Chả là hôm xưa tớ có săn le vào trả lời bình luận của bạn Một Cốc Muối trong bài viết "Từ văn hoá YouTube tới thị hiếu của người Việt" của bạn Steven Lee. Sau đó tớ ngồi đợi cả ngày, dài mỏ ra chả thấy cái thông báo up topppp nào, thiết nghĩ "Mình nhạt vãi chưởng sao? Cũng đầu tư phết cơ mà, tổn thương sâu sắcccc". Thế là tớ lại săn le vào kiểm tra thì hóa ra lỗi mạng, cái bình luận "chất lừ" (ahihi) của tớ chẳng cánh mà bốc hơi vào không gian vô tận. Nghĩ bực, nay dành cả buổi tối ngồi viết hẳn 1 bài (cũng gọi là tổng hợp kiến thức một thể) về Nội dung số (Digital Content) nhé ^^!
Nguồn: Internet

Khái niệm

Cách hiểu đơn giản nhất về nội dung số đó là: Bất cứ nội dung nào được chuyển đổi thành số (Digital) thì được gọi là nội dung số. Tức,  “Công nghiệp nội dung số đơn giản là nội dung cộng với công nghệ số” (Cục Phát triển CNTT Hàn Quốc).  
Còn ở Việt Nam tồn tại khái niệm dài hơn, “Công nghiệp nội dung số (DCI) là ngành giao thoa giữa 3 nhóm ngành: CNTT, viễn thông và ngành sản xuất nội dung. Công nghiệp nội dung số là ngành thiết kế, sản xuất, xuất bản, lưu trữ, phân phối, phát hành các sản phẩm nội dung số và dịch vụ liên quan. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực như: tra cứu thông tin, dữ liệu số, giải trí số, nội dung giáo dục trực tuyến, học tập điện tử, thư viện và bảo tàng số, phát triển nội dung cho mạng di động, giải trí số (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), thương mại điện tử…" (Bộ Bưu chính Viễn thông) - dài vãi linh hồn, đọc xong từ cuối thì quên từ ban đầu :D 

Các loại hình

Mỗi cách tiếp cận sẽ có mỗi kiểu phân loại khác nhau, kiểu to tướng nhất thì là: Giải trí và Phi giải trí. Cụ thể hơn thì là dư lày:

Digital Content Industry Ecosystem

Thì cái hệ sinh thái này gồm 4 stakeholders chính: 
4 ông này tác động qua lại rồi có một vài hiệu ứng nảy nở :3 (tớ không bàn sâu về chuyện này).
ở đây có một cái hay là chỉ số trưởng thành của hệ sinh thái (Ecosystem maturity index) do PwC đưa ra trong một báo cáo của mình. Nó có 4 bậc rõ ràng như này:
Chả là Việt Nam còn đang là một đứa trẻ lõm chõm bước lên nấc thang thứ nhất để lên thiên đường. Mà cái bậc thang này muốn phát triển được chủ yếu là do nguồn cung. Tức các nhà cung cấp cung cấp các thể loại nội dung, freestyle với chi phí là miễn phí mục đích cốt yếu là lôi kéo người dùng lên mạng, sử dụng cái nội dung đó. Mà các nội dung chính thúc đẩy người dùng lúc này là thông tin và giải trí, nhưng cũng có các yếu tố thúc đẩy phụ khác bao gồm các tiện ích, chẳng hạn như các dịch vụ của chính phủ điện tử. 
Thế cho nên là kết luận của tớ, chả phải là bênh đâu, dù mấy kênh youtube có nội dung như nào mà có nhiều người xem :D thì cũng có lợi ích là để tăng cái tỷ lệ Internet penetration của Việt Nam - một yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy cả cái ngành công nghiệp nội dung số phát triển. Xong sau đó là cả cái chỉ số Digital Maturity =)). Mà các cậu chả biết Digital bây giờ là một xu hướng tất yếu?
Nói đi nói lại thì đương nhiên cái gì cũng có 2 mặt, thúc đẩy phát triển nhưng theo khuynh hướng nào? Người cung cấp nội dung có khôn khéo mới tạo ra được các sản phẩm đánh đúng vào thị hiếu người dùng (mục đích thích kiếm tiền thôi). Còn người dùng khôn khéo thì họ sẽ phải tự biết lựa chọn loại nội dung nào phù hợp và mang lại giá trị lợi ích lâu dài cho họ. Cái này thì khó can thiệp ghê, nó nằm ở văn hóa, cách tư duy, tư tưởng rồi ~~
Tuy nhiên cũng phải lật mặt một lần nữa, tớ xem các kênh "nhảm ruồi" thì không có nghĩa là tớ sẽ không quan tâm đến các kênh "trí thức" đầy mình và ngược lại. Cả 1 hệ sinh thái, có các chuỗi giá trị cũng như các mắt xích dù xấu tốt cũng cần tồn tại để những mắt xích khác tồn tại.