lại rồi nhỉ.